Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/6): Nga đẩy mạnh giao dịch đồng tiền quốc gia, công ty Mỹ giúp tái thiết Ukraine, Pháp-Đức bất đồng

Hải An
Fed có thể phải tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu dầu của Nga, công ty Mỹ giúp tái thiết Ukraine, Malaysia tăng bậc trong bảng xếp hạng các nền kinh tế cạnh tranh nhất thế… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/6):
Các công ty đầu tư hàng đầu của Mỹ là BlackRock và JPMorgan Chase sẽ giúp Ukraine thành lập một ngân hàng đầu tư để tái thiết nền kinh tế sau khi xảy ra xung đột với Nga. (Nguồn: Reuters)

Kinh tế thế giới

Số lượng máy bay thương mại toàn cầu sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới

Hãng sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) dự kiến số lượng máy bay thương mại được đưa vào hoạt động trên toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới, cao hơn một chút so với dự kiến của đối thủ Airbus vừa công bố.

Boeing dự kiến sẽ có 48.575 máy bay mới được đưa vào sử dụng vào năm 2042, so với 24.500 máy bay trong năm 2022. Bắc Mỹ sẽ chiếm 23% số máy bay mới này, khu vực châu Á-Thái Bình Dương 22%, khu vực Á-Âu 21% và riêng Trung Quốc là 20%.

Tin liên quan
Không phải xung đột Nga-Ukraine hay nhu cầu yếu đáng thất vọng, đây mới là thủ phạm khiến giá dầu và khí đốt ‘rẻ bèo’ Không phải xung đột Nga-Ukraine hay nhu cầu yếu đáng thất vọng, đây mới là thủ phạm khiến giá dầu và khí đốt ‘rẻ bèo’

Năm 2022, Boeing đưa ra dự báo đến năm 2041, thế giới cần 47.080 máy bay. Còn nhà sản xuất đối thủ Airbus cũng vừa đưa ra dự báo rằng nhu cầu thế giới cần 40.850 máy bay chở khách và hàng hóa vào năm 2042, nâng tổng số máy bay toàn cầu lên 46.560 máy bay.

Boeing cũng kỳ vọng các hãng hàng không giá rẻ sẽ tăng gấp đôi quy mô trong 20 năm tới - mức tăng trưởng đáng kể, nhưng chậm hơn so với mức tăng gấp 6 lần trong 20 năm qua.

Nhu cầu đối với máy bay chở hàng cũng sẽ duy trì mạnh mẽ, Boeing dự đoán tốc độ tăng trưởng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ vượt xa tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu. (AFP)

Kinh tế Mỹ

* Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell trong bài phát biểu chuẩn bị cho cuộc điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện (21-22/6) cho biết, Fed có thể phải tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.

Theo ông Powell, gần như toàn bộ các thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang của Fed nhận định sẽ là thích hợp nếu tăng lãi suất vào cuối năm. Fed đã tăng lãi suất 5 điểm phần trăm kể từ tháng 3/2022, từ mức gần 0% lên 5-5,25%. Tuy nhiên, ông Powell nói lạm phát vẫn vượt xa mức mục tiêu dài hạn là 2% mà ngân hàng trung ương Mỹ đặt ra. (AFP)

* Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 20/6, số lượng nhà đơn lập được khởi công xây dựng trong tháng Năm đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 30 năm. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường nhà đất có thể đang chuyển biến tích cực sau khi Fed tạm dừng tăng lãi suất.

So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng nhà ở được khởi công xây dựng trong tháng 5/2023 là 1,631 triệu căn, tăng so với mức 1,34 triệu căn của tháng Tư và là mức cao nhất kể từ tháng 4/2022. Về số lượng, mức tăng 291.000 căn được khởi công xây mới trong tháng Năm là mức cao nhất kể từ tháng 1/1990. Về tỷ lệ phần trăm, tháng 5/2023 ghi nhận mức tăng lớn nhất kể từ tháng 10/2016 là 21,7%.

