LNG từ Mỹ cũng giúp các nước châu Âu xây dựng kho dự trữ khí đốt dồi dào, chuẩn bị cho mùa Đông năm 2023. (nguồn: WSJ) |
Năm ngoái, Điện Kremlin đã cắt giảm , khi khu vực này
Ngay sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã công bố một hiệp ước chiến lược, theo đó các công ty EU sẽ tăng nhập khẩu LNG từ Mỹ.
Các chuyên gia ước tính, thời gian qua, những lô hàng LNG lên đến 40 triệu tấn đã giúp châu Âu giảm bớt tình trạng thiếu nguồn cung. LNG từ Mỹ cũng giúp các quốc gia trong khu vực này xây dựng kho dự trữ khí đốt dồi dào, chuẩn bị cho mùa Đông năm 2023.
Các bồn chứa khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại một nhà ga ở Đông Nam nước Anh. (Nguồn: CNN) |
Trung Quốc đang cạnh tranh với châu Âu để ký kết các thỏa thuận cung cấp dài hạn với các nhà phát triển và xuất khẩu LNG của Mỹ. Mới đây, nhà xuất khẩu LNG của Mỹ Cheniere đã ký hợp đồng hơn 20 năm với ENN của Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg cũng dẫn nguồn thạo tin cho biết, chính phủ Trung Quốc đang hậu thuẫn nỗ lực của các công ty quốc doanh ký hợp đồng mua khí đốt dài hạn, song song với đầu tư vào các cơ sở xuất khẩu khí đốt. Đây là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm củng cố an ninh năng lượng đến giữa thế kỷ này.
Ông Toby Copson, Giám đốc toàn cầu về giao dịch và tư vấn của công ty Trident LNG ở Thượng Hải cho rằng: “An ninh năng lượng luôn là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Việc chuẩn bị trước nguồn cung dồi dào cho phép họ quản lý sự biến động của thị trường năng lượng trong tương lai. Tôi cho rằng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới còn tiếp tục đi theo hướng này”.
Những nỗ lực giành thỏa thuận mua khí đốt của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ hậu thuẫn các dự án xuất khẩu khí đốt trên toàn cầu, tăng cường vai trò của loại nhiên liệu vận chuyển bằng đường biển này trong cơ cấu năng lượng của thế giới.
Khi các nhà cung cấp chuyển sang thu hút các nhà nhập khẩu Trung Quốc, ảnh hưởng của Bắc Kinh trên thị trường sẽ tăng lên.
Vấn đề thiếu than - nhiên liệu chính để sản xuất điện của đất nước tỷ dân - đã gây ra tình trạng cắt điện trên diện rộng đối với các nhà máy ở trong nước một thời gian ngắn vào năm 2021, trong khi sản lượng thủy điện giảm đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt vào năm 2022, khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Phản ứng lại tình trạng này, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng công suất khai thác than và sản lượng than đã tăng lên mức kỷ lục, giữ cho các kho chứa luôn có đủ hàng và giúp giảm nhập khẩu than trong năm ngoái.
Giờ đây, các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh muốn làm điều tương tự với khí đốt. Theo giới thạo tin, Bắc Kinh đang thúc đẩy các công ty năng lượng lớn trong nước tăng sản lượng khí đốt trong nước, cắt giảm chi phí khoan tìm để tăng khả năng tự cung tự cấp.
Bloomberg cho hay: "Đây là cái nhìn dài hạn để Trung Quốc tránh lặp lại tình trạng khan hiếm năng lượng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế".
'Truất ngôi' USD dầu mỏ?
etrodollar (tức mua bán dầu bằng USD)