Khủng hoảng người tị nạn Haiti: Bài toán khó của Washington

Hà Nam
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thời gian qua đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích với quyết định trục xuất người tị nạn Haiti tập trung dọc biên giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Việc các quốc gia trục xuất người xin tị nạn trở lại nơi họ có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm là một hành động không phù hợp về cả nghĩa vụ đạo đức cũng như pháp lý trong quan hệ quốc tế. Đó là lý do chính khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích khi ông quyết định thực hiện điều này với người di cư từ Haiti.

Thực chất, đây là vấn đề không có gì mới mẻ với Washington. Ông Biden cũng chỉ là một trong rất nhiều đời Tổng thống Mỹ phải đối mặt với sự phẫn nộ từ phía dư luận trong việc giải quyết “bài toán khó” này.

Chính phủ Mỹ đã trục xuất hàng loạt người tị nạn Haiti
Thời gian qua, chính phủ Mỹ đã trục xuất hàng nghìn người tị nạn Haiti ở khu vực biên giới Mỹ-Mexico. (Nguồn: Getty)

"Giấc mơ Mỹ" đầy chông gai

Haiti, quốc đảo ở vùng Caribbean thường xuyên phải đối mặt với các thảm họa thiên tai và tình hình an ninh bất ổn từ thập niên 70 của thế kỷ 20 cho tới nay. Do đó, trong thời gian này, liên tiếp cho những làn sóng di cư từ Haiti và điểm đến mơ ước luôn là Mỹ.

Năm 1991, khi giới quân sự dẫn đầu bởi tướng Raoul Cedras tiến hành lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Jean Bertrand Aristide, hàng ngàn người dân Haiti đã tháo chạy khỏi đất nước trên những con tàu hướng về bờ biển nước Mỹ.

Người đứng đầu Nhà Trắng khi đó là Tổng thống George H. W. Bush đã không cho phép người tị nạn Haiti cập bờ. Thay vào đó, ông đã ra lệnh cho lực lượng tuần duyên tiếp cận và hộ tống đoàn thuyền tới một trại tập trung nằm trong khu căn cứ quân sự của nước này ở đảo Guantanamo.

Tại trại tập trung Guantanamo, hơn 12.000 người Haiti đã được Cơ quan Di trú và Nhập tịch (INS) tiến hành phỏng vấn để cung cấp quy chế tị nạn. Tuy nhiên, chỉ có vỏn vẹn 300 trường hợp được cấp giấy phép tị nạn, trong khi hầu hết số người còn lại đều được phân loại vào nhóm người di cư nhằm mục đích kinh tế và buộc phải lên máy bay để trở về Haiti.

Trớ trêu thay, sau quá trình kiểm tra y tế, hầu hết số người này lại có kết quả dương tính với HIV/AIDS. Do quốc hội Mỹ đã thông qua lệnh cấm nhập cảnh đối với các trường hợp nhiễm HIV vào năm 1987, nhóm người tị nạn này sau đó đã không được phép đặt chân lên đất Mỹ.

Thế nhưng, việc gửi trả các trường hợp này về Haiti cũng sẽ là một hành động vi phạm các điều khoản của Đạo luật về người tị nạn của Mỹ năm 1980, cũng như Công ước về vị thế người tị nạn năm 1951 mà Washington đã phê chuẩn. Vì vậy, 300 người này vẫn phải tiếp tục ở lại trong trại tập trung.

Điều kiện sống trong khu trại vốn đã nghèo nàn nay lại ngày càng xuống cấp, dẫn tới việc nhiều trường hợp nảy sinh ý định tự tử hoặc tuyệt thực dài ngày để phản đối, trong khi một số khác miễn cưỡng xin được hồi hương.

Sau đó, Tổng thống Bill Clinton tiếp tục “dội gáo nước lạnh” vào hy vọng của người tị nạn Haiti khi quyết định không đảo ngược chính sách nhập cư của người tiền nhiệm, cho dù đã từng lên tiếng phản đối các trại tập trung trong chiến dịch tranh cử của mình.

Những nỗ lực đấu tranh chỉ thực sự đưa tới kết quả vào tháng 7/1993, khi thẩm phán Sterling Johnson - người từng mô tả trại tập trung tại Guantanamo như một “nhà tù HIV” - chính thức đệ đơn yêu cầu chính phủ Mỹ phải có nghĩa vụ đưa người tị nạn tới bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Haiti.

Hứng chịu thêm cả sức ép từ dư luận trong nước, chính quyền Clinton đã buộc phải thỏa thuận với các luật sư đại diện cho người tị nạn và không tiến hành kháng cáo, đồng nghĩa với việc cho phép người tị nạn được chuyển từ Guantanamo tới Mỹ.