Số lượng giấy phép xây dựng tương lai trong tháng Năm cũng đã tăng 5,2% lên mức 1,491 triệu, mức cao nhất kể từ tháng 10/2022. (Reuters)

Kinh tế Trung Quốc

* Theo Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc (EUCCC), kinh tế Trung Quốc và toàn cầu suy giảm là vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến các công ty châu Âu tại quốc gia Đông Bắc Á. Số lượng các công ty châu Âu coi Trung Quốc là điểm đến hàng đầu để đầu tư trong tương lai đang ở mức thấp nhất kể từ khi số liệu được thu thập vào năm 2010.

Báo cáo cũng cho biết số lượng các công ty châu Âu công bố doanh thu của họ ở Trung Quốc sụt giảm vào năm 2022 cao gấp ba lần so với năm 2021, trong khi tầm quan trọng của Trung Quốc đối với lợi nhuận toàn cầu của các công ty đã giảm trong năm thứ hai liên tiếp. (Reuters)

* Dữ liệu hải quan của Trung Quốc ngày 20/6 cho thấy, nhập khẩu dầu của Trung Quốc trong tháng 5/2023 đã đạt mức cao nhất kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022.

Trung Quốc đã nhập khẩu 9,71 triệu tấn dầu từ Nga trong tháng 5/2023, tăng mạnh so với mức 5,4 triệu tấn trong tháng 2/2022 và 6,3 triệu tấn vào tháng 3/2022. Các số liệu cho thấy nhập khẩu dầu thô Nga của Trung Quốc kể từ khi căng thẳng Nga-Ukraine diễn ra đã tăng gần gấp hai lần. (AFP)

Kinh tế châu Âu

* Ngày 16/6, Pháp và Đức đã có những bất đồng về cải cách quy tắc tài khóa của EU và hai nước đều tuyên bố đã nhận được sự ủng hộ của nhiều chính phủ châu Âu khác trong một cuộc tranh luận khó có thể được giải quyết trước cuối năm nay.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire chia sẻ: "Trước đây, chúng ta đã cố gắng đưa ra các quy tắc tự động và thống nhất nhưng điều đó đã dẫn đến suy thoái và khó khăn kinh tế, sản lượng và tăng trưởng sụt giảm ở châu Âu".

Trong khi đó, người đồng cấp Đức Christian Lindner có quan điểm ngược lại, cho rằng các quy tắc tự động là rất ổn và cần thiết, các nước cần được đối xử bình đẳng, cần các tiêu chuẩn bằng số và cần một biện pháp bảo vệ chung và không mất quá nhiều thời gian để Ủy ban châu Âu (EC) đàm phán song phương với các quốc gia thành viên. (Reuters)

* Người đứng đầu Cơ quan quản lý năng lượng Đức Klaus Mueller ngày 20/6 đã hoan nghênh các nghị quyết được hội đồng tư vấn thuộc cơ quan này thông qua, theo đó kêu gọi sự chuẩn bị cho mùa Đông tới.

Trên trang Twitter cá nhân, ông Mueller đã gọi các nghị quyết vừa được thông qua là “quan trọng”, cho rằng những nghị quyết này sẽ đảm bảo lập kế hoạch đảm bảo an ninh nguồn cung bằng một cuộc diễn tập, với nhiều kịch bản, khả năng tiết kiệm và số hóa việc quản lý khủng hoảng.

Kế hoạch 9 điểm kêu gọi Cơ quan quản lý năng lượng Đức tiếp cận với các bang muốn tham gia vào cuộc diễn tập chống khủng hoảng, dự kiến tổ chức vào tháng 9/2023, nhằm tránh một kịch bản khủng hoảng có thể diễn ra trong bối cảnh nguồn cung thiếu, giá năng lượng cao, nhất là khi Đức đang trong quá trình chuyển đổi xanh. (TTXVN)

* Từ tháng 1-4 năm nay, giá khách sạn và chỗ ở tại Paris đã tăng gần 30% và Hội đồng thành phố Paris kỳ vọng có thể kìm hãm sự tăng vọt này trước thềm Đại hội thể thao Olympic Paris 2024.

