Khủng hoảng năng lượng tác động mạnh đến kinh tế châu Âu. Hình ảnh kho lưu trữ khí đốt Reckrod ở Eiterfeld, Đức hồi tháng 7. (Nguồn: AP) |
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã khiến giá năng lượng tăng vọt, từ đó đẩy tỷ lệ lạm phát lên cao và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuần trước, Ủy ban châu Âu (EC) dự báo, kinh tế Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 quốc gia sẽ rơi vào suy thoái trong mùa Đông này. Khối này là một trong những nền kinh tế tiên tiến dễ bị ảnh hưởng nhất trước tác động của cuộc khủng hoảng.
EC cho biết, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong nửa đầu năm nay sẽ nâng mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế nói chung trong năm 2022 lên 3,3% ở EU, cao hơn mức dự kiến 2,7% trong Dự báo tạm thời mùa Hè.
Tuy nhiên, cơ quan này nhận định, "triển vọng tăng trưởng năm 2023 yếu hơn đáng kể và lạm phát cao hơn" so với dự báo trước đó, chủ yếu do xung đột ở Ukraine và giá năng lượng tăng vọt.
Cũng theo các nhà phân tích, khủng hoảng năng lượng chắc chắn sẽ còn tồn tại cho đến khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine được giải quyết.
Nhà kinh tế Alessandro Marangoni, Giám đốc tổ chức tư vấn Irex Monitor (Italy) nhận thấy, chi phí năng lượng sẽ bắt đầu ổn định nếu xung đột ở Ukraine có tín hiệu kết thúc.
| Ngày 15/11, báo cáo cập nhật theo ngày của Cơ quan mạng lưới Liên bang (Đức) cho biết, tổng dự trữ khí đốt của nước ... |
| Tổng thống nước chủ nhà Indonesia Widodo nỗ lực kêu gọi các đối tác phương Tây, giảm nhẹ chỉ trích Nga về chiến dịch quân ... |
| Ngày 14/11, thông báo của Công ty Nord Stream AG cho hay, công ty này đã được Cơ quan dữ liệu địa lý Đan Mạch ... |
| Các bến du thuyền tại Dubai, hành lang ngoại giao ở Thổ Nhĩ Kỳ và những mỏ dầu của Saudi Arabia đang được hưởng lợi ... |
| Ngày 14/11, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng, việc chấm dứt xung đột ở Ukraine là cách tốt nhất để giải quyết ... |