Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế Argentina: Không có tiền!

Trong bài phát biểu nhậm chức trước hàng nghìn người ủng hộ từ bậc thềm tòa nhà quốc hội ở thủ đô Buenos Aires ngày 10/12, tân Tổng thống Argentina Javier Milei nhấn mạnh: "Ngân sách chẳng còn đồng nào nữa".
Khách hàng xem tivi trong bài phát biểu của Luis Caputo, tại một quán bar ở Buenos Aires, vào ngày 12 tháng 12.Nhiếp ảnh gia: Anita Pouchard Serra/Bloomberg
Khách hàng tại một quán bar ở Buenos Aires, Argentina vào ngày 12/12. Trên tivi là hình ảnh Bộ trưởng Kinh tế Argentina Luis Caputo đang phát biểu. (Ảnh: Anita Pouchard Serra/Bloomberg)

Nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ Latinh đang suy thoái, sau nhiều thập niên nợ nần và quản lý tài chính yếu kém. Theo thông báo của cơ quan thống kê Argentina, lạm phát tại đất nước đã chạm 142,7% trong tháng 10 và 40% người dân Argentina sống trong nghèo đói.

Trong khi đó, thị trường tài chính hỗn loạn khiến vấn đề thu hút đầu tư trở nên cực kỳ phức tạp. Không chỉ vậy, Argentina hiện nợ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hơn 44 tỷ USD nhưng dự trữ ngoại tệ lại ở mức âm.

Trước thực trạng này, ông Javier Milei cam kết sẽ chấm dứt "hàng thập niên sa sút" của các lãnh đạo tiền nhiệm, những người đã bội chi ngân sách.

Tổng thống Milei cho rằng, việc ông đắc cử là bước ngoặt lịch sử và giải pháp duy nhất cho nền kinh tế là "liệu pháp sốc".

Tin liên quan
Kinh tế Nga đã chọn con đường đúng đắn? Ngân hàng lớn nhất Venezuela chấp nhận thẻ MIR Kinh tế Nga đã chọn con đường đúng đắn? Ngân hàng lớn nhất Venezuela chấp nhận thẻ MIR

Nhà lãnh đạo mới của Argentina kêu gọi tất cả người dân cùng nhau đoàn kết vì lợi ích chung của đất nước. "Chúng tôi biết trong thời gian ngắn sắp tới, tình hình sẽ tồi tệ hơn. Nhưng rồi chúng ta sẽ thấy được thành quả từ những nỗ lực của mình", ông khẳng định.

Ngày 12/12, tại bài phát biểu đầu tiên trên truyền hình của mình, Bộ trưởng Kinh tế Argentina Luis Caputo tiếp tục nhấn mạnh rằng: "Không còn tiền nữa!"

Theo ông Luis Caputo, Argentina đã "nghiện" chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được và đã thâm hụt tài chính trong 113 năm qua. Tháng 10 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Argentina tăng lãi suất cơ bản lên tới 133%. "Nếu tiếp tục như hiện tại, chúng ta chắc chắn sẽ hướng tới siêu lạm phát", Bộ trưởng Kinh tế Argentina khẳng định.

Để cứu vãn nền kinh tế, Bộ trưởng Kinh tế Argentina vạch ra một loạt các biện pháp kinh tế khẩn cấp, bắt đầu bằng việc phá giá 54% tỷ giá hối đoái chính thức của đồng Peso. Đây là những bước đi đầu tiên trong chương trình “liệu pháp sốc” của tân Tổng thống Javier Milei nhằm đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng.

Bước đi quyết liệt nói trên sẽ khiến tỷ giá hối đoái thay đổi từ 365 Peso/USD xuống còn 800 Peso/USD.

Cùng với đó, các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của đất nước bao gồm các bộ ngành của Argentina sẽ giảm một nửa từ 18 xuống còn 9 và các ban thư ký từ 106 xuống 54.

Đồng thời, quốc gia này sẽ cắt giảm các dự án công cộng mới, không gia hạn hợp đồng lao động đã có hiệu lực hơn một năm, giảm trợ cấp năng lượng và chi phí vận tải.

