Nhỏ Bình thường Lớn

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Các nhà kinh tế Mỹ và người dân nước này dường như sống trong hai thực tế khác nhau - sự bất đồng quan điểm này cuối cùng có thể quyết định ai sẽ là chủ nhân mới của Nhà Trắng, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris.
Bầu cử Mỹ: Ông Trump và bà Harris đều ‘đánh’ vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng
Khi ngày bầu cử Mỹ đến gần và cử tri liên tục nói rằng nền kinh tế là vấn đề quan tâm số một của họ, thì việc tìm hiểu lý do tại sao cử tri lại cảm thấy buồn như vậy chưa bao giờ trở nên cấp thiết đến thế. (Nguồn: The Guardian)

>>> Xem TRỰC TIẾP bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 >>> tại đây !!!


Kinh tế - vấn đề quan tâm hàng đầu của cử tri

Theo các nhà kinh tế Mỹ, vài tháng qua tràn ngập những tin tức lạc quan với quốc gia này. Lạm phát chỉ cao hơn một chút so với mức trước đại dịch Covid-19 (2020), tỷ lệ thất nghiệp gần mức thấp nhất trong 50 năm. Thị trường chứng khoán liên tục đạt mức cao kỷ lục.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất vào tháng trước, lần đầu tiên kể từ năm 2020. Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn nói rằng nền kinh tế Mỹ hiện đang là một trong những nền kinh tế tốt nhất trong nhiều thập niên.

Tuy nhiên, khi nước Mỹ càng ở thời khắc của cuộc bầu cử Tổng thống 2024, với cuộc đua tranh sít sao giữa ứng viên đảng Dân chủ, đương kim Phó Tổng thống Kamala Harris và đại diện đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump, nhiều người dân quốc gia này tin rằng nền kinh tế đang kém lạc quan.

Paul Spehar, 62 tuổi, kỹ thuật viên một công ty bảo trì có trụ sở tại Daytona Beach, Florida, cho biết, trong khi các báo cáo chỉ ra rằng nền kinh tế đang hoạt động tốt thì ông lại chỉ thấy tiền tiết kiệm của mình giảm đi. Số tiền chi cho bảo hiểm ô tô đã tăng gấp ba lần trong ba năm qua và ông đã phải gánh khoản nợ 2.000 USD thanh toán viện phí một ca phẫu thuật gần đây. Khi Spehar nghỉ hưu, ông sẽ phải hoàn toàn dựa vào an sinh xã hội.

Ông Spehar nói: "Hệ thống này không phù hợp với những người như tôi".

Đây là một quan điểm chung. Trong một cuộc thăm dò do Harris Poll thực hiện độc quyền cho tờ The Guardian vào tháng 9 vừa qua, gần 50% người Mỹ được hỏi tin rằng đất nước đang trải qua suy thoái; hơn 60% cho rằng lạm phát đang gia tăng và 50% nhận định tỷ lệ thất nghiệp cũng đang gia tăng.

Ngay cả những người có thể biết các nhà kinh tế đang nói gì cũng không cảm thấy lạc quan: 73% cho biết thật khó để vui về bất kỳ tin tức kinh tế tích cực nào khi họ cảm thấy bị siết chặt về tài chính mỗi tháng.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ

Khi ngày bầu cử đến gần, và cử tri liên tục nói rằng nền kinh tế là vấn đề quan tâm số một của họ, thì việc tìm hiểu lý do tại sao cử tri lại cảm thấy buồn như vậy chưa bao giờ trở nên cấp thiết đến thế. Vậy tại sao các nhà kinh tế và người dân Mỹ dường như sống trong hai thực tế khác nhau? Câu trả lời có thể phụ thuộc vào cách họ nhìn nhận về lạm phát.

Đối với các nhà kinh tế, lạm phát là “một thứ mang tính danh nghĩa", Stefanie Stantcheva, một nhà kinh tế tại Đại học Harvard cho biết.

Nói cách khác, đối với họ, lạm phát là một thước đo - một thước đo quan trọng, đặc biệt là dưới quan điểm của Fed, cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Nhưng đối với người dân Mỹ bình thường, lạm phát là một trải nghiệm sống.

