Kinh tế Nga có ‘khô héo’ khi lợi thế ‘quả đấm thép’ năng lượng mờ dần?

Hải An
Giới chuyên gia nhận định, việc Nga “phản đòn” các lệnh trừng phạt đang làm suy yếu nền kinh tế Nga và sẽ phá hủy vị thế siêu cường năng lượng của nước này. Điều đó có thực sự xảy ra?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế Nga: Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế phương Đông 2022 (EEF) tại Vladivostok, Nga, ngày 7/9. Phát biểu tại đây, ông Putin cho rằng, cô lập Nga trong thế giới hiện đại là nhiệm vụ bất khả thi và Moscow sẽ đẩy lùi mọi toan tính muốn gạt nước này khỏi trường quốc tế. (Nguồn: TASS)
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế phương Đông 2022 tại Vladivostok, Nga, ngày 7/9. Ông Putin khẳng định, nền kinh tế Nga đã ổn định và tình hình được cải thiện hơn so với trước đây. (Nguồn: TASS)

Thành công có còn kéo dài?

Theo tác giả Jennifer Sor trong bài viết xuất bản ngày 18/9 trên Insider, trong những tháng đầu sau khi triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, khả năng phục hồi của Nga khi đối mặt với các lệnh trừng phạt từ phương Tây đã khiến giới quan sát ngạc nhiên.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các lệnh trừng phạt sâu rộng từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Nhật Bản, Anh có khả năng ảnh hưởng tới nền kinh tế Nga trong nhiều năm tới và vị thế siêu cường năng lượng của Moscow có thể giảm sút đáng kể.

Đối mặt với những đòn trừng phạt ban đầu của phương Tây, Nga đã dùng năng lượng làm đòn trả đũa, tăng cường giao thương với các quốc gia "thân thiện" và củng cố quan hệ với nhiều đối tác.

Giới phân tích nhận định, Nga đã bước đầu đạt được một số thành công. Gần đây nhất, Moscow đã dừng vô thời hạn hoạt động của đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1) dẫn khí đốt tới châu Âu và tăng cường bán nhiên liệu cho các khách hàng lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Việc bán năng lượng cho hai quốc gia này đã giúp Nga thu về hơn 24 tỷ USD chỉ trong 3 tháng đầu sau chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Nhưng theo Yuriy Gorodnichenko, một nhà kinh tế thuộc Trường ĐH Berkeley California (UC Berkeley), bên dưới lập trường cứng rắn, đã có những dấu hiệu cho thấy Nga có thể phải trả giá.

Chuyên gia Gorodnichenko nói với Insider: “Những gì họ đề xuất làm là một công thức cho sự trì trệ lâu dài”.

Theo giới phân tích, sự tự cô lập của Nga thực sự bắt đầu vào năm 2014, ảnh hưởng tới vị thế kinh tế của nước này trước xung đột. Năm 2021, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga đạt 1,78 nghìn tỷ USD, giảm so với 2,06 nghìn tỷ USD của 7 năm trước đó. Năm nay, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính GDP nước này có thể sẽ giảm thêm khoảng 6%.

Ông Jay Zagorsky, Giáo sư thị trường tại Đại học Boston (Mỹ) cho biết. "Điều xảy ra là, những đòn trả đũa của Nga làm giảm số lượng sản phẩm mà nước này có thể mua. Moscow chỉ có thể mua hàng hóa của Ấn Độ, Trung Quốc, đại loại như vậy. Và khi bạn giới hạn bản thân ở một thị trường cụ thể, bạn thường không nhận được sản phẩm chất lượng cao nhất hoặc giá tốt nhất".

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần (12-18/9): Xe tăng Ukraine trên đường Kharkov được ‘giải phóng’, lý do Tổng thống Nga đánh giá cao Trung Quốc, tập trận ở Colombia Ảnh ấn tượng tuần (12-18/9): Xe tăng Ukraine trên đường Kharkov, lý do Tổng thống Nga đánh giá cao Trung Quốc, tập trận ở Colombia

Điều đó có nghĩa là, lệnh cấm thanh toán của Nga đối với đồng USD "không thân thiện" - vốn chiếm 88% giao dịch ngoại hối toàn cầu - là một rào cản lớn, buộc người bán hàng phải tính thêm phí bảo hiểm và khiến hàng nhập khẩu đắt hơn.

Nhà kinh tế học Paul Krugman thuộc Trung tâm sau đại học của Đại học New York trích dẫn dữ liệu từ Viện Kinh tế quốc tế Peterson cho biết: “Kể từ sau xung đột, thương mại giữa Nga với các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt Moscow đã giảm 60% và thương mại với các nước không sử dụng trừng phạt giảm 40%”.

Lợi thế năng lượng thực sự mờ dần?

Tất cả những điều này tạo ra một “cú đấm” đặc biệt mạnh mẽ đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga.

Năm ngoái, theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), doanh số bán dầu và khí đốt chiếm 45% GDP của Nga. Tuy nhiên, việc duy trì sản xuất năng lượng trong dài hạn phụ thuộc vào việc Moscow có thể mua máy móc và công nghệ cần thiết để sản xuất hay không, trong khi phần lớn các thiết bị này lại được sản xuất ở các quốc gia phương Tây.

