Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng vượt kỳ vọng. (Nguồn: AFP) |
Con số tăng trưởng trên cao hơn kỳ vọng của thị trường. Trước đó, các nhà kinh tế được hãng tin Reuters khảo sát cho rằng, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng 3,1% trong quý II/2023.
Theo ông Marcel Thieliant, người đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Capital Economics, nền kinh tế quốc gia Mặt trời mọc đã tăng trưởng với tốc độ "cực kỳ nhanh".
Kinh tế Trung Quốc chậm lại, thế giới tổn thương? |
Tin liên quan |
Trang New York Times đánh giá, tốc độ tăng trưởng tích cực của Nhật Bản được thúc đẩy bởi xuất khẩu khi quý II/2023, lĩnh vực này tăng 3,2% so với quý trước. Kết quả này cho thấy, mạng lưới hậu cần toàn cầu phần lớn đã giải quyết được các nút thắt.
Thời gian qua, vấn đề hậu cần đã khiến nguồn cung các linh kiện quan trọng cho ngành ô tô và các ngành công nghiệp khác của đất nước gặp khó.
Bên cạnh đó, Tokyo được hưởng lợi từ lĩnh vực du lịch. Một lượng lớn khách du lịch đã "đổ bộ" vào Nhật Bản, sau khi nước này dỡ bỏ các hạn chế vì đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, chi tiêu của người tiêu dùng trong nước vẫn bị đè nặng bởi vấn đề lạm phát và sự suy yếu của đồng Yen. Chi tiêu tiêu dùng cá nhân bất ngờ giảm 0,5% trong quý II/2023 so với quý I/2023.
Quốc gia Đông Bắc Á phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lương thực và năng lượng. Đồng Yen ở mức thấp kéo dài so với USD đã đẩy chi phí nhập khẩu tăng cao, dẫn đến tình trạng lạm phát dai dẳng.
Sự mất giá của đồng nội tệ chủ yếu là do chính sách tiền tệ nước này, vốn giữ lãi suất ở mức rất thấp - ngay cả khi Mỹ và hàng loạt nền kinh tế lớn trên thế giới tăng lãi suất.
Ông Takahide Kiuchi, nhà kinh tế tại Viện nghiên cứu Nomura khẳng định: "Đồng Yen yếu là 'con dao hai lưỡi' đối với nền kinh tế. Đây có thể là một điều tích cực cho các nhà xuất khẩu, giúp tăng khả năng cạnh tranh và doanh thu nhưng tiêu dùng lại suy yếu".
Người tiêu dùng cũng cảm thấy những tác động trễ của việc đồng Yen giảm giá mạnh, khi các doanh nghiệp chuyển chi phí nhập khẩu cao hơn sang người tiêu dùng. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda thừa nhận, giá cả tăng cao là "gánh nặng lớn" đối với các hộ gia đình.
Từ lâu, Nhật Bản đã chứng kiến mức tăng trưởng tương đối thấp. Lợi nhuận và tiền lương liên tục giảm trong nhiều thập niên. Vấn đề dường như có thể trở nên tồi tệ hơn khi dân số giảm và già đi với tốc độ nhanh.
Quốc gia này đã nỗ lực vượt qua "sức ỳ kinh tế" bằng chi tiêu khổng lồ của chính phủ và lãi suất siêu thấp, nhằm khuyến khích các công ty và hộ gia đình vay mượn. Dù vậy, trong nhiều năm, tăng trưởng vẫn yếu hơn so với kỳ vọng.
New York Times cho hay, con số tăng trưởng mới nhất của Nhật Bản có thể thay đổi tình hình. Đây là dấu hiệu của những điều tốt đẹp sắp tới.
Ông Izumi Devalier, nhà kinh tế trưởng Nhật Bản tại Bank of America nhận định, tương lai kinh tế của quốc gia châu Á có vẻ “khá tươi sáng”. Sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sẽ tạo tiền đề cho việc tăng tiền lương và lợi nhuận doanh nghiệp bị đình trệ lâu nay. Điều này cũng sẽ tạo điều kiện để BOJ bắt đầu thay đổi chính sách tiền tệ siêu lỏng.
| Châu Âu ráo riết 'mở chiến dịch’ chip, đuổi theo Mỹ và Trung Quốc, tìm bình minh mới cho tương lai? Mùa Hè ở châu Âu thường là thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để chuẩn bị tâm thế tiến vào một mùa Thu và ... |
| Bị Mỹ 'siết gọng kìm', Trung Quốc 'tung chiêu mới' thu hút đầu tư nước ngoài Quốc vụ viện Trung Quốc thông báo ngày 13/8 cơ quan này đã ban hành thông tư hướng dẫn tối ưu hóa môi trường đầu ... |
| Kinh tế Trung Quốc chậm lại, thế giới tổn thương? Trong hơn một phần tư thế kỷ, Trung Quốc luôn dịch chuyển đi lên và phát triển không ngừng. Hiện tại, hoạt động kinh tế ... |
| Ào ạt bán USD và Euro, Nga hướng tới đồng tiền của các 'quốc gia thân thiện' Trong bản đánh giá rủi ro tài chính hàng tháng được công bố gần đây, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, việc tỷ giá ... |
| Lộ thời điểm Fed bắt đầu hạ lãi suất Các nhà kinh tế học thuộc Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs dự đoán, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ ... |