KỶ NIỆM 77 NĂM QUỐC KHÁNH 2/9 VÀ NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH NGOẠI GIAO 28/8:

Kim chỉ nam để triển khai các nhiệm vụ đối ngoại

Viết Chung
Ngày 22/8, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
GS TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trình bày tại Hội nghị. (Ảnh: Quang Hoà)
GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trình bày tại Hội nghị. (Ảnh: Quang Hoà)

Hội nghị vinh dự được đồng chí GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đến dự và chia sẻ với cán bộ, đảng viên ngành Ngoại giao.

Đây là hoạt động quan trọng nằm trong Kế hoạch tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên trong ngành Ngoại giao và càng có ý nghĩa hơn khi được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước.

Hội nghị nhằm làm sâu sắc thêm nhận thức của cán bộ, đảng viên trong Ngành đối với lý luận về chủ nghĩa xã hội (CNXH), con đường đi lên CNXH ở Việt Nam qua đó, không ngừng nâng cao ý thức, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào tình hình thực tiễn của nước ta; củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của Nhà nước, tạo sự thống nhất tư tưởng, ý chí, hành động trong toàn Ngành.

Đồng chí Bùi Thanh, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu khai mạc Hội nghị. (Ảnh: Quang Hoà)
Đồng chí Bùi Thanh, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu khai mạc Hội nghị. (Ảnh: Quang Hoà)

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, có nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trân trọng cảm ơn đồng chí GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng dành thời gian chia sẻ với cán bộ, đảng viên ngành Ngoại giao.

Bộ trưởng cho biết những chỉ đạo của Tổng Bí thư trong cuốn sách và các bài viết cũng như tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc (12/2021) đã được Bộ Ngoại giao tổ chức học tập nghiêm túc, trở thành kim chỉ nam để triển khai trên thực tiễn các nhiệm vụ đối ngoại trong bối cảnh thế giới có những biến động rất phức tạp và khó lường thời gian qua.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, tư duy và đường lối đối ngoại luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong tư duy và đường lối lãnh đạo của Đảng, đồng thời cũng là một trong những công cụ quan trọng để Đảng lãnh đạo nhân dân ta thực hiện lý tưởng, mục tiêu xây dựng CNXH.

Kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc ngoại giao của dân tộc, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, tiếp thu chọn lọc tinh hoa đối ngoại của thế giới, đường lối đối ngoại và ngoại giao Việt Nam không ngừng phát triển và hoàn thiện cùng với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, yêu cầu của đối ngoại trong tình hình mới, Bộ trưởng nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt quan trọng của việc thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện về tư tưởng, bản lĩnh chính trị cho cán bộ ngoại giao. Cán bộ đối ngoại và ngoại giao, theo Bộ trưởng, phải luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với lợi ích quốc gia-dân tộc, có đủ trình độ, uy tín, phong cách chuyên nghiệp, “có suy nghĩ và hành động vượt tầm quốc gia, đạt tới tầm khu vực và quốc tế”.

Trên tinh thần đó, Bộ trưởng yêu cầu cán bộ, đảng viên ngành Ngoại giao nghiêm túc học tập, quán triệt, nắm vững lý luận và thực tiễn để giữ vững bản lĩnh, niềm tin và kiên định lý tưởng, mục tiêu CNXH, vận dụng đúng đắn, sáng tạo trong thực tiễn đối ngoại nhằm phục vụ tốt nhất sự nghiệp xây dựng CNXH của đất nước.

Các cán bộ, Đảng viên Bộ Ngoại giao tham dự Hội nghị. (Ảnh: Quang Hoà)
Các cán bộ, Đảng viên Bộ Ngoại giao tham dự Hội nghị. (Ảnh: Quang Hoà)

Hội nghị được nghe đồng chí Nguyễn Xuân Thắng chia sẻ toàn diện, phân tích sâu sắc về nội dung, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí khẳng định, cuốn sách là kết tinh trí tuệ, kế thừa tư tưởng qua nhiều nhiệm kỳ của Đảng, Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt thể hiện tư duy và tầm nhìn chiến lược của người đứng đầu Đảng ta.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng dành thời gian trao đổi sâu về các vấn đề lớn đặt ra về CNXH, bản chất, mục tiêu, quy luật khách quan của con đường đi lên CNXH; vì sao Việt Nam lựa chọn con đường đi lên CNXH và mô hình CNXH của Việt Nam. Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong đời sống xã hội được tổng kết trong cuốn sách và các bài viết của Tổng Bí thư, những thành tựu cũng như bài học kinh nghiệm qua hơn 35 năm đổi mới đất nước, xây dựng CNXH ở nước ta, đồng chí cũng chia sẻ những nhận định về các cơ hội, thách thức đặt ra trong tình hình mới, các nền tảng và cách tiếp cận mới về tầm nhìn, mục tiêu phát triển của đất nước cho giai đoạn tiếp theo.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu cán bộ, đảng viên nắm vững, quán triệt để đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái về các vấn đề về CNXH, con đường đi lên CNXH, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; qua đó, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ, làm suy giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước…

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh hai nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng Việt Nam là sự lãnh đạo của Đảng và việc lấy dân làm gốc, nhân dân là trung tâm, là chủ thể, là cội nguồn sức mạnh của công cuộc Đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí cũng chỉ ra ba trụ cột quan trọng trên con đường đi lên CNXH của Việt Nam là: kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và nền dân chủ XHCN Việt Nam.