Giáo sư Zagorsky nói: "Nhiều bộ dụng cụ và máy móc thăm dò mỏ dầu có công nghệ cực kỳ cao. Chúng ta đang nói về hệ thống GPS và robot hoạt động ở sâu dưới lòng đất”.

Chuyên gia nhận định, việc không có khả năng đầu tư vào công nghệ sẽ là rào cản lớn đối với sự thống trị của Nga trên thị trường năng lượng trong tương lai, đặc biệt là khi châu Âu, khu vực đang bị hạn chế về năng lượng, đang chi ra hàng tỷ USD để tăng sản lượng trong thập niên tới.

Điều này cũng có thể phức tạp hơn bởi trên thực tế, Moscow hiện đang bán dầu cho một số khách hàng như Trung Quốc và Ấn Độ với giá chiết khấu lớn.

Chuyên gia Gorodnichenko cho biết, việc này không chỉ làm giảm doanh thu năng lượng của Nga mà còn buộc quốc gia này phải nhượng lại phần lớn quyền lực của mình trên thị trường dầu mỏ.

Đó có thể là một trong những lý do tại sao Nga ghi nhận những tổn thất về kinh tế kể từ sau xung đột. Theo Bloomberg, số liệu kinh tế tháng 8/2022 cho thấy doanh thu từ xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga giảm mạnh.

Bộ Tài chính Nga không công bố báo cáo hằng tháng, nhưng các tài liệu nội bộ được Bloomberg thông tin cho thấy, Moscow đã gánh chịu "tổn thất trực tiếp" hàng tỷ USD từ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Thặng dư ngân sách của nước này đã giảm 137 tỷ Ruble, tương đương 2,1 tỷ USD, tính đến tháng 8/2022.

Theo đó, thặng dư ngân sách của nước này cho năm 2022 gần như đã “bốc hơi” sau khi xuất khẩu năng lượng giảm mạnh trong tháng 8 dẫn đến thâm hụt hằng tháng lên tới 360 tỷ Ruble (5,9 tỷ USD).

Nga ghi nhận thặng dư gần 500 tỷ Ruble trong 7 tháng đầu năm. Nhưng tổng cộng lũy ​​kế đã giảm xuống chỉ còn 137 tỷ Ruble vào tháng 8, cho thấy mức thâm hụt lớn, nguyên nhân là doanh thu từ dầu khí giảm mạnh.

Nga-châu Âu: Khi một bên dùng khí đốt thắt chặt ‘đinh vít địa chính trị’, trừng phạt vẫn là ‘cơn gió ngược’? (Nguồn: AA)
Nga dừng vô thời hạn hoạt động của đường ống Nord Stream 1 dẫn khí đốt tới châu Âu. (Nguồn: AA)

Kinh tế Nga vẫn trụ vững?

Trong bản báo cáo cập nhật mới nhất, IMF bất ngờ khi kinh tế Nga dường như đang tăng trưởng tốt hơn mong đợi. Tổng thể GDP Nga năm nay dự kiến chỉ giảm 6%.

Điều đó cho thấy sức chống chịu của nền kinh tế này đang rất tốt, dường như Moscow đã hóa giải thành công các đòn trừng phạt của phương Tây. Nhiều trang báo Nga thậm chí còn sử dụng từ "vô hiệu hóa" đòn trừng phạt.

Theo dự báo của Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra vào đầu tháng 8/2022, GDP của Nga sẽ suy giảm 7% trong quý III năm nay với mức lạm phát 14,6%. Nền kinh tế xứ sở bạch dương dự kiến sẽ có một cuộc suy thoái kéo dài đến giữa năm 2023, dù không sâu như ước tính trước đó.

Trong bối cảnh hiện nay, chính phủ Nga cũng đã công bố các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, với các ưu đãi thuế mới, các khoản trợ cấp vốn.

Ngày 7/9, trong bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế phương Đông, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, nền kinh tế nước này đã ổn định và tình hình được cải thiện hơn so với trước đây.

Theo nhà lãnh đạo Nga, tình hình cơ bản đã tốt lên dù vẫn tồn tại những vấn đề ở một số ngành, lĩnh vực và các doanh nghiệp nhất định, đặc biệt là những doanh nghiệp gắn với nguồn cung từ châu Âu hoặc cung cấp sản phẩm cho châu lục này.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Nga trong tháng 6/2022 ở mức thấp lịch sử, chưa tới 4% và “trong điều kiện ngày nay, đây là thành tựu rất quan trọng”.

Tổng thống Putin khẳng định, Nga có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể tự cung, tự cấp đầy đủ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nước này đã bảo vệ thành công lĩnh vực khai thác mỏ của mình.

Ảnh ấn tượng tuần (12-18/9): Xe tăng Ukraine trên đường Kharkov được ‘giải phóng’, lý do Tổng thống Nga đánh giá cao Trung Quốc, tập trận ở Colombia

Ảnh ấn tượng tuần (12-18/9): Xe tăng Ukraine trên đường Kharkov được ‘giải phóng’, lý do Tổng thống Nga đánh giá cao Trung Quốc, tập trận ở Colombia

Xung đột Nga-Ukraine, Kiev thông báo ‘giải phóng’ một khu vực ở Kharkov, lãnh đạo Nga-Trung Quốc gặp nhau bên lề Thượng đỉnh SCO, cháy ...