"Những trải nghiệm sống dạy cho chúng ta rất nhiều điều và chúng cho thấy rằng mọi người đang phải chịu đựng rất nhiều từ lạm phát, có lẽ nhiều hơn những con số được công bố", bà Stantcheva cho biết.

Nhà nghiên cứu nói thêm: "Tôi nghĩ điều quan trọng là không chỉ nhìn vào con số đó và nói rằng, 'Ồ, đây là những gì về chỉ số giá tiêu dùng (CPI)… Mọi người có trải nghiệm khác với điều đó và những trải nghiệm này nên được coi trọng".

Bà Stantcheva cho biết, con số "danh nghĩa" gợi lên cảm giác tức giận, sợ hãi, lo lắng và căng thẳng - cùng với cảm giác bất bình đẳng và bất công, khi mọi người được hỏi những câu hỏi mở về việc lạm phát khiến họ cảm thấy thế nào.

Theo chuyên gia này, mọi người "nghĩ rằng tiền lương không theo kịp giá cả, vì vậy, mức sống của họ đang bị xói mòn. Lạm phát ảnh hưởng đến chúng ta với tư cách là người tiêu dùng, người lao động, người nắm giữ tài sản và cả về mặt cảm xúc. Nó ảnh hưởng tới rất nhiều người, đặc biệt là những người có thu nhập thấp".

Lạm phát tại nền kinh tế lớn số 1 thế giới đã đạt đỉnh vào mùa Hè năm 2022 ở mức 9,1% - cao nhất kể từ đầu những năm 1980. Phải mất hơn hai năm để con số này trở lại mức dưới 3%.

Để giải quyết tình trạng giá cả tăng cao, Fed bắt đầu tăng lãi suất, khiến chi phí vay đắt đỏ hơn. Biện pháp này đã có hiệu quả, nhưng đối với nhiều người, dữ liệu kinh tế và thực tế của những trải nghiệm sống đã không đồng nhất.

Đối với các nhà kinh tế, có vẻ như Fed đã thực hiện được điều mà họ gọi là hạ cánh mềm - một kỳ tích hiếm hoi khi lạm phát giảm, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn tương đối thấp. Ngược lại, hạ cánh cứng - mà nhiều nhà kinh tế đã dự báo - có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng khi lạm phát giảm, gây ra suy thoái.

Nhưng đối với nhiều người Mỹ, đây không phải là hạ cánh mềm.

Lạm phát giảm không có nghĩa là giá cả giảm, mà đó sẽ là giảm phát, đây thực sự là một dấu hiệu xấu cho nền kinh tế. Vì vậy, giá cả đã và sẽ vẫn ở mức cao. Ví dụ, giá thực phẩm đã tăng 25% từ năm 2019 đến năm 2023, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Tác động của lãi suất cao hơn cũng mất thời gian để lan tỏa khắp nền kinh tế, vì vậy, ngoài lạm phát, người Mỹ vẫn đang phải chịu lãi suất cao. Khi giá cả tăng, chi phí vay tiền mua nhà, ô tô và lãi suất trên hóa đơn thẻ tín dụng cũng tăng theo.

Ông John Gerzema, Tổng giám đốc điều hành của Harris Poll, cho biết, những gì các nhà kinh tế gọi là hạ cánh mềm "hoàn toàn trái ngược với người Mỹ bình thường, những người thấy mình đang ở giữa cơn hỗn loạn".

Trong khi các nhà kinh tế và chính quyền Tổng thống Joe Biden ăn mừng vì tỷ lệ thất nghiệp thấp, thì người Mỹ bình thường khó có thể yên lòng với tin tốt lành này ngay cả khi họ vẫn có việc làm.

