Kinh tế thế giới nổi bật (20-26/5): Đức nói ‘cấm vận không ngẫu nhiên làm Nga suy yếu’, Moscow kiên quyết giao dịch Ruble, tín hiệu vui Mỹ-Trung

Hải An
Nóng hầm hập câu chuyện lạm phát, xung đột Nga-Ukraine, cấm vận dầu mỏ, thanh toán khí đốt bằng đồng Ruble; triển vọng tăng trưởng toàn cầu ảm đạm… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế thế giới nổi bật (20-26/5):
Bulgaria cho rằng, hiện không cần phải từ chối thanh toán bằng đồng Ruble của Nga vì Đức và Italy cũng làm như vậy. (Nguồn: Tylaz)

Kinh tế thế giới

Lạm phát và lãi suất tăng kìm hãm tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Các cuộc khảo sát kinh doanh công bố ngày 24/5 cho thấy, tăng trưởng kinh tế ở Mỹ và các nền kinh tế toàn cầu chậm lại trong tháng 5 do lạm phát cao và lãi suất tăng đã tác động đến nhu cầu.

Theo khảo sát của S&P Global, hoạt động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ở Mỹ, Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Anh và Australia đều tăng trưởng chậm hơn trong tháng 5 do giá cả leo thang.

Các nhà máy ở các nền kinh tế lớn phải đối mặt với sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến sự gia tăng của dịch Covid-19 và xung đột ở Ukraine cũng như chi phí nhiên liệu cao hơn và tiền lương tăng. Một số doanh nghiệp đang có kế hoạch giảm tăng trưởng hoặc thu hẹp sản xuất.

Các cuộc khảo sát của các nhà quản lý mua hàng tại các doanh nghiệp ở một số nền kinh tế lớn và giàu nhất thế giới cho thấy một số hoạt động tiếp tục được cải thiện do việc nới lỏng các hạn chế trong lĩnh vực dịch vụ vì các quốc gia phương Tây đã học cách sống chung với Covid-19, cùng với lĩnh vực du lịch đang được phục hồi mạnh mẽ.

Lạm phát cao, căng thẳng địa chính trị và lãi suất tăng đang hạ thấp triển vọng phát triển kinh tế. Tuần trước, Liên hợp quốc đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 từ 4% xuống 3,1% và hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ từ 3,5% xuống còn 2,6%. (TTXVN)

Triển vọng kinh tế ảm đạm phủ bóng lên WEF Davos 2022

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2022 tại Davos (Thụy Sỹ) diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với nguy cơ suy thoái, tỷ lệ lạm phát tại các nền kinh tế lớn như Anh, Mỹ và các nước châu Âu lên mức cao nhất trong thập niên.

Đà tăng của giá hàng hóa đã làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng, làm lung lay thị trường tài chính thế giới, khiến các ngân hàng trung ương bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tăng lãi suất.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (13-19/5): Mỹ ‘mách chiêu’ để EU khiến Nga giảm nguồn thu từ dầu mỏ, châu Âu sẽ cấp tiền tái thiết Ukraine Kinh tế thế giới nổi bật (13-19/5): Mỹ ‘mách chiêu’ để EU khiến Nga giảm nguồn thu từ dầu mỏ, châu Âu sẽ cấp tiền tái thiết Ukraine

Trong khi đó, xung đột Nga-Ukraine cùng với chính sách phong tỏa do dịch Covid-19 tại Trung Quốc càng tác động mạnh đến thị trường dầu mỏ và thực phẩm.

Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck lưu ý thế giới đang đối mặt với ít nhất bốn cuộc khủng hoảng đan xen về lạm phát, năng lượng, lương thực và khí hậu. Theo ông Habeck, các nước không thể giải quyết vấn đề nếu chỉ tập trung vào một trong những cuộc khủng hoảng.

Trong một cuộc thảo luận của hội đồng WEF, ông Habeck cảnh báo, nếu không có vấn đề nào được giải quyết, thế giới sẽ rơi vào suy thoái và tác động mạnh đến sự ổn định toàn cầu. (Reuters)

Kinh tế Mỹ

* Theo một khảo sát của Reuters, các nhà kinh tế nhận định, Fed sẽ tăng lãi suất vào cuối năm lên mức cao hơn so với dự kiến được đưa ra chỉ một tháng trước, tiếp tục khiến nền kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái.