Đối với công tác đối ngoại và ngành Ngoại giao, đồng chí khẳng định ý nghĩa, vai trò tiên phong của đối ngoại, nhấn mạnh các đặc trưng của trường phái đối ngoại và ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh: mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường.

Đồng chí cũng dành thời gian giải đáp các câu hỏi của cán bộ, đảng viên trong ngành Ngoại giao về việc xác định cách tiếp cận phù hợp, hài hòa giữa đảm bảo độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng; nỗ lực quảng bá mô hình CNXH của Việt Nam với các đối tác, bạn bè trong cộng đồng quốc tế; kết hợp nhuần nhuyễn giữa mục tiêu duy trì môi trường hòa bình, ổn định và bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia...

Hơn 300 cán bộ, đảng viên trong Bộ đã tham gia nghiêm túc, tích cực tại Hội nghị. Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, các cán bộ chủ chốt và đảng viên trong Bộ tham dự Hội nghị sẽ tổ chức thu hoạch, phổ biến rộng rãi đến cán bộ, đảng viên trong toàn Ngành về nội dung của hoạt động sinh hoạt chính trị quan trọng này.

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030

Mới đây, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 10/8/2022 về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển ...

Các cơ quan đại diện tại một số địa bàn phối hợp triển khai công tác đối ngoại đa phương

Các cơ quan đại diện tại một số địa bàn phối hợp triển khai công tác đối ngoại đa phương

Việc tăng cường điều phối giữa các cơ quan đại diện cùng tham gia công tác đối ngoại đa phương là hết sức cần thiết, ...

Phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2030

Phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2030

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Quyết định số 837/QĐ-TTg phê duyệt Đề án ‘Nâng cao hiệu quả công tác thông tin ...

Tăng cường phối hợp triển khai công tác đối ngoại

Tăng cường phối hợp triển khai công tác đối ngoại

Chiều ngày 12/7 đã diễn ra Hội nghị về phối hợp triển khai công tác đối ngoại giữa Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ...

Báo chí đối ngoại: Cống hiến và phát triển

Báo chí đối ngoại: Cống hiến và phát triển

Khởi đầu từ số báo đầu tiên ra đời ngày 21/6/1925, nền báo chí cách mạng Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng ...

Bài viết cùng chủ đề

77 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/4/2025: Tuổi Dần công danh nhiều thành tựu

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/4/2025: Tuổi Dần công danh nhiều thành tựu

Xem tử vi 4/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 4/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 4/4/2025, Lịch vạn niên ngày 4 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 4/4/2025, Lịch vạn niên ngày 4 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 4/4. Lịch âm hôm nay 4/4/2025? Âm lịch hôm nay 4/4. Lịch vạn niên 4/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 4/4/2025: Bọ Cạp cẩn thận mắc sai lầm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 4/4/2025: Bọ Cạp cẩn thận mắc sai lầm

Tử vi hôm nay 4/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội kiến Chủ tịch Hội đồng Liên bang, gặp Phó Thủ tướng Nga

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội kiến Chủ tịch Hội đồng Liên bang, gặp Phó Thủ tướng Nga

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Nga Valentina Matvienco khẳng định Việt Nam là đối tác lớn nhất và tin cậy nhất của Nga tại Đông Nam Á.
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Armenia

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Armenia Vahagn Khachaturyan.
Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới

Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới

Đầu năm 2025, thị trường tài chính tiêu dùng đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu tích cực từ môi trường ...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước thì lãnh đạo một số nước châu Âu sốt sắng chuẩn bị kế hoạch gìn giữ hòa bình...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Rời New Delhi với nhiều văn bản được ký kết, nhưng thỏa thuận tái khởi động đàm phán FTA với Ấn Độ là kết quả mà Thủ tướng New Zealand hài lòng nhất.
Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Với cái bắt tay giữa CDU/CSU và SPD, Đức dự báo sẽ có chính phủ mới vào dịp lễ Phục sinh tới, với Thủ tướng là ông Friedrich Mer...
Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Việc Ukraine đồng ý với đề xuất thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày của Mỹ không bất ngờ. Bất ngờ có thể xuất hiện trong cuộc gặp Mỹ-Nga và động thái của các bên liên ...
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Phiên bản di động