Nhỏ Bình thường Lớn

Kiến nghị giảm thời giờ làm việc bình thường thấp hơn 48 giờ/tuần với người lao động

Với kiến nghị giảm thời giờ làm việc bình thường thấp hơn 48 giờ/tuần, Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, rà soát, đánh giá, đề xuất.
Kiến nghị giảm thời giờ làm việc bình thường thấp hơn 48 giờ/tuần với người lao động
Kiến nghị giảm thời giờ làm việc bình thường thấp hơn 48 giờ/tuần.

Ngày 31/5/2024, Văn phòng Chính phủ có Thông báo 249/TB-VPCP kết luận đánh giá thực hiện Quy chế mối quan hệ giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động

Sẽ nghiên cứu kiến nghị giảm thời giờ làm việc bình thường thấp hơn 48 giờ/tuần

Theo đó, một trong những kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động có liên quan đến vấn đề giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần.

Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, rà soát, đánh giá, đề xuất chính sách giảm giờ làm đối với người lao động, bảo đảm phù hợp với thực tiễn về quá trình nâng cao năng suất lao động của Việt Nam hiện nay và trình độ phát triển của đất nước.

Trước đó, tại Nghị quyết 101/2019/QH14 về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV cũng đã đề cập đến nội dung này:

“…5. Giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần và báo cáo Quốc hội xem xét vào thời điểm thích hợp.”

Như vậy, sắp tới đây sẽ nghiên cứu, đề xuất chính sách giảm thời giờ làm việc bình thường thấp hơn 48 giờ/tuần.

Quy định về thời giờ làm việc bình thường hiện nay

Hiện nay, tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời giờ làm việc bình thường như sau:

- Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

- Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Trước đây, tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 (hết hiệu lực từ ngày 01/01/2021) có quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

Quy định về nghỉ trong giờ làm việc

Tại Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ trong giờ làm việc như sau:

- Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

- Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều 109 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Mức phạt hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người lao động mới nhất

Mức phạt hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người lao động mới nhất

Người sử dụng lao động có hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người lao động thì sẽ có thể bị xử phạt hành ...

Những trường hợp chưa cần đổi sang thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024

Những trường hợp chưa cần đổi sang thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024

Luật Căn cước 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2024, trong đó có quy định về ...

Trường hợp bắt buộc phải đổi từ CMND sang thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024

Trường hợp bắt buộc phải đổi từ CMND sang thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024

Có 02 trường hợp bắt buộc phải đổi từ CMND sang thẻ căn cước ngày 1/7/2024 theo Luật Căn cước 2023.

Luật Căn cước - Luật mới về giấy tờ tùy thân quan trọng của người dân sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

Luật Căn cước - Luật mới về giấy tờ tùy thân quan trọng của người dân sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

Từ ngày 1/7/2024, Luật Căn cước 2023 sẽ có hiệu lực thi hành. Đây là luật có những thay đổi quan trọng liên quan đến ...

Người dân có bắt buộc sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 không?

Người dân có bắt buộc sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 không?

Tôi muốn hỏi có bắt buộc khi làm xong thẻ căn cước thì phải sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh không? – Độc giả ...