Bầu cử Mỹ: Ông Trump và bà Harris đều ‘đánh’ vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng
Có một điều mà cả ông Donald Trump và bà Kamala Harris dường như đều đồng ý là lạm phát đã gây tổn hại cho người Mỹ và họ đang hành động để khắc phục tình trạng này. (Nguồn: Getty Images)

Mục tiêu chung giữa hai ứng viên Tổng thống

Ông Gerzema cho biết, “khi bạn thất nghiệp, đó là vấn đề cá nhân. Đối với hầu hết mọi người, thất nghiệp không phải là yếu tố lớn trong cuộc sống của họ. Nhưng lạm phát là vấn đề cá nhân dai dẳng. Mỗi tuần, nó lại thay đổi mức sống của bạn".

MaryKate, 25 tuổi, cho biết cô vẫn đang sống ở nhà với bố mẹ vì tiền thuê nhà quá đắt. Khi tốt nghiệp đại học vào năm 2021, cô mất một năm để tìm được một công việc toàn thời gian có chế độ phúc lợi và việc tiết kiệm tiền để chuyển ra ở riêng rất khó khăn. Gần đây, cô đã vay tiền mua một chiếc ô tô mới để đi làm hằng ngày.

MaryKate nói: “Tôi không có ý định ở chung với bố mẹ lâu như vậy. Điều đó cản trở sự phát triển cá nhân của tôi”.

Cô nghĩ về cách cha mẹ mình có thể vươn lên từ tầng lớp trung lưu thấp lên tầng lớp trung lưu trong suốt cuộc đời của họ, và không cảm thấy rằng sự linh hoạt mà họ đã trải qua là điều cô có thể áp dụng.

Cô gái trẻ 25 tuổi nói: “Ít nhất là trong gia đình tôi, mọi người luôn có suy nghĩ rằng thế hệ tiếp theo sẽ làm tốt hơn thế hệ trước. Tôi không biết liệu điều đó có nhất thiết đúng với tôi hay không”.

Đây là quan điểm mà nhiều người Mỹ chia sẻ. Trong cuộc thăm dò nói trên, 42% người Mỹ được hỏi cho biết họ không khá giả hơn về mặt tài chính so với cha mẹ khi ở độ tuổi của họ.

Có một điều mà cả ông Donald Trump và bà Kamala Harris dường như đều đồng ý là lạm phát đã gây tổn hại cho người Mỹ và họ đang hành động để khắc phục tình trạng này. Đó là lý do khiến ông Trump đề xuất chấm dứt thuế đối với tiền boa tại một cuộc biểu tình ở Las Vegas, trong khi bà Harris đã chuyển trọng tâm của mình khỏi học thuyết Bidenomics - đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thúc đẩy ngành công nghiệp chip của Mỹ - sang đưa chi phí nhà ở và kiềm chế tình trạng tăng giá vào trọng tâm các đề xuất kinh tế của mình.

Ông Gerzema cho biết những loại chính sách này là "lời kêu gọi có liên quan đến cá nhân" tập trung vào các "điểm ảnh" chi tiết của nền kinh tế, chứ không phải bức tranh tổng thể. Sức mua, cảm nhận cá nhân về an ninh việc làm, các khoản vay sinh viên, giá xăng - tất cả đều là những “điểm ảnh” tạo nên bức ảnh về nền kinh tế cá nhân của một người.

Tổng giám đốc điều hành của Harris Poll nói: "Tôi nghĩ rằng các điểm ảnh trở nên vô cùng quan trọng vì khi bạn nhìn vào nó, bạn thực sự bắt đầu hiểu một bức ảnh khác".

Cả hai ứng cử viên Tổng thống dường như đều hiểu rằng phần lớn cuộc bầu cử phụ thuộc vào những cảm xúc này và các cử tri của nước Mỹ sẽ chọn người mà họ cho rằng hiểu họ nhất.

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Hành trình trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2024 của ông Donald Trump và Kamala Harris có rất nhiều ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Chỉ vài tiếng nữa, nước Mỹ chính thức bước vào cuộc bầu cử tổng thống thứ 47, cả 3 mô hình dự báo kết quả ...

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 ...

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Lý do ...

Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Thị trường quý III/2024 chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng biến động giá cục bộ tại một số phân khúc; ...

(theo The Guardian)