Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế thế giới: Những cảnh báo không thể bỏ qua!

Nền kinh tế thế giới lao đao bởi một loạt vấn đề hóc búa, từ lo ngại về xung đột tại Ukraine, khủng hoảng nợ toàn cầu, lạm phát cao và “sức khỏe” của ngành ngân hàng...
IMF dự báo kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 1990. (Nguồn: Current Affairs)
IMF dự báo kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 1990. (Nguồn: Current Affairs)

Trong bối cảnh đó, tại Hội nghị mùa Xuân 2023 của WB và IMF (từ ngày 10-16/4) với chủ đề “Con đường phía trước: Xây dựng khả năng phục hồi và định hình lại sự phát triển”, IMF đưa ra dự báo kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 1990. Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF, “về trung hạn, nền kinh tế thế giới hiện không được kỳ vọng sẽ quay trở lại với tốc độ tăng trưởng như trước đại dịch”.

Bi quan về triển vọng trung hạn

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại từ 6% năm 2021 xuống 2,8% trong năm nay, sau đó dao động ở mức khoảng 3% vào các năm tiếp theo đến 2028. Đây là mức dự báo năm năm thấp nhất kể từ khi tổ chức này bắt đầu đưa ra dự báo tăng trưởng năm năm vào năm 1990.

Theo các nhà phân tích, rủi ro lây lan của hệ thống ngân hàng vừa qua đã được ngăn chặn nhờ hành động chính sách mạnh mẽ sau sự thất bại của hai ngân hàng Mỹ và việc sáp nhập bắt buộc của Credit Suisse. Chính tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực này tạo thêm bất ổn khác cho triển vọng kinh tế toàn cầu, hệ quả từ chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế mức lạm phát cao và dai dẳng, tác động lan tỏa từ cuộc xung đột tại Ukraine và sự chia rẽ về kinh tế ngày càng tăng, làm giảm hoạt động cũng như các sản lượng kinh tế.

IMF dự báo lạm phát toàn cầu sẽ giảm xuống 7% trong năm nay, thấp hơn so với mức 8,7% của năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% mà nhiều ngân hàng trung ương đề ra. Trong khi đó, những điểm yếu tiềm ẩn trên các thị trường tài chính có nguy cơ bùng phát thành một cuộc khủng hoảng mới và ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu. Những điểm yếu đó có thể đơn giản chỉ là thiếu sự chuẩn bị để ứng phó với tác động của việc tăng lãi suất.

Trong khi đó, các chuyên gia WB cho rằng, các cuộc khủng hoảng đa chiều và liên tiếp vài năm gần đây đã chấm dứt thời kỳ tăng trưởng bền vững của nền kinh tế thế giới trong hơn hai thập niên qua.

Sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó nổi bật là đại dịch và xung đột tại Ukraine, cùng rủi ro trong lĩnh vực tài chính ở Mỹ và châu Âu, khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc. WB từng dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 1,7% trong năm 2023.

Nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas cho rằng, lạm phát vẫn là vấn đề đáng lo ngại và việc ổn định giá cần được ưu tiên giải quyết hơn. Theo ông, “các ngân hàng trung ương không nên ngừng cuộc chiến chống lạm phát vì những rủi ro về ổn định tài chính, có vẻ “rất khó kiểm soát”.

Tác động từ khủng hoảng ngân hàng có đáng sợ?

Nền kinh tế toàn cầu bị cảnh báo về những rủi ro do mất ổn định tài chính vì sự hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng. Lãi suất tăng gây áp lực lên các khoản nợ, dẫn đến “căng thẳng” ở các nền kinh tế hàng đầu, bao gồm cả ngân hàng cho vay.

Báo cáo mới nhất của IMF bao gồm hai kịch bản với tăng trưởng toàn cầu trong các điều kiện tình hình tài chính tệ vừa phải hoặc rối loạn nghiêm trọng.