Chỉ trong khoảng thời gian này, đã có khoảng 11,6 triệu lượt khách du lịch đến thăm khu vực Grand Paris, tăng 27,2% so với năm 2022 và gần chạm mốc của năm 2019, một năm trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện.

Ước tính, khách du lịch phải chi trung bình 390 Euro cho chi phí nơi ở bằng thẻ tín dụng so với 365 Euro vào thời điểm trước khi đại dịch bùng phát.

Dự tính có khoảng 37 triệu lượt khách du lịch sẽ ghé thăm Grand Paris trong năm nay, gần bằng mức 38,5 triệu lượt vào năm 2019. (Le Monde)

* Ngày 15/6, bên lề Diễn đàn Kinh tế quốc tế St.Peterburg diễn ra từ 14-17/6, Phó Chủ tịch Ngân hàng VTB của Nga Anatoly Pechatnikov cho hay, ngân hàng này dự kiến mở rộng phạm vi địa lý của chuyển khoản liên quốc gia bằng đồng tiền quốc gia tới 25 nước vào cuối năm nay. Theo ông, trước hết, điều này có thể đạt được với Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Peterburg năm nay thảo luận về các xu hướng và triển vọng chính, những thay đổi mang tính hệ thống đối với nền kinh tế toàn cầu. (TTXVN)

* Các công ty đầu tư hàng đầu của Mỹ là BlackRock và JPMorgan Chase sẽ giúp Ukraine thành lập "Quỹ phát triển Ukraine" (FDU), tức một ngân hàng đầu tư để tái thiết nền kinh tế sau khi xảy ra xung đột với Nga.

FDU sẽ thu hút các khoản chi phí thấp từ các quốc gia khác, các nhà tài trợ và định chế tài chính quốc tế theo một cách tiếp cận "tài chính kết hợp" vẫn được sử dụng ở các nơi khác. Các khoản này được dự kiến sẽ lớn gấp 5-10 lần các khoản đầu tư riêng và có trị giá lên đến hàng trăm tỷ USD. Ưu tiên sẽ được dành cho các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, khí hậu và nông nghiệp.

Các ước tính về chi phí tái thiết hiện rất khác nhau. Hồi tháng 3/2023 Ngân hàng Thế giới (WB), Chính phủ Ukraine, Ủy ban châu Âu (EC) và Liên hợp quốc đã tính toán rằng con số này sẽ lên đến 411 tỷ USD. Một số nhận định khác đã đưa ra con số lên đến 1.000 tỷ USD nếu tính đến tất cả các chi phí về kinh tế. Trong khi đó, toàn bộ giá trị nền kinh tế Ukraine tại thời điểm trước xung đột khoảng 100 tỷ USD. (TTXVN)

* Tỷ lệ lạm phát tại Italy trong tháng 5/2023 vẫn cao hơn mức trung bình của Khu vực đồng Euro (Eurozone) trong tháng thứ 8 liên tiếp. Theo số liệu do Cơ quan Thống kê quốc gia Italy (ISTAT), được công bố ngày 16/6, chỉ số giá tiêu dùng của Italy trong tháng 5 đứng ở mức 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tỷ lệ lạm phát hàng năm ở 20 quốc gia thuộc Eurozone là 6,1%.

