TIN LIÊN QUAN | |
Giao hàng - một nghề thực sự trong nền kinh tế chia sẻ? | |
Cách mạng công nghiệp 4.0: Việt Nam đang “sẵn sàng” tiếp thu những cái mới |
Airbnb là một startup với mô hình kết nối người cần thuê nhà với người có nhà cho thuê thông qua ứng dụng di động. (Nguồn: The Star) |
Mô hình KTCS nhằm tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ số, giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số. Theo khảo sát của Công ty Nielsen, cứ 4 người Việt được hỏi thì có 3 người cho biết thích ý tưởng về mô hình kinh doanh này.
Nghiên cứu mới đây của Vụ Kinh tế - Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) cũng cho thấy, song hành với cuộc cách mạng về công nghệ thông tin, KTCS đang là xu hướng mới, trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế số, là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam.
Sự lựa chọn đúng đắn của doanh nghiệp
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên của ASEAN cho phép thí điểm mô hình kinh doanh ứng dụng dịch công nghệ kết nối vận tải (như Uber, Grab) từ năm 2014. Từ năm 2018, Việt Nam chứng kiến một sự phát triển mạnh mẽ của mô hình KTCS, là một mảng thị trường tiềm năng với những ứng dụng mới như VATO, Gonow, T.Net… tạo động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp truyền thống thay đổi phương thức kinh doanh.
Airbnb là một mô hình kết nối người cần thuê nhà với những gia đình có phòng trống cần cho thuê thông qua ứng dụng di động tương tự như Uber, Grab. Đây là loại hình dịch vụ tương đối mới, hoạt động theo mô hình nền tảng phi tập trung, tất cả việc thanh toán chỉ sử dụng thẻ tín dụng và thông qua Airbnb.
Ngoài ra, còn nhiều dịch vụ cung cấp nền tảng (platform) được ứng dụng rộng rãi. Cụ thể, Triip.me sử dụng mô hình kinh doanh như Airbnb, trong đó sử dụng nguồn lực của cộng đồng để thiết kế các tour du lịch trên toàn thế giới; thay đổi phong cách hướng dẫn du lịch, phân tích giúp đỡ khách du lịch tìm hiểu sâu hơn về địa điểm và con người nơi họ muốn đến, đồng thời giúp họ kết nối với người dân địa phương, hay các dịch vụ ăn uống (foody), lao động, hàng hóa tiêu dùng.
Dịch vụ tài chính ứng dụng công nghệ (peer-to-peer lending) điển hình như cung cấp nền tảng kết nối giữa bên cho vay và người đi vay như lendbiz.vn, tima.vn hay dịch vụ cho vay ngang Cổng thông tin kinh tế Việt Nam - VNEP.
Sự phát triển của công nghệ kéo theo sự sáng tạo trong mở rộng quy mô loại hình dịch vụ như tại Grab, dịch vụ vận tải không còn chỉ giữa người với người nữa mà mở rộng hơn sang dịch vụ vận chuyển hàng hóa, vận chuyển thức ăn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Hay sự kết nối người dùng với các nhà cung cấp dịch vụ khác của Rada trong nhiều lĩnh vực cụ thể về sửa chữa thiết bị gia đình, xây dựng điện nước, sân bay, vận chuyển đường dài, sửa chữa thiết bị ô tô, xe máy…
Theo thống kê của Rada, từ tháng 4/2016 - 4/2017, đã có hơn 20.000 giao dịch thành công với 56.000 khách hàng, hơn 1.000 nhà cung cấp và 3.500 thợ/đơn vị cung cấp và Rada bắt đầu thu tiền từ các giao dịch thành công.
Chính phủ thể hiện quan điểm
Bên cạnh lợi ích về tiết kiệm chi phí giao dịch, minh bạch hóa thông tin và tăng cơ hội kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài sản và đầu tư xã hội; đa dạng hóa việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động…, thực tế cũng cho thấy cần khắc phục một số thách thức để mô hình KTCS phát triển lành mạnh ở Việt Nam.
Chẳng hạn, doanh nghiệp đăng ký ngành nghề và điều kiện kinh doanh; sự cạnh tranh công bằng và quản lý thuế, quản lý chất lượng dịch vụ, sản phẩm; thanh toán không biên giới, an toàn lao động, bảo hiểm; hài hòa lợi ích giữa mô hình KTCS với kinh doanh truyền thống.
Hiện nay, hầu hết văn bản pháp luật như Luật Đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Thuế, Luật Thương mại điện tử… chưa có quy định cụ thể liên quan đến KTCS. Ngày 12/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 999/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình KTCS ở Việt Nam nhằm tạo lập và bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình KTCS và kinh tế truyền thống; đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích hợp pháp của các bên, khuyến khích đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số và phát triển nền kinh tế số.
Đề án ra đời là minh chứng cho thấy sự nhanh nhạy trong quản lý Nhà nước và khẳng định quan điểm Chính phủ ủng hộ và có phản ứng chính sách kịp thời thích ứng với xu thế phát triển mới của mô hình KTCS trong điều kiện phát triển rất nhanh của công nghệ số trên thế giới, khẳng định quan điểm coi KTCS là một bộ phận hợp thành trong nền kinh tế.
Đề án xác định những giải pháp quản lý Nhà nước cần thiết, đồng bộ để phát triển KTCS, nổi bật là thực hiện quyền và trách nhiệm của người cung cấp và thụ hưởng dịch vụ, cũng như của doanh nghiệp công nghệ doanh nghiệp cung cấp nền tảng trong KTCS; xây dựng và phát triển hệ sinh thái cho kinh doanh, đầu tư theo mô hình KTCS, với các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với các nền tảng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.
Trong Đề án cũng có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ và về thương mại điện tử, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và người dân kinh doanh tốt trên nền tảng công nghệ số, vì sự phát triển của xã hội ngày càng hiệu quả và bền vững hơn.
| "Luật chơi" mới trên thị trường ô tô Những tiến bộ về mặt công nghệ trong ngành công nghiệp ô tô đang hứa hẹn làm thay đổi "luật chơi" đối với người tiêu ... |
| Những lý do khiến Uber luôn đặc biệt hấp dẫn người tài Dù “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều đối thủ khác nhưng công ty khởi nghiệp thành công nhất thế giới – Uber đã lôi ... |
| Uber - Bài học đầu tiên về kinh tế chia sẻ Kinh tế chia sẻ đang kéo tất cả mọi người vào thương trường và đòi hỏi năng lực quản lý ngày càng tinh tế của ... |