Jovenel Moise: Từ 'con số 0' chính trị đến Tổng thống Haiti

Quang Đào
Sau 4 năm cầm quyền, Tổng thống Haiti Jovenel Moise đã vướng vào một cuộc chiến chính trị kéo dài, kéo theo đó là những tranh chấp nội bộ, khiến ông có nhiều kẻ thù.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 7/7, Haiti, quốc gia nhỏ bé ở vùng Caribbean đã trải qua một cơn sốc nặng khi Tổng thống Jovenel Moise (53 tuổi) bị ám sát tại tư gia.

Theo giới chức Haiti, thủ phạm là một nhóm “biệt kích nước ngoài” đã giả dạng thành các đặc vụ của Lực lượng Chống Ma túy Mỹ (DEA). Đệ nhất phu nhân Martine Moise cũng bị thương nặng và đã được đưa đến bang Florida (Mỹ) cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Tổng thống Haiti Jovenel Moise. (Nguồn: NY Times)
Tổng thống Haiti Jovenel Moise. (Nguồn: NY Times)

Ông Moise đã vướng phải nhiều chỉ trích và đối mặt với làn sóng phản đối gay gắt. Theo đó, phe đối lập cáo buộc vị tổng thống “tham quyền cố vị” - do ông vẫn tiếp tục cầm quyền trong bối cảnh đất nước không thể tổ chức bầu cử trong suốt 2 năm, dẫn đến việc Quốc hội nước này bị giải tán.

Các nhà lãnh đạo đối lập đã nhiều lần yêu cầu ông Moise từ chức, đồng thời, người dân cũng tổ chức hàng loạt các cuộc biểu tình chống lại ông trong những năm gần đây.

Hồi tháng Hai, ông Moise thông báo về việc bắt giữ 23 người, trong đó có một cựu ứng viên tổng thống, một thanh tra cảnh sát cấp cao và một thẩm phán Tòa tối cao. Ông Moise cáo buộc những người này có âm mưu đảo chính và ám sát tổng thống.

Xuất thân bình thường

Ông Jovenel Moise sinh ngày 26/6/1968 trong một gia đình trung lưu ở thành phố Trou-du-Nord. Cha ông là một thương gia, còn mẹ là một thợ may.

Năm lên 6 tuổi, gia đình ông chuyển tới thủ đô Port-au-Prince sinh sống. Tại đây, ông Moise đã tốt nghiệp ngành khoa học chính trị tại Đại học Quisqueya, nơi ông gặp người bạn đời của mình.

Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu kinh doanh phụ tùng ô tô và sở hữu một nông trại chuối rộng hơn 10 ha.

Năm 2001, hợp tác với Culligan, ông đã khởi động một công trình phân phối nước uống cho các khu vực Tây Bắc và Đông Bắc nước này.

Năm 2004, ông được nhận vào làm việc tại Phòng Thương mại và Công nghiệp của vùng Tây Bắc. Không lâu sau, ông được bầu làm chủ tịch và giữ chức Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Haiti. Ông đã rất nỗ lực trong việc giới thiệu năng lượng mặt trời đến với quốc gia này, cũng như giúp Haiti có được nhiều dự án nông nghiệp sáng tạo, giúp cải thiện cuộc sống của người dân.

Năm 2015, ông Moise bỗng dưng trở nên nổi tiếng trên chính trường Haiti, tổng thống bấy giờ là ông Michel Martelly chỉ định ông trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Tet Kale (PHTK) cầm quyền tại nước này. Quyết định này bị nhận nhiều chỉ trích, do khi đó ông Moise không có chút kinh nghiệm chính trị nào.

Tuy nhiên, giới chuyên gia trong nước nhận định, ông Moise có cơ hội chiến thắng cao do đã có nhiều sáng kiến thúc đẩy ngành nông nghiệp.

Sau đó, tại cuộc bầu cử Tổng thống Haiti diễn ra vào ngày 20/11/2016, ông Moise đã giành chiến thắng. Đó cũng là lúc nhiều người đặt câu hỏi về chiến thắng của ông.

Tổng thống Haiti Jovenel Moise và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến thăm Pháp năm 2017. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Haiti Jovenel Moise và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến thăm Pháp năm 2017. (Nguồn: Reuters)

Nhiệm kỳ nhiều tranh cãi

Sau khi đắc cử, ông Moise bị cáo buộc hành xử ngày càng giống một "kẻ độc tài" tìm cách củng cố quyền lực, dù ông liên tục phủ nhận. Ông bị phe đối lập đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo gây tranh cãi nhất trong lịch sử một quốc gia cũng không mấy yên bình.

Các nhà lãnh đạo đối lập đã cáo buộc ông tìm cách gia tăng quyền lực, bao gồm việc thông qua một sắc lệnh hạn chế quyền hạn của các tòa án và thành lập một cơ quan tình báo riêng của tổng thống.

