Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh nghiệm của Bỉ trong xử lý vấn đề biên giới trên đất liền

Tại Hội thảo quốc tế "Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển" vừa qua tại Hà Nội, ông Erik Franckx, Giáo sư danh dự tại một số đại học danh tiếng của Bỉ, nguyên Chủ tịch Hội luật quốc tế Bỉ, chia sẻ những thực tiễn về vấn đề biên giới đất liền của Bỉ và có những đúc rút kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề biên giới phức tạp.
Kinh nghiệm của Bỉ trong xử lý vấn đề biên giới trên đất liền
Giáo sư Bỉ Erik Franckx chia sẻ tại Hội thảo. (Ảnh: Tuấn Anh)

Giáo sư Erik Franckx từng là cố vấn cho nhiều chính phủ, cũng như các tổ chức quốc tế, liên quốc gia và phi chính phủ về các vấn đề biên giới, từng là thành viên Tòa trọng tài Thường trực (PCA), trọng tài viên trong khuôn khổ UNCLOS từ năm 2014.

Những đặc điểm nổi bật

Giáo sư Erik Franckx cho biết Bỉ có biên giới đất liền dài 1.380km với với bốn quốc gia là Pháp (620km), Hà Lan (450km), Đức (162km) và Luxembourg (148km). Đặc điểm các đường biên giới này là phức tạp và ngoằn ngoèo.

Theo Giáo sư Erik Franckx, chỉ nhìn lướt qua bản đồ cũng có thể hiểu rằng các đường biên giới của Bỉ được hình thành qua tiến trình lịch sử. Vào thời điểm đấu tranh giành độc lập năm 1830, Bỉ bị kẹp giữa các cường quốc châu Âu, do đó biên giới đất liền của Bỉ không dễ dàng hình thành và đôi khi cần sự bảo đảm của các cường quốc không trực tiếp có tham vọng lãnh thổ.

Sau quãng thời gian bất ổn khi một phần đường biên giới thay đổi nhiều lần, kể từ Thế chiến II, biên giới Bỉ tương đối ổn định - ngoại trừ một vài thỏa thuận điều chỉnh nhỏ với các nước láng giềng.

Giáo sư Erik Franckx nhấn mạnh, biên giới đất liền của Bỉ có hai điểm nổi bật: Thứ nhất, các đường biên giới phức tạp trong khu vực Baarle Hertog/Baarle Nassau giữa Bỉ và Hà Lan với các vùng lãnh thổ của nước này bên trong nước kia.

Thứ hai, sông Scheldt, vốn là vấn đề nhức nhối giữa Bỉ và Hà Lan từ khi Bỉ giành độc lập năm 1830.

Những vấn đề biên giới đất liền phân bổ rải rác và thường khá phức tạp. Tuy vậy, theo Giáo sư Erik Franckx, có nhiều cách để giải quyết như bằng hiệp ước lịch sử hay các cuộc đàm phán, nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp cần phải phối hợp các giải pháp lại với nhau và cần nhiều thời gian mới có thể giải quyết.

Ví dụ những vấn đề biên giới với Hà Lan là một điển hình. Hai nước có hơn 400 mốc biên giới. Tuy vậy, khu vực còn bất đồng là Baarle Hertog và Baarle Nassau. Hai khu vực này bị hiệp ước phân định năm 1843 bỏ qua và chỉ được giải quyết dứt điểm bởi hiệp ước năm 1995. Tuy nhiên, cho đến nay hai khu vực này vẫn chưa có các mốc biên giới.

“Lời giải” thường nằm ở đâu

Xét về khía cạnh quản lý, Giáo sư Erik Franckx cho rằng, thông thường tranh chấp về phân định được giải quyết bằng đàm phán. Không phải lúc nào mốc biên giới cũng rõ ràng, vì vậy, cần phải đàm phán các giải pháp hiệu quả hơn để điều chỉnh các mốc biên giới trên thực tế, đưa vào các văn kiện đàm phán, cùng thống nhất với các quốc gia láng giềng. Các đường biên giới phức tạp và không rõ ràng rất dễ dẫn đến tranh chấp.

Các văn kiện biên giới bổ sung là cần thiết để kịp thời có những điều chỉnh nhỏ đường biên giới. Giải quyết mâu thuẫn biên giới cần phụ thuộc vào đàm phán hay các án lệ của ICJ.

Theo Giáo sư Erik Franckx, các đường biên giới phức tạp dễ dẫn đến tranh chấp và khả năng giải quyết mâu thuẫn biên giới thông qua đàm phán phụ thuộc phần lớn vào ý chí của các bên, cần tránh hiểu lầm. Nếu vấn đề xảy ra thì lời giải thường có thể tìm thấy trong các hiệp ước cũ. Ví dụ, Bỉ và Pháp đã từng có một sự cố biên giới năm 2021 và nếu sự cố leo thang ngoài tầm kiểm soát, Bỉ và Pháp sẽ triệu tập ủy ban biên giới hỗn hợp dựa trên một hiệp ước biên giới năm 1820.

Ở các cửa khẩu kinh tế trọng điểm, Bỉ cho phép tự do tuần tra, tự do đi lại, củng cố các thỏa thuận đi lại tự do ở khu vực với nước láng giềng nhưng vẫn phải tuân theo luật pháp quốc tế. Bỉ không có hàng rào biên giới và phổ biến là cắm mốc, việc cắm mốc biên giới ở một số trường hợp vô cùng phức tạp, đôi khi có những vùng không có cắm mốc và chỉ có biển ở mốc biên giới.

Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Việc ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa năm 1999 và ba văn ...

Năm định hướng tuyên truyền về công tác biên giới trên đất liền năm 2022

Năm định hướng tuyên truyền về công tác biên giới trên đất liền năm 2022

Cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin đối ngoại về công tác quản lý, bảo vệ biên giới trên đất liền đối với ...

Việt Nam-Trung Quốc: Thúc đẩy hợp tác, phát triển ở khu vực biên giới

Việt Nam-Trung Quốc: Thúc đẩy hợp tác, phát triển ở khu vực biên giới

Từ ngày 28-29/5, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã diễn ra phiên họp Chủ tịch Ủy ban liên hợp biên ...

Những văn kiện mở đường cho thương mại biên mậu

Những văn kiện mở đường cho thương mại biên mậu

Biên giới có hai chức năng, vừa là “phên dậu” bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, vừa là cửa ngõ giao lưu kinh ...

Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ

Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ

Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc đã đóng góp quan trọng vào kho tàng Công pháp quốc tế về giải quyết ...