Dù đã đặt được chân lên “xứ cờ hoa”, nhưng tương tự như các nhóm người di cư da màu khác, cuộc sống của công dân Mỹ gốc Haiti vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tình trạng phân biệt chủng tộc.

Người dân tại Miami xuống đường biểu tình chống lại việc Mỹ trục xuất người tị nạn Haiti. (Nguồn: Getty)
Người dân tại Miami xuống đường biểu tình chống lại việc Mỹ trục xuất người tị nạn Haiti. (Nguồn: Getty)

Chính sách nhập cư hà khắc thời ông Trump

Tới đầu năm 2010, Haiti đã phải hứng chịu trận động đất kinh hoàng, với con số thương vong lên tới hơn 200.000 người, tiếp tục đẩy quốc đảo này rơi vào một cuộc khủng hoảng mới.

Một làn sóng di cư mới lại bùng phát. Tuy nhiên, lần này Mỹ lại không còn là lựa chọn hàng đầu. Thay vào đó, các nước tại khu vực Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil, trở thành mục tiêu mới của dòng người tị nạn Haiti dù sau đó tất cả đều bàng hoàng khi nhận ra điều kiện sống ở Brazil nói riêng và khu vực Nam Mỹ nói chung cũng không hề thuận lợi như mong đợi.

Các trại tị nạn ở Brazil thường trong tình trạng quá tải và điều kiện vệ sinh đều xuống cấp rất nghiêm trọng. Bản thân chính phủ nước này cũng không có ý định cải thiện điều kiện sống cho người tị nạn, bất chấp lời kêu gọi từ phía các tổ chức nhân đạo quốc tế.

Thế nhưng, việc ông Jair Bolsonaro nhậm chức Tổng thống Brazil vào đầu năm 2019 đã đánh dấu một làn sóng bài xích nhằm vào nhóm người tị nạn, đặc biệt là người gốc Latinh và Hồi giáo. Ngay sau lễ nhậm chức, ông đã quyết định rút Brazil ra khỏi Hiệp ước Di cư Toàn cầu của Liên hợp quốc.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ tại Nam Mỹ đã buộc hàng vạn người di cư Haiti phải tiếp tục di chuyển lên phía Bắc, tiến tới khu vực biên giới Mỹ - Mexico.

Đối mặt với họ khi đó là cựu Tổng thống Donald Trump, với một chính sách nhập cư không kém phần hà khắc. Đại dịch Covid-19 lại càng tạo thêm cơ hội để chính quyền Trump thực thi các lệnh hạn chế có chọn lọc đối với người nhập cư.

Vào tháng 3/2020, ông Trump đã ban hành sắc lệnh mang tên Tiêu đề 42, vốn là một điều khoản trong Đạo luật Dịch vụ Y tế Công cộng ra đời năm 1944, cho phép trục xuất ngay lập tức những người di cư bất hợp pháp, có ý định tiếp cận biên giới Mỹ.

Sắc lệnh y tế cộng đồng này được đưa ra do dòng người di cư từ Trung Mỹ và Mỹ Latinh ngày một tăng mạnh. Chính quyền ông Trump khi đó cho rằng đây là biện pháp cần thiết để ngăn chặn đại dịch bùng phát.

Khu trại người tị nạn tại Del Rio, bang Texas. Một số người nhập cư Haiti ở biên giới đã không xin tị nạn ở nơi khác sau trận động đất ở Haiti năm 2010. (Nguồn: AP)
Khu trại người tị nạn tại Del Rio, bang Texas. (Nguồn: AP)

Sự tiếp nối dưới thời Biden

Năm 2021, Tổng thống Joe Biden chính thức nhậm chức và ông được đặt nhiều kỳ vọng sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới, đảo ngược một số chính sách nhập cư cứng rắn thời cựu Tổng thống Donald Trump.

Trước dòng người di cư sang Mỹ tiếp tục tăng mạnh, chính quyền Biden vẫn chưa có động thái hủy bỏ Tiêu đề 42.

Còn tại Haiti, thảm họa kép động đất và sóng thần hồi tháng Tám vừa qua, cùng với tình hình chính trị bất ổn sau vụ ám sát cố Tổng thống Jovenel Moise một lần nữa lại tạo ra làn sóng di cư mới hướng về phía Mỹ.