WB cảnh báo suy thoái kinh tế toàn cầu và hạ tăng trưởng còn 2,9%

WB cảnh báo suy thoái kinh tế toàn cầu và hạ tăng trưởng còn 2,9%

Ngày 15/9, ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang gia tăng trong bối cảnh các ngân ...

Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/9): Nóng rẫy ‘cuộc chiến’ khí đốt Nga-EU, Moscow phản pháo gắt bình luận ‘sẽ phải tự đốt nhiên liệu’, Mỹ chưa suy thoái

Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/9): Nóng rẫy ‘cuộc chiến’ khí đốt Nga-EU, Moscow phản pháo gắt bình luận ‘sẽ phải tự đốt nhiên liệu’, Mỹ chưa suy thoái

Nga-châu Âu tiếp tục căng thẳng liên quan nguồn cung khí đốt, EU gia hạn lệnh trừng phạt Moscow, Mỹ đối mặt nguy cơ suy ...

Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/9): Kinh tế Nga ‘đã tốt lên’, ông Putin dọa cúp hoàn toàn dầu và khí đốt cho châu Âu, chưa nới được ‘nút thắt’ Mỹ-Trung

Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/9): Kinh tế Nga ‘đã tốt lên’, ông Putin dọa cúp hoàn toàn dầu và khí đốt cho châu Âu, chưa nới được ‘nút thắt’ Mỹ-Trung

Mỹ giữ nguyên mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, Nga lạc quan, Tổng thống Nga Putin dọa cắt hoàn toàn nguồn cung dầu ...

Mây suy thoái đang tích tụ, cả ba 'đầu tầu' trục trặc - kinh tế thế giới sẽ chạy ra sao?

Mây suy thoái đang tích tụ, cả ba 'đầu tầu' trục trặc - kinh tế thế giới sẽ chạy ra sao?

Châu Âu có nguy cơ rơi vào khủng hoảng khí đốt, Mỹ liên tục tăng lãi suất, Trung Quốc phong tỏa các thành phố lớn ...

(theo Insider, TASS)

Đọc thêm

Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa từ bỏ việc mua máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của châu Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Güler trả lời CNN.
'Hiệp định Geneva là thắng lợi lớn của đất nước chúng ta'

'Hiệp định Geneva là thắng lợi lớn của đất nước chúng ta'

Ba tôi - Đại tá Hà Văn Lâu thường căn dặn con cháu lúc nào mình cũng phải giữ bình tĩnh, tim phải nóng và đầu phải lạnh.
Giá heo hơi hôm nay 5/5: Giá heo hơi miền Nam có nơi tăng vọt 3.000 đồng/kg, thị trường sẽ tiếp tục phục hồi

Giá heo hơi hôm nay 5/5: Giá heo hơi miền Nam có nơi tăng vọt 3.000 đồng/kg, thị trường sẽ tiếp tục phục hồi

Giá heo hơi hôm nay 5/5 ở khu vực miền Nam tăng 1.000-3.000 đồng/kg ở nhiều nơi, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tri ân và tưởng nhớ các anh hùng đã nằm xuống tại mảnh đất Điện Biên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tri ân và tưởng nhớ các anh hùng đã nằm xuống tại mảnh đất Điện Biên

Nhiều cựu chiến binh ngoài 90 tuổi từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, đã đến Nghĩa trang liệt sĩ Đồi A1 để tưởng nhớ đồng đội ...
PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số
Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Trên trang cá nhân, Thúy Diễm thường xuyên khoe sắc vóc rạng rỡ, ngọt ngào và không kém phần gợi cảm.
Giá heo hơi hôm nay 5/5: Giá heo hơi miền Nam có nơi tăng vọt 3.000 đồng/kg, thị trường sẽ tiếp tục phục hồi

Giá heo hơi hôm nay 5/5: Giá heo hơi miền Nam có nơi tăng vọt 3.000 đồng/kg, thị trường sẽ tiếp tục phục hồi

Giá heo hơi hôm nay 5/5 ở khu vực miền Nam tăng 1.000-3.000 đồng/kg ở nhiều nơi, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số
Giá tiêu hôm nay 5/5/2024, thị trường tích cực, tiêu Việt xuất khẩu giảm về lượng, tăng về kim ngạch, vẫn thua đối thủ về giá

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024, thị trường tích cực, tiêu Việt xuất khẩu giảm về lượng, tăng về kim ngạch, vẫn thua đối thủ về giá

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 100.000 – 101.000 đồng/kg.
Việt Nam quyết tâm cao trong theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip

Việt Nam quyết tâm cao trong theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời báo chí về vấn đề thu hút FDI đối với những lĩnh vực như bán dẫn và các ngành công nghệ chip.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực

Chiều 4/5, Bộ trưởng Trần Văn Sơn chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4.
Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Phiên bản di động