G7, EU và Australia đã đồng ý hạn chế giá xuất khẩu dầu của Nga ở mức 60 USD/thùng. Hình ảnh tàu chở dầu ở eo biển Bosphorus. (Nguồn: Cyprus Mail) |
TS. Charles Ellinas, thành viên cao cấp tại Trung tâm Năng lượng toàn cầu của Hội đồng Đại Tây Dương, có trụ sở tại Mỹ dẫn bình luận của Bloomberg khi đăng tải bài viết liên quan đến vấn đề áp trần giá dầu Nga trên trang Cyprus Mail.
Mức giá trần "gần như không được chú ý"
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia đã đồng ý hạn chế giá xuất khẩu dầu của Nga ở mức 60 USD/thùng. Mức trần này có hiệu lực vào ngày 5/12, cùng ngày EU áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Moscow được vận chuyển bằng đường biển.
Phản ứng trước các biện pháp của phương Tây nhằm làm giảm nguồn thu từ dầu mỏ, Tổng thống Putin đã cảnh báo rằng, Nga sẽ ngừng xuất khẩu dầu cho các quốc gia áp dụng mức trần. Quan điểm của Moscow là sẽ bán dầu và các sản phẩm từ dầu cho những quốc gia hợp tác với nước này theo các điều kiện thị trường, ngay cả khi phải giảm sản lượng.
Nga-nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới-đã xuất khẩu phần lớn dầu sang Ấn Độ, Trung Quốc và các nước châu Á, với giá thấp hơn khoảng 1/3 so với giá dầu Brent, ở mức khoảng 50-55 USD/thùng.
TS. Charles Ellinas nhận định, áp trần ở mức 60 USD/thùng không thể tác động nhiều đến tài chính của Nga. Mức giá này sẽ “gần như không được chú ý” bởi 60 USD là mức rất gần giá dầu Nga đang bán trên thị trường. Chi phí sản xuất dầu của Nga dao động trong khoảng 30-40 USD/thùng.
Tuy nhiên, mức trần có thể khiến Nga không được hưởng lợi nếu giá dầu đột ngột tăng.
Tin liên quan |
Áp trần giá dầu Nga: 'Túi tiền' Moscow khó hao hụt nhưng việc bán hàng sẽ 'tốn kém và cồng kềnh' |
TS. Charles Ellinas nhận thấy, lệnh cấm vận dầu mỏ qua đường biển của EU là sự can thiệp lớn nhất vào dòng chảy dầu mỏ của thế giới trong nhiều thập niên và không ai biết chính xác điều gì sẽ xảy ra.
Những người tham gia thị trường, bao gồm người mua, nhà máy lọc dầu, thương nhân và ngành vận chuyển dự đoán rằng, các quy định mới có thể được thực hiện một cách hiệu quả.
Các chính trị gia cũng thừa nhận, các lệnh trừng phạt sẽ không hoàn hảo, nhưng quan điểm của họ là bất kỳ sự giảm sút nào trong doanh thu dầu mỏ của Nga đều là một chiến thắng cho phương Tây.
Mục đích của việc áp trần giá dầu Nga là để hạn chế lợi nhuận của quốc gia này, trong khi vẫn giữ "dòng chảy" dầu vào nền kinh tế toàn cầu.
EU cũng áp đặt các hạn chế bổ sung đối với các công ty bảo hiểm và các công ty khác trong quá trình vận chuyển dầu Nga. Những khách hàng chỉ có thể giao dịch mua dầu Nga với mức giá bằng hoặc thấp hơn giá trần.
Hầu hết các công ty bảo hiểm đều có trụ sở tại EU hoặc Vương quốc Anh. Dự kiến, tất cả những công ty này sẽ áp dụng mức giá trần.
Thành viên cao cấp tại Trung tâm Năng lượng toàn cầu của Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng, khó khăn với Moscow sẽ tăng lên sau ngày 5/2 khi lệnh cấm vận hoàn toàn áp dụng cho việc vận chuyển các sản phẩm từ dầu mỏ của Nga bằng đường biển có hiệu lực.
Giá dầu sẽ tăng?
Giá dầu đã giảm đáng kể trong tuần trước, chủ yếu do lo ngại rằng, suy thoái kinh tế đang làm suy yếu nhu cầu.
Bên cạnh đó, những lo ngại về việc tăng lãi suất ở Mỹ, đang ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường dầu mỏ thế giới. Dự trữ dầu của Mỹ tăng nhiều hơn dự kiến làm dấy lên lo ngại về nhu cầu trên thị trường, vốn đã lo lắng về một nền kinh tế không chắc chắn.
Ngoài ra, các nhà đầu tư thận trọng trước cảnh báo suy thoái kinh tế và triển vọng tăng lãi suất tiếp theo ở châu Âu và Mỹ vào năm 2023. Điều này sẽ tác động đến việc sử dụng năng lượng.
Nhưng theo TS. Charles Ellinas, tất cả những điều này có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự đoán rằng, sản lượng và xuất khẩu dầu của Nga sẽ giảm 1-2 triệu thùng/năm do giới hạn giá và lệnh cấm vận.
Trong một diễn biến khác, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh, còn gọi là OPEC+ đã quyết định duy trì các mục tiêu sản lượng dầu giảm đã công bố vào tháng 10. Cụ thể, OPEC+ tuyên bố cắt giảm hạn ngạch sản xuất 2 triệu thùng mỗi ngày (tương đương với khoảng 2% nguồn cung toàn cầu).
Như vậy, nguồn cung dầu cho các thị trường vào đầu năm 2023 dự kiến sẽ ở dưới mức bình thường. Điều này sẽ khiến dầu tăng giá.
Nhu cầu có thể giảm nếu châu Âu hoặc Mỹ rơi vào suy thoái nghiêm trọng, nhưng điều này sẽ được bù đắp bởi nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc, khi quốc gia này phục hồi hậu Covid-19. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, vì vậy sự phục hồi của nền kinh tế nước này có thể có tác động lớn hơn đến giá dầu so với việc hạn chế dầu của Nga.
TS. Charles Ellinas dự đoán, vào đầu năm 2023, giá sẽ bắt đầu tăng và có thể quay trở lại mức 100 USD/thùng.
| EU quyết tâm 'bỏ đói' doanh thu dầu của Nga, Tổng thống Putin vẫn có rất nhiều tiền mặt Theo trang Bloomberg, giá trần dầu Nga của Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia ... |
| Việc phương Tây áp giá trần đối với dầu Nga có thể nhanh chóng làm giảm nhu cầu, kéo theo giá bán giảm. Tuy nhiên, ... |
| Nga: Mỹ tìm cách đẩy Moscow vào tình trạng vỡ nợ Ngày 9/12, hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng, Mỹ đang tìm cách cắt giảm doanh ... |
| Tổng thống Nga: Áp trần giá dầu là 'quyết định ngu ngốc', Moscow sẽ trả đũa trong những ngày tới Ngày 9/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo, nước này có thể giảm sản lượng dầu để đáp trả việc các nước phương Tây ... |
| Với các chính sách giá trần và cấm vận đang và sẽ được áp dụng với dầu Nga, cùng sự không chắc chắn về sự ... |