Trong kịch bản thứ nhất “có thể xảy ra”, khi căng thẳng đối với các ngân hàng dễ bị tổn thương tạo ra một tình huống mà “các điều kiện cấp vốn của tất cả các ngân hàng đều thắt chặt”, các điều kiện tài chính này có thể làm giảm 0,3% tăng trưởng toàn cầu cho năm 2023, xuống còn 2,5% và mức tăng trưởng của các nền kinh tế tiên tiến giảm xuống dưới 1%.

Ở kịch bản suy thoái nghiêm trọng, với tác động rộng lớn hơn nhiều từ rủi ro bảng cân đối kế toán ngân hàng, dẫn đến việc cắt giảm mạnh hoạt động cho vay ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác, sự sụt giảm lớn trong chi tiêu hộ gia đình và dòng vốn đầu tư. Khi đó, các nền kinh tế thị trường mới nổi sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do nhu cầu xuất khẩu giảm, đồng tiền mất giá và lạm phát bùng phát.

Theo các nhà phân tích, kịch bản xấu nhất này có 15% xác suất xảy ra, có thể làm giảm mức tăng trưởng năm 2023 tới 1,8%, xuống còn 1,0%, có nghĩa là tăng trưởng GDP bình quân đầu người gần như bằng 0. Tác động tiêu cực có thể bằng khoảng 1/4 tác động suy thoái của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.

Các rủi ro tiêu cực khác được nhấn mạnh, bao gồm lạm phát cao liên tục đòi hỏi phải tăng lãi suất mạnh mẽ hơn của ngân hàng trung ương, leo thang xung đột Nga-Ukraine và những thất bại trong quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc sau Covid-19, bao gồm cả những khó khăn ngày càng trầm trọng trong lĩnh vực bất động sản.

Kinh tế thế giới: Những cảnh báo không thể bỏ qua!
Tại Hội nghị mùa Xuân 2023, các quan chức IMF và WB cảnh báo về những sai lầm có thể xảy ra trong thời gian tới. (Nguồn: IMF)

Lạm phát sẽ là phép thử

Gặp mặt tại Hội nghị mùa Xuân lần này, các quan chức tài chính hàng đầu và các quan chức ngân hàng trung ương cổ vũ nhau về chặng đường khó khăn mà các nền kinh tế vừa vượt qua. Tuy nhiên, lạm phát chính là phép thử, kiểm định sự phục hồi mong manh của nền kinh tế toàn cầu sau khi vượt qua Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine.

Nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng 3,4% trong năm ngoái ngay cả trong tác động từ xung đột, thúc đẩy giá năng lượng và thực phẩm. Mặc dù mức tăng trưởng dự kiến của năm nay là 2,8% không phải là xuất sắc, vẫn tốt hơn nhiều so với những sụt giảm năm 2020 trong bối cảnh đại dịch.

Tuy nhiên, các quan chức IMF và WB cảnh báo về những sai lầm có thể xảy ra trong thời gian tới. Lạm phát vẫn dai dẳng ở Mỹ và nhiều quốc gia, khiến khả năng ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất rất cao.

Lãi suất cao hơn ở Mỹ, giá USD cao hơn có thể làm trầm trọng những khó khăn của nhiều quốc gia đang phát triển, vốn đã phải đối mặt với chi phí thực phẩm và năng lượng nhập khẩu tăng vọt và các khoản nợ phình to.

Hiệu ứng Mona Lisa

Giới quan sát cho rằng, với những dự báo liên tục được cập nhật và thay đổi, nền kinh tế toàn cầu đang trải qua hiệu ứng Mona Lisa.

Nếu bức họa nổi tiếng của danh họa Leonardo Da Vinci đã đạt đến hiệu ứng mơ hồ, khiến người xem không thể xác định chính xác nụ cười của nàng Mona Lisa trên bức tranh, thì hiện người ta cũng không chắc chuyện gì đang xảy ra với nền kinh tế toàn cầu.