Năm 2017, Thượng viện Haiti đã ra một báo cáo cáo buộc ông biển thủ ít nhất 700.000 USD từ một quỹ phát triển cơ sở hạ tầng có tên PetroCaribe. Năm 2019, các cuộc biểu tình yêu cầu cách chức ông Moise nổ ra và liên tục được tổ chức sau đó. Phần lớn người tham gia biểu tình đến từ vùng nghèo nhất và cáo buộc chính phủ của ông không cung cấp cho người dân những nhu cầu thiết yếu.

Đã có nhiều tranh cãi về việc ông Jovenel Moise tiếp tục nắm quyền tổng thống trong năm nay. Trong khi đó Mỹ, Liên hợp quốc và Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) ủng hộ ông Moise tiếp tục cầm quyền năm thứ 5 liên tiếp, đến năm 2022.

Tuy nhiên, phe đối lập, vốn cáo buộc ông Moise tham nhũng và làm mất an ninh trong nước, lập luận rằng, nhiệm kỳ của ông đúng ra đã kết thúc vào ngày 7/2 do một điều khoản trong hiến pháp, bắt đầu tính nhiệm kỳ sau khi tổng thống đắc cử, chứ không phải sau khi ông nhậm chức.

Bản thân ông Moise tuyên bố sẵn sàng chuyển giao quyền lực cho người chiến thắng trong cuộc bầu cử, song sẽ không từ nhiệm trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2022. Ông cũng đẩy mạnh các kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý về việc sửa đổi hiến pháp vào tháng 4/2021.

Hồi tháng 2, ông Moise đã từng cảnh báo rằng, ông là mục tiêu của một vụ ám sát bất thành, sau khi ông ra lệnh bắt 23 đối thủ chính trị, trong đó có một thẩm phán tối cao.

Vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise đã đưa Haiti, quốc gia vốn luôn chìm trong khó khăn và hỗn loạn, giờ đây lại phải đối mặt với tương lai bất định.

Các nhà chức trách tư pháp Haiti hôm 9/7 cho biết, các thành viên chủ chốt của nhóm biệt kích bị cáo buộc đứng sau vụ ám sát Tổng thống Haiti Jovenel Moise đã ở nước này khoảng 3 tháng.

Lực lượng chức năng phát hiện thi thể của ông Moise có tổng cộng 12 vết đạn ở vùng đầu, ngực, mông và bụng. Các con của ông may mắn thoát chết.

Trong cuộc họp báo tối 8/7 tại Port-au-Prince, Tư lệnh cảnh sát quốc gia Haiti Leon Charles cho biết, họ đã bắt giữ 17 nghi phạm ám sát Tổng thống Moise, bao gồm 15 người Colombia và 2 công dân Mỹ. Hai công dân Mỹ gốc Haiti được xác định danh tính là James Solages, 35 tuổi và Joseph Vincent, 55 tuổi. Trong khi đó, một số nghi phạm người Colombia là cựu quân nhân.

Hậu ám sát Tổng thống: Éo le chồng chất, lối đi nào cho Haiti?

Hậu ám sát Tổng thống: Éo le chồng chất, lối đi nào cho Haiti?

Sau vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise, tình hình Haiti vốn đã hỗn loạn nay càng trở nên phức tạp.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp về tình hình Haiti

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp về tình hình Haiti

Sáng ngày 8/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp về tình hình Haiti. Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ...

(theo New York Post)

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 20/3/2024: Cự Giải mở rộng đầu tư

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 20/3/2024: Cự Giải mở rộng đầu tư

Tử vi hôm nay 20/3/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Honda mới nhất tháng 3/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Honda mới nhất tháng 3/2024

Bảng giá xe hãng Honda của các dòng HR-V 2021, City 2021, CR-V 2021, City 2023, HR-V 2022, Accord 2021, Brio 2021, Accord 2022, Civic 2021, Civic 2022, Civic Type ...
Nhật thực toàn phần giúp chúng ta đo lường lịch sử cổ đại như thế nào?

Nhật thực toàn phần giúp chúng ta đo lường lịch sử cổ đại như thế nào?

Nhật thực toàn phần xảy ra theo một lịch trình đáng tin cậy mà chúng ta có thể tính toán trước từ lâu.
Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều thị trường sẽ biến động thế nào?
Đại sứ Ngô Đức Mạnh: Kết quả bầu cử Tổng thống Nga và những điều sẽ đến...

Đại sứ Ngô Đức Mạnh: Kết quả bầu cử Tổng thống Nga và những điều sẽ đến...

Kết quả bầu cử cho thấy nước Nga sẽ không có xáo trộn lớn về mặt chính sách, đường hướng phát triển đất nước Nga trong thời gian tới.
Bài tarot hôm nay 20/3/2024: Hé lộ những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu?

Bài tarot hôm nay 20/3/2024: Hé lộ những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu?

Hãy chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu là gì nhé!
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel có cuộc điện đàm song phương đầu tiên sau hơn 1 tháng, trong bối cảnh căng thẳng liên quan xung đột ở Dải Gaza.
Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, nước này đã đề xuất với Nga và Trung Quốc khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Kiev phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc để ngỏ ý tưởng thiết lập vùng đệm ở Ukraine.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động