Lần mới nhất tỷ lệ lạm phát ở Eurozone cao hơn tại Italy là vào tháng 9/2022, khi tỷ lệ này lần lượt là 9,9% và 8,9%. Ngân hàng Trung ương Italy dự báo tỷ lệ lạm phát năm 2023 của nước này là 6,1%, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự báo tỷ lệ lạm phát của Eurozone là 5,4%. (TTXVN)

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/6):
ECB dự báo tỷ lệ lạm phát của Eurozone trong năm 2023 là 5,4%. (Nguồn: Reuters)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Ngày 18/6, nhà sản xuất động cơ điện của Nhật Bản Nidec thông báo sẽ thành lập một liên doanh chung với nhà sản xuất máy bay Embraer (Brazil) để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường đối với linh kiện trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.

Nidec sẽ nắm 51% cổ phần trong liên doanh Nidec Aerospace và phát triển các hệ thống động cơ điện cho lĩnh vực hàng không vũ trụ, đối tác Brazil sẽ sở hữu phần còn lại. Các công ty không tiết lộ số vốn cần thiết, nhưng cho biết liên doanh mới sẽ đặt trụ sở ở St. Louis, Missouri (Mỹ) vào tháng 9 tới. (Japan Times)

* Theo dữ liệu từ Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, nước này đã nhập khẩu 2.129 tấn thủy sản từ Nhật Bản trong tháng Năm vừa qua, giảm 30,6% so với một năm trước, trong bối cảnh xuất hiện những lo ngại về kế hoạch xả nước nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển.

Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch nhập khẩu thủy sản Nhật Bản của Hàn Quốc giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước xuống 14,06 triệu USD. Trong tháng Tư, nhập khẩu thủy sản giảm 26% so với cùng kỳ năm trước về khối lượng và giảm 9,7% về giá trị. (TTXVN)

* Trong cuộc họp Bộ trưởng kinh tế khẩn cấp kiêm Hội nghị đối sách đầu tư xuất khẩu ngày 21/6, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Bộ trưởng Kế hoạch và Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho nhấn mạnh, chính phủ sẽ tăng cường hơn nữa năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu công nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư.

Ông Choo Kyung-ho cũng nhấn mạnh về nền "kinh tế tuần hoàn", tức tái sử dụng phế thải, đang nhận được sự chú ý như một phương hướng chiến lược và mẫu hình phát triển mới trong việc đạt được mục tiêu trung hòa carbon. Theo đó, Chính phủ sẽ nhanh chóng ứng dụng nền kinh tế này vào nền công nghiệp nước nhà để tạo ra động lực phát triển mới. (Yonhap)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Theo dữ liệu từ trang starupranking.com, Indonesia đang đứng vị trí thứ 6 trong số các quốc gia có nhiều công ty khởi nghiệp nhất thế giới.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh tài chính mở 2023 tại Jakarta ngày 21/6, Thứ trưởng Bộ Điều phối các vấn đề kinh tế Rudy Salahuddin cho biết, tính đến năm 2023, Indonesia có hơn 2.400 công ty khởi nghiệp (startup). Theo Thứ trưởng Rudy, Indonesia có triển vọng lớn trở thành gã khổng lồ trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Theo Dữ liệu xếp hạng khởi nghiệp trên, Mỹ dẫn đầu với 74.944 công ty khởi nghiệp, tiếp đến là Ấn Độ (15.405), Anh (6.833), Canada (3.712), Australia (2.638). Indonesia đứng vị trí thứ 6 với 2.486 công ty khởi nghiệp. Điều này khiến Indonesia trở thành thành viên ASEAN duy nhất nằm trong top 10 quốc gia có nhiều công ty khởi nghiệp nhất. (TTXVN)

* Viện Phát triển quản lý quốc tế (IMD) ngày 20/6 công bố báo cáo Xếp hạng năng lực cạnh tranh thế giới năm 2023, trong đó Malaysia đã tăng 5 bậc, lên vị trí thứ 27 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới.

Theo báo cáo, sự cải thiện năng lực cạnh tranh của Malaysia trong bảng xếp hạng chủ yếu được hỗ trợ bởi sự phục hồi kinh tế, tăng trưởng đầu tư và những điểm sáng trong ổn định tỷ giá hối đoái và thị trường việc làm. Các lĩnh vực thế mạnh của Malaysia bao gồm giá cả, cơ sở hạ tầng cơ bản và chính sách thuế. (TTXVN)

* Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit cho biết, xuất khẩu gạo của nước này có thể vượt 8 triệu tấn trong năm nay, chủ yếu do nhu cầu toàn cầu tăng cao khi các nước tăng cường tích trữ gạo để đối phó với hiện tượng khí hậu El Nino.

Philippines dự kiến tăng lượng gạo nhập khẩu lên 2-3 triệu tấn, trong khi Indonesia đang xúc tiến việc mua một lượng lớn gạo từ cả Thái Lan và Việt Nam. Ngoài khu vực Đông Nam Á, Iraq dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn trong năm nay, ngang bằng với năm 2022.

Năm nay, Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu từ 7,5 triệu đến 8 triệu tấn gạo. (TTXVN)

Không phải xung đột Nga-Ukraine hay nhu cầu yếu đáng thất vọng, đây mới là thủ phạm khiến giá dầu và khí đốt ‘rẻ bèo’

Không phải xung đột Nga-Ukraine hay nhu cầu yếu đáng thất vọng, đây mới là thủ phạm khiến giá dầu và khí đốt ‘rẻ bèo’

“Cơn ác mộng” về khủng hoảng năng lượng vào năm ngoái khó có thể lặp lại. Mặc dù vậy, chỉ cần một tin xấu cũng ...

Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/6): Nga phàn nàn về thỏa thuận ngũ cốc, hàng Trung Quốc sang Mỹ ít nhất 17 năm, Đức từ chối yêu cầu của Intel

Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/6): Nga phàn nàn về thỏa thuận ngũ cốc, hàng Trung Quốc sang Mỹ ít nhất 17 năm, Đức từ chối yêu cầu của Intel

Nga cân nhắc rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, khối lượng hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc giảm xuống mức thấp ...

Giá tiêu hôm nay 21/6/2023, năng suất tại Đắk Nông giảm 30-50%, không phải Mỹ, đây mới là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tiêu Việt

Giá tiêu hôm nay 21/6/2023, năng suất tại Đắk Nông giảm 30-50%, không phải Mỹ, đây mới là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tiêu Việt

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 70.500 – 73.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 22/6/2023, xuất khẩu giảm tốc, tiêu Brazil chiếm gần 70% thị phần nhập khẩu của Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 22/6/2023, xuất khẩu giảm tốc, tiêu Brazil chiếm gần 70% thị phần nhập khẩu của Việt Nam

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 70.500 – 73.000 đồng/kg.

Nỗ lực vô hiệu hóa lệnh trừng phạt, Nga-Cuba đạt gần 30 thỏa thuận thương mại quan trọng

Nỗ lực vô hiệu hóa lệnh trừng phạt, Nga-Cuba đạt gần 30 thỏa thuận thương mại quan trọng

Nga sẵn sàng cung cấp cho Cuba 1,64 triệu tấn dầu và các sản phẩm dầu hằng năm, giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt ...

Đọc thêm

Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu

Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu

Giới chuyên gia nhận định, nền kinh tế Mỹ đang hoạt động tương đối tốt, đặc biệt là khi so sánh với hầu hết các nền kinh tế phương Tây ...
Apple trình làng mẫu iPad Pro mỏng nhất lịch sử

Apple trình làng mẫu iPad Pro mỏng nhất lịch sử

Tại sự kiện trực tuyến Let Loose tối 7/5 (theo giờ Việt Nam), Apple đã ra mắt loạt sản phẩm mới, trong đó có mẫu iPad Pro màn hình OLED ...
Hai mốc son chói lọi trên mặt trận ngoại giao và những bài học lớn cho tương lai