Nền kinh tế hậu đại dịch được ví như bức tranh nàng Mona Lisa, mỗi lần nhìn sẽ thấy một cái gì đó khác nhau. Sau sự hỗn loạn trong ngành ngân hàng, nhiều nhà phân tích tin rằng, nền kinh tế thế giới đang hướng tới một cuộc suy thoái “hạ cánh cứng”.

Dường như rất ít người mong đợi một kịch bản “không hạ cánh”, trong đó nền kinh tế không bị ảnh hưởng bởi lãi suất tăng. Đây là quan điểm mới xuất hiện chỉ vài tuần trước, thay thế quan điểm phổ biến vào cuối năm 2022, rằng chắc chắn chỉ có một cuộc suy thoái nhẹ.

Tóm lại, hiệu ứng Mona Lisa đang cho thấy, mọi dự đoán đều đang rất mông lung.

Thế giới liêu xiêu trước 'gió ngược' nhưng Trung Quốc, Ấn Độ sẽ vẫn tỏa sáng

Thế giới liêu xiêu trước 'gió ngược' nhưng Trung Quốc, Ấn Độ sẽ vẫn tỏa sáng

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc và Ấn Độ - hai quốc gia đông dân nhất thế giới - dự kiến ​​sẽ ...

Kinh tế tuần hoàn - xu thế không thể đảo ngược

Kinh tế tuần hoàn - xu thế không thể đảo ngược

Trước những thách thức về cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… đang tác động tiêu cực đến quá ...

Tiềm năng còn lâu mới cạn kiệt, kinh tế Trung Quốc bắt kịp Mỹ - xu thế không thể đảo ngược?

Tiềm năng còn lâu mới cạn kiệt, kinh tế Trung Quốc bắt kịp Mỹ - xu thế không thể đảo ngược?

Kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 5% trong năm 2023 - tại sao lại đặt mục tiêu thấp nhất trong hàng chục năm ...

Cỗ máy kinh tế đang bị tổn thương, Trung Quốc vẫn tự tin với vị thế 'công xưởng thế giới'

Cỗ máy kinh tế đang bị tổn thương, Trung Quốc vẫn tự tin với vị thế 'công xưởng thế giới'

Trung Quốc có thể mất một thời gian nữa để vận hành lại cỗ máy kinh tế đang bị tổn thương, nhưng quốc gia này ...

Cỗ máy kinh tế đang bị tổn thương, Trung Quốc vẫn tự tin với vị thế 'công xưởng thế giới'

Cỗ máy kinh tế đang bị tổn thương, Trung Quốc vẫn tự tin với vị thế 'công xưởng thế giới'

Trung Quốc có thể mất một thời gian nữa để vận hành lại cỗ máy kinh tế đang bị tổn thương, nhưng quốc gia này ...

Tin cũ hơn

Mỹ mạnh tay kiểm soát xuất khẩu, Trung Quốc tuyên bố cùng Nga có quyền làm điều này Mỹ mạnh tay kiểm soát xuất khẩu, Trung Quốc tuyên bố cùng Nga có quyền làm điều này
Tâm lý kinh doanh giảm xuống mức 'thấp nhất mọi thời đại', doanh nghiệp châu Âu đang muốn rời Trung Quốc? Tâm lý kinh doanh giảm xuống mức 'thấp nhất mọi thời đại', doanh nghiệp châu Âu đang muốn rời Trung Quốc?
'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn 'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn
Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7 Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7
Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’ Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’
Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu
Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng
Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ
'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow 'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow
Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè? Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè?
Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ
Vướng lùm xùm ở Mỹ, TikTok 'phản đòn', lộ 'gương mặt' hưởng lợi từ ứng dụng trăm tỷ USD Vướng lùm xùm ở Mỹ, TikTok 'phản đòn', lộ 'gương mặt' hưởng lợi từ ứng dụng trăm tỷ USD