Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn sản xuất chip bán dẫn bởi cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine. (Nguồn: Getty Images) |
Theo dự báo, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế đứng thứ tư châu Á trong quý I/2022 chỉ tăng 0,6% so với quý cuối 2021 và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thống đốc mới của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) Rhee Chang-yong cảnh báo, tăng trưởng kinh tế dự kiến tiếp tục suy yếu và về lâu dài, nền kinh tế có thể trì trệ trong bối cảnh dân số già và năng suất giảm.
Ông Kyu-yeon Chun, nhà kinh tế tại Hana Financial Investment, Seoul cho biết: "Do sự lây lan nhanh chóng của Covid-19 trong quý đầu tiên, tiêu dùng tư nhân sẽ yếu hơn dự kiến vào đầu năm nay, lạm phát cao do cuộc xung đột tại Ukraine cũng có khả năng làm hạn chế tăng trưởng.
Động lực tăng trưởng từ khu vực bên ngoài cũng có khả năng yếu đi vì thặng dư thương mại bị thu hẹp bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng”.
Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn sản xuất chip bán dẫn bởi cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine, do quốc gia này có nhu cầu nhập khẩu năng lượng và nguyên liệu lớn để sản xuất.
Thêm vào đó, việc lạm phát cao kéo dài hàng thập niên và nền kinh tế Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của nước này đang chậm lại, khiến nền kinh tế Hàn Quốc có thể mất đà trong năm nay và năm tới.
Lloyd Chan, nhà kinh tế cấp cao của Oxford Economics, nhận định: “Triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn sẽ vẫn còn nhiều thách thức, do giá hàng hóa tăng cao làm gia tăng lạm phát và gây áp lực giảm đối với nhu cầu trong nước”.
Tuần trước, BOK bất ngờ tăng lãi suất chuẩn nhằm chống lại lạm phát cao đang đe dọa sự phục hồi kinh tế. Hồi đầu tháng 4, ngân hàng này cũng dự báo GDP sẽ tăng trưởng chậm hơn mức 3,0% vào tháng 2/2022.
Trong tuần này, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của Hàn Quốc từ 3,0% xuống 2,5% trong khi nâng dự báo lạm phát từ 3,1% lên 4,0%.
| Kinh tế thế giới nổi bật (15-21/4): Châu Âu không thể ‘thoát Nga’ về khí đốt, Pháp tự tin, Đức tổn thất nặng; Moscow cấm chia sẻ bí mật ngân hàng Xung đột Nga-Ukraine tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, Mỹ có nguy cơ suy thoái, GDP Nga giảm sốc, Nhật Bản ... |
| IMF: Xung đột Nga-Ukraine đẩy lùi tăng trưởng kinh tế toàn cầu; Mỹ, Trung Quốc, Eurozone giảm tốc Theo dự báo tăng trưởng của IMF, Mỹ và Trung Quốc sẽ chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine và làn sóng dịch ... |