Hai mốc son chói lọi trên mặt trận ngoại giao và những bài học lớn cho tương lai

Nhiều năm trôi qua, những bài học lớn, mang tính nguyên tắc, quy luật từ Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris vẫn nguyên giá trị...
Giá heo hơi hôm nay 10/5: Giá heo hơi miền Bắc vươn lên đỉnh cao mới - 65.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 10/5: Giá heo hơi miền Bắc vươn lên đỉnh cao mới - 65.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 10/5 ghi nhận giá heo hơi chủ yếu tăng trên cả nước, dao động trong khoảng 61.000 - 65.000 đồng/kg.
Quỳnh Kool đẹp ngút ngàn

Quỳnh Kool đẹp ngút ngàn

Sở hữu ngoại hình ưa nhìn với vẻ đẹp ngọt ngào, sang chảnh, diễn viên Quỳnh Kool ghi điểm mỗi khi xuất hiện.
Trung Quốc-Hungary nâng cấp quan hệ song phương, khẳng định không nhằm vào bên thứ 3

Trung Quốc-Hungary nâng cấp quan hệ song phương, khẳng định không nhằm vào bên thứ 3

Trung Quốc và Hungary quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong mọi hoàn cảnh của thời đại mới.
Giá heo hơi hôm nay 10/5: Giá heo hơi miền Bắc vươn lên đỉnh cao mới - 65.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 10/5: Giá heo hơi miền Bắc vươn lên đỉnh cao mới - 65.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 10/5 ghi nhận giá heo hơi chủ yếu tăng trên cả nước, dao động trong khoảng 61.000 - 65.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 10/5/2024, thị trường hồ tiêu trong nước hưởng lợi khi cà phê liên tục giảm sâu, nhập khẩu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 10/5/2024, thị trường hồ tiêu trong nước hưởng lợi khi cà phê liên tục giảm sâu, nhập khẩu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 10/5/2024 tại thị trường trong nước tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 - 104.000 đồng/kg.
Bắc Ninh tăng tốc triển khai các công trình, dự án trọng điểm quốc gia ngành giao thông vận tải

Bắc Ninh tăng tốc triển khai các công trình, dự án trọng điểm quốc gia ngành giao thông vận tải

Ngày 8/5, Bắc Ninh đã tham dự trực tuyến phiên họp thứ 11 Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình dự án trọng điểm quốc gia ngành giao thông vận tải.
'Vua trái cây' được người dân Trung Quốc yêu thích, hàng mua từ Việt Nam tăng mạnh

'Vua trái cây' được người dân Trung Quốc yêu thích, hàng mua từ Việt Nam tăng mạnh

Quý I/2024, Trung Quốc thông qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan đã nhập khẩu 48.000 tấn sầu riêng, trị giá 1,85 tỷ Nhân dân tệ.
Giá cà phê hôm nay 9/5/2024: Giá cà phê đảo chiều, áp lực giảm đã hết, thị trường còn biến động bất ngờ?

Giá cà phê hôm nay 9/5/2024: Giá cà phê đảo chiều, áp lực giảm đã hết, thị trường còn biến động bất ngờ?

Giá cà phê hôm nay 9/5/2024: Giá cà phê đảo chiều, áp lực giảm đã hết, thị trường còn biến động bất ngờ?
Giá xăng dầu hôm nay 9/5: Tăng nhẹ; chiều nay trong nước sẽ giảm sâu?

Giá xăng dầu hôm nay 9/5: Tăng nhẹ; chiều nay trong nước sẽ giảm sâu?

Giá xăng dầu hôm nay 9/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 8/5, giá dầu tăng nhẹ. Trong nước, giá xăng được dự báo sẽ giảm sâu trong chiều nay.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5 ghi nhận đồng USD suy yếu so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5 tăng khi các nhà đầu tư đặt cược vào nền kinh tế Mỹ vượt trội so với các nền kinh tế khác.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Phiên bản di động