Khoảng 14.000 nghìn người Haiti, một phần lớn trong số đó đã chờ mòn mỏi ở biên giới trong nhiều năm, đã dựng nên các lán trại tạm bợ dưới cây cầu Del Rio (bang Texas) để chờ đến ngày được nhập cảnh vào Mỹ và xin quy chế tị nạn.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết, tính từ ngày 19/9 đến nay, khoảng hơn 2.000 người Haiti đã bị trục xuất về nước trên 17 chuyến bay do Washington tự tổ chức. Như vậy, đã có tổng cộng gần 1 triệu người di cư bị trục xuất khỏi biên giới Mexico-Mỹ kể từ khi sắc lệnh này được thi hành vào tháng Tám năm ngoái.

Ngày 21/9, Mỹ đã di dời khoảng 4.000 người Haiti sống trong trại tị nạn tại cây cầu ở Del Rio, bang Texas. Chỉ có một số rất ít các trường hợp được hưởng các thủ tục cần thiết để xin tị nạn

Ngay cả các quan chức trong đảng Dân chủ cũng tỏ rõ sự phản đối với phương thức xử lý của Tổng thống Biden. Ngày 23/9, đặc phái viên của Mỹ tại Haiti Daniel Foote đã quyết định xin từ chức chỉ sau 2 tháng đảm nhiệm vị trí này.

Phát biểu trước báo giới tại Geneva, người phát ngôn Marta Hurtado nêu rõ các cơ quan Liên hợp quốc lo ngại dường như phía Mỹ không tiến hành đánh giá bất kỳ công dân Haiti nào nộp đơn xin tị nạn. Điều này chỉ ra rằng "có thể một số người trong đó đã không nhận được sự bảo vệ cần thiết".

Trong khi đó, ông Filippo Grandi, người đứng đầu cơ quan về người tị nạn của Liên hợp quốc, cảnh báo rằng việc Mỹ trục xuất người tị nạn Haiti có thể vi phạm luật pháp quốc tế.

Một số nhà phân tích cũng đưa ra so sánh về sự đối lập trong chính sách của ông Biden đối với người tị nạn từ Afghanistan và cho rằng, Mỹ đang có sự phân biệt giành cho người tị nạn đến từ quốc gia Nam Á.

Trước khi hoàn tất việc rút quân, ít nhất 37.000 người đã được Nhà Trắng sơ tán trên các chuyến bay rời Kabul và hầu hết đều đã được chờ xét duyệt để tái định cư chính thức trên đất Mỹ. Hạ viện nước này cũng đã chấp thuận khoản chi bổ sung gần 6.3 tỷ USD.

Trục xuất hàng loạt người di cư từ Haiti chắc chắn không phải hướng đi hiệu quả đối với chính quyền Biden. Thay vào đó, những biện pháp nhân đạo và dài hạn sẽ giúp thế giới cũng như chính dư luận Mỹ có được cái nhìn thiện cảm hơn về nhà lãnh đạo 78 tuổi, vượt qua vô vàn chỉ trích ông đã phải hứng chịu trong suốt 8 tháng đầu nhiệm kỳ vừa qua.

Khủng hoảng nối khủng hoảng, hàng trăm nghìn người dân Haiti rơi vào 'thảm cảnh' mất an ninh lương thực

Khủng hoảng nối khủng hoảng, hàng trăm nghìn người dân Haiti rơi vào 'thảm cảnh' mất an ninh lương thực

Ngày 26/8, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) thông báo kế hoạch hỗ trợ 215.000 nạn nhân trận động đất kinh hoàng vừa qua ...

Động đất ở Haiti: Số người tử vong tăng lên con số kinh hoàng, cơn bão mới 'nhăm nhe' càn quét

Động đất ở Haiti: Số người tử vong tăng lên con số kinh hoàng, cơn bão mới 'nhăm nhe' càn quét

Số người thiệt mạng trong trận động đất mạnh tại Haiti tăng lên gần 1.300 người, trong bối cảnh các nhóm cứu hộ vẫn khẩn ...

(theo The Conversation/Washington Post)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 26/4), giá dầu tăng nhẹ, được sự hỗ trợ bởi căng thẳng ở Trung ...
Hoa hậu Lý Kim Thảo chụp ảnh thời trang giới thiệu cảnh đẹp du lịch Phú Thọ

Hoa hậu Lý Kim Thảo chụp ảnh thời trang giới thiệu cảnh đẹp du lịch Phú Thọ

Hoa hậu Lý Kim Thảo thay 6 trang phục đa phong cách, chụp ảnh tại các địa danh nổi tiếng ở Phú Thọ như đền Hùng, đồi chè Long Cốc...
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít ...
Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Ngày 26/4 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ người dân vùng chịu ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh Cà Mau, Long An, Tiền ...
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động