Theo ước tính của chính phủ Argentina, việc giảm trợ cấp năng lượng sẽ giúp tiết kiệm khoảng 0,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi giảm trợ cấp vận tải sẽ tiết kiệm 0,2% GDP.

Bộ Tài chính Argentina cũng kỳ vọng, nguồn thu thuế sẽ tăng 2,2% vào năm tới.

Về các công trình công cộng, ông Caputo nói rằng, chính phủ “không có tiền để trả cho những công trình thường rơi vào túi các chính trị gia và doanh nhân”.

IMF đã hoan nghênh các biện pháp mới của chính phủ Argentina khi nhấn mạnh rằng: "Những hành động táo bạo ban đầu này nhằm mục đích cải thiện đáng kể tài chính công theo cách bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội và củng cố chế độ tỷ giá hối đoái".

Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi, cho rằng các động thái nói trên của chính phủ vẫn chưa đủ hoặc khó thực hiện.

Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings tin rằng, việc đồng nội tệ Peso mất giá đáng kể là điều “không thể tránh khỏi” và là bước đầu tiên để bình thường hóa nền kinh tế Argentina. Tuy vậy, việc phá giá đồng nội tệ sẽ khiến lạm phát tăng cao. Cùng với đó, việc tích lũy dự trữ ngoại tệ cũng là một vấn đề phức tạp khác đối với chính quyền mới.

Trong khi đó, ông Diego Ferro, người sáng lập M2M Capital ở New York (Mỹ) hoài nghi: “Những biện pháp mới có tốt không? Tốt. Có đủ không? Có vẻ như không phải vậy. Liệu chúng có hoạt động không? Điều đó thực sự phụ thuộc vào phản ứng của mọi người".

Dù vậy, ông Diego Ferro cũng thẳng thắn nhìn nhận, đất nước cần phải hành động nhanh chóng vì không còn lựa chọn nào khác. Việc in tiền ồ ạt đã khiến lạm phát hàng năm tăng vọt.

Kinh tế Nga: ‘Chuyện nhỏ’ như quả trứng… bất ngờ thành chuyện lớn

Kinh tế Nga: ‘Chuyện nhỏ’ như quả trứng… bất ngờ thành chuyện lớn

Người Nga đang lo ngại về chi phí ngày càng tăng của một mặt hàng thực phẩm cơ bản - trứng - phản ánh tình ...

Kinh tế BRICS vững vàng nhờ Nga, Trung Quốc và Ấn Độ? Cách nhóm làm 'lu mờ' vị thế đồng USD

Kinh tế BRICS vững vàng nhờ Nga, Trung Quốc và Ấn Độ? Cách nhóm làm 'lu mờ' vị thế đồng USD

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) bao gồm các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng là Brazil, Nga, ...

Fed giữ lãi suất cho vay ở mức cao nhất trong 22 năm, tặng thị trường chứng khoán Mỹ 'quà Giáng sinh sớm'

Fed giữ lãi suất cho vay ở mức cao nhất trong 22 năm, tặng thị trường chứng khoán Mỹ 'quà Giáng sinh sớm'

Ngày 13/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chủ chốt trong khoảng từ 5,25% đến ...

Kinh tế Nga đã chọn con đường đúng đắn? Ngân hàng lớn nhất Venezuela chấp nhận thẻ MIR

Kinh tế Nga đã chọn con đường đúng đắn? Ngân hàng lớn nhất Venezuela chấp nhận thẻ MIR

Ngày 13/12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết, Bộ này kỳ vọng mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ...

Đức có cần phải 'mất ăn mất ngủ' về nợ công? Nợ bao nhiêu là quá nhiều? Khi nào nên ngừng vay tiền?

Đức có cần phải 'mất ăn mất ngủ' về nợ công? Nợ bao nhiêu là quá nhiều? Khi nào nên ngừng vay tiền?

Một cuộc tranh luận sôi nổi đang nổ ra về nợ công của Đức, nền kinh tế đầu tàu châu Âu.

(theo CNN, Bloomberg)

Tin cũ hơn