Khảo sát được tiến hành đối với 89 nhà kinh tế trong các ngày 12-18/5 cho thấy các nhà kinh tế gần như đồng thuận trong dự báo Fed sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản từ mức 0,75-1% hiện nay tại cuộc họp vào tháng Sáu, sau động thái tương tự vào đầu tháng này. Một nhà kinh tế nhận định mức tăng 75 điểm cơ bản.

Đa phần các nhà kinh tế dự đoán lãi suất sẽ vào khoảng 2,5%-2,75% hoặc cao hơn vào cuối năm nay, sớm hơn 6 tháng so với dự báo trong cuộc khảo sát trước và gần như đúng với kỳ vọng của thị trường về khoảng lãi suất 2,75%-3%. (Reuters)

* Phát biểu trong chuyến thăm Tokyo ngày 23/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết đang cân nhắc dỡ bỏ thuế quan đối với một số hàng hóa của Trung Quốc được thực thi dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.

Thuế đánh vào số hàng hóa nhập khẩu trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc sẽ hết hiệu lực vào tháng Bảy và ông Biden đối mặt với những kêu gọi gia tăng trong việc dỡ bỏ những loại thuế này, nhằm góp phần hạ nhiệt lạm phát đang ở mức cao kỷ lục trong hơn 40 năm.

Tổng thống Mỹ cũng nói rằng một cuộc suy thoái tại Mỹ là có thể tránh được, nhưng có những tác động kinh tế đối với người tiêu dùng Mỹ. Việc dừng đánh thuế có thể có phần hạ nhiệt lạm phát khi làm giảm giá hàng nhập khẩu. (AFP)

Kinh tế Trung Quốc

* Tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Global China Summit 2022, Giám đốc điều hành của J.P. Morgan chi nhánh Trung Quốc Mark Leung nhận xét, tập đoàn này lạc quan về những cơ hội đầu tư tại đây.

Ông Leung cho biết, Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và cũng là đối tác thương mại và sản xuất lớn nhất thế giới. Điều này mang lại cơ hội lớn cho các tổ chức tài chính hỗ trợ cho các công ty đa quốc gia hoạt độnh tại Trung Quốc, cũng như hỗ trợ các công ty Trung Quốc vươn ra thị trường nước ngoài.

Thêm vào đó, sự phát triển ổn định và tăng tốc của J.P. Morgan ở Trung Quốc được hưởng lợi từ sự mở cửa tài chính của quốc gia này. (THX)

* Thị trường bất động sản của Trung Quốc có thể sẽ tệ hơn trong năm nay, giá đang chững, doanh số và đầu tư tiếp tục giảm, trong khi các quy định phòng dịch Covid-19 sâu rộng và nghiêm ngặt hơn đang đè nặng lên nhu cầu vốn vẫn còn yếu, bất chấp việc chính phủ đã nới lỏng chính sách chống dịch.

Theo ước tính của 13 chuyên gia kinh tế và nhà phân tích trong cuộc khảo sát mới đây của hãng tin Reuters, giá nhà trung bình sẽ giảm 1,3% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, sâu hơn mức giảm 1% được đưa ra trong cuộc khảo sát trước đó. Tính chung cả năm, giá nhà có thể “đi ngang”, thay vì tăng 2% như dự báo trong cuộc khảo sát trước. (Ibtimes)

Kinh tế thế giới nổi bật (20-26/5):
Thị trường bất động sản của Trung Quốc có thể sẽ tệ hơn trong năm nay, giá đang chững, doanh số và đầu tư tiếp tục giảm. (Nguồn: Getty)

Kinh tế châu Âu

* Hội đồng châu Âu hôm 24/5 đã thông qua một quy định cho phép tự do hóa thương mại tạm thời và các nhượng bộ thương mại khác đối với một số sản phẩm của Ukraine. Theo quy định này, trong một năm, thuế nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Ukraine sang Liên minh châu Âu (EU) sẽ được dỡ bỏ.

Theo đó, sẽ đình chỉ tất cả các loại thuế hải quan theo Hiệp định liên kết giữa EU và Ukraine thiết lập Khu vực mậu dịch tự do sâu rộng và toàn diện chưa được tự do hóa. (TTXVN)

* Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây cho biết, EU và Mỹ đang cố gắng thuyết phục các nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt tăng sản lượng nhằm giúp giảm giá nhiên liệu toàn cầu.

Trả lời kênh truyền hình Deutsche Welle, Thủ tướng Scholz nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng nguồn cung khí đốt, nhiên liệu, tất cả những điều kiện cần thiết để các nước có thể thanh toán chi phí. (AP)

* Ngày 24/5, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết, EU có thể sẽ đồng ý một lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga trong vài ngày tới, nhưng ông nhận định, để tạo ra một tác động lớn có thể phải đòi hỏi việc giới hạn giá dầu toàn cầu.

Ông Robert Habeck cảnh báo rằng một lệnh cấm vận sẽ không ngẫu nhiên làm Nga suy yếu. Giá dầu toàn cầu tăng sau khi Mỹ công bố lệnh cấm vận đối với dầu của Nga đã giúp nước này có thêm thu nhập dù bán khối lượng thấp hơn.

Theo ông, Ủy ban châu Âu và Mỹ đang thảo luận về một đề xuất giới hạn giá dầu toàn cầu và giải pháp này chỉ phát huy hiệu quả nếu nhiều quốc gia cùng tham gia. (TTXVN)

* Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Alexander Nikolov ngày 24/5 cho biết chính phủ nước này đã nghĩ lại sau khi từ chối trả tiền mua khí đốt bằng đồng Ruble. Ông Nikolov nhấn mạnh rằng hiện không cần phải từ chối thanh toán bằng đồng tiền của Nga vì Đức và Italy cũng làm như vậy.

Theo Bộ trưởng Nikolov, Chính phủ Bulgaria sẽ nêu vấn đề này trong cuộc họp với Ủy ban châu Âu. (TTXVN)

* Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) ngày 21/5 xác nhận đã dừng toàn bộ hoạt động cung cấp khí đốt tự nhiên cho Phần Lan do nước này không thanh toán hợp đồng khí đốt bằng đồng Ruble theo yêu cầu của Nga.

Trước đó vài giờ, Gasgrid - nhà điều hành hệ thống vận chuyển khí đốt thuộc sở hữu nhà nước của Phần Lan - cũng xác nhận Gazprom ngừng xuất khẩu khí đốt cho Phần Lan. (Reuters)

* Bộ Tài chính Nga ngày 25/5 cho biết, Nga sẽ trả các khoản nợ nước ngoài bằng đồng Ruble, vốn có thể được chuyển đổi thành dạng tiền trái phiếu châu Âu (Eurobond) ban đầu vào một thời điểm sau đó.

Giá trị đồng Ruble của Nga so với USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2018 trong phiên 24/5. (Reuters)

* Ngày 23/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định nền kinh tế nước này đã chống chọi hiệu quả với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Trong cuộc gặp người đồng cấp Belarus Lukashenko, Tổng thống Putin nêu rõ, nỗ lực của các cơ quan chức năng Nga đã mang lại kết quả tích cực. Ông nhấn mạnh việc Nga chuyển sang mô hình hợp tác thương mại với các nước khác, bao gồm cả Belarus, sử dụng đồng Ruble đã góp phần làm tăng giá đồng tiền này.

Theo ông Putin, việc làm này không gây bất lợi cho các đối tác, trong khi đối với Belarus hình thức này không phải là mới bởi hai nước đã sử dụng đồng tiền quốc gia từ lâu. (TTXVN)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 25/5 công bố báo cáo hằng tháng, trong đó khẳng định nền kinh tế nước này đang dần phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Chỉ số tiêu dùng cá nhân trong tháng Năm đã thể hiện sự khởi sắc của nền kinh tế. Bên cạnh đó, theo thống kê về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ tháng 1-3/2022, chỉ số tiêu dùng cá nhân không thay đổi ngay cả khi biến thể Omicron mở rộng lây lan.

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Nhât Bản đã khởi sắc lần đầu tiên trong 5 tháng là tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhu cầu tuyển dụng trong các lĩnh vực sản xuất, nhà hàng… ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, lần đầu tiên kể từ tháng 12/2007, chính phủ Nhật Bản nhận định “giá tiêu dùng đã tăng lên trong thời gian gần đây”. Cũng lần đầu tiên sau 25 tháng, Nhật Bản đã thay đổi quan điểm tiêu cực về sự phát triển của nền kinh tế thế giới. (Kyodo)

* Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc ngày 26/5 đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm nhằm kiềm chế lạm phát đang ở mức cao trong bối cảnh giá dầu và hàng hóa tiếp tục tăng, do tác động từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và cuộc xung đột vẫn đang diễn ra ở Ukraine.

Giá tiêu dùng ở Hàn Quốc đã tăng 4,8% trong tháng 4/2022 (so với cùng thời điểm của năm 2021) và là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 10/2008. Dự báo lạm phát cũng sẽ tăng lên 3,3% trong tháng 5/2022, mức cao nhất kể từ tháng 10/2012. (TTXVN)

* Ngày 25/5, các đảng phái tại Hàn Quốc đã thất bại trong việc đạt được thỏa thuận về dự thảo ngân sách bổ sung do chính phủ đề xuất nhằm hỗ trợ các tiểu thương chịu ảnh hưởng nặng bởi đại dịch Covid-19.

Trước đó, chính phủ Hàn Quốc đã đề xuất một khoản ngân sách bổ sung trị giá 59.400 tỷ Won (47 tỷ USD), trong đó dành 36.400 tỷ Won (28,7 tỷ USD) để bù đắp tổn thất mà các tiểu thương hứng chịu do các biện pháp giãn cách xã hội. Khoảng 3,7 triệu tiểu thương và các chủ doanh nghiệp siêu nhỏ đủ điều kiện nhận trợ cấp tiền mặt từ 6-10 triệu Won/người.

Trong khi đảng PPP ủng hộ kế hoạch của chính phủ về khoản tiền 36.400 tỷ Won, đảng DP cho rằng cần phải có khoản ngân sách hỗ trợ lớn hơn cho doanh nghiệp nhỏ. Hai đảng dự kiến sẽ tiếp tục đàm phán khi đặt mục tiêu thông qua dự luật trong tháng này. (Yonhap)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Công ty năng lượng Banpu sẽ mua lại các mỏ khí đốt tự nhiên tại bang Texas của Mỹ từ các đơn vị của Exxon Mobil với giá 750 triệu USD, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh hơn của công ty Thái Lan này và thoái vốn khỏi hoạt động kinh doanh than.

Thỏa thuận được công bố ngày 20/5 bao gồm các đường ống dài 1.200 km, cho phép Banpu cung cấp khí đốt trực tiếp cho các thị trường Mỹ. Thương vụ dự kiến hoàn tất trong tháng Sáu. (Nikkei Asia)

* Sau 7 vòng đàm phán chính thức, ngày 24/5, Indonesia và Thụy Sỹ đã ký kết Hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư (P4M) mới nhằm tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước.

P4M bao gồm các đảm bảo về một số vấn đề, bao gồm không phân biệt đối xử, tự do chuyển nhượng hoặc hồi hương, và các lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế.

P4M mới sẽ thay thế cho P4M cũ được Indonesia và Thụy Sỹ ký kết vào năm 1974 và kết thúc vào năm 2016. Thỏa thuận mới cũng sẽ bổ sung cho Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa Indonesia và Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu (CEPA) được ký kết vào năm 2018. (TTXVN)

* Ngày 25/5, Cục Thống kê Malaysia (DOSM) cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2022 của nước này đã tăng 2,3% lên 125,9 so với 123,1 cùng kỳ năm 2021. Mức tăng này đã vượt mức lạm phát trung bình ở Malaysia trong giai đoạn từ tháng 1/2011-4/2022 (1,9%). (TTXVN)

Bộ trưởng Kinh tế Đức: Lệnh cấm vận dầu mỏ Nga 'trong tầm tay', EU có thể đạt đồng thuận vài ngày tới

Bộ trưởng Kinh tế Đức: Lệnh cấm vận dầu mỏ Nga 'trong tầm tay', EU có thể đạt đồng thuận vài ngày tới

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết, Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ đạt được đồng thuận về lệnh cấm vận ...

Kinh tế thế giới nổi bật (13-19/5): Mỹ ‘mách chiêu’ để EU khiến Nga giảm nguồn thu từ dầu mỏ, châu Âu sẽ cấp tiền tái thiết Ukraine

Kinh tế thế giới nổi bật (13-19/5): Mỹ ‘mách chiêu’ để EU khiến Nga giảm nguồn thu từ dầu mỏ, châu Âu sẽ cấp tiền tái thiết Ukraine

Châu Âu lên kế hoạch để giảm phụ thuộc nguồn cung năng lượng từ Nga, dự kiến chi hơn 315 tỷ USD giúp xây dựng ...

Đọc thêm

Lộ diện ứng cử viên sáng giá cho top 3 ô tô bán chạy nhất Việt Nam 2024

Lộ diện ứng cử viên sáng giá cho top 3 ô tô bán chạy nhất Việt Nam 2024

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2024, những mẫu xe bán chạy nhất thị trường ô tô Việt Nam cũng đã dần lộ diện.
Điểm mặt 10 mẫu xe sedan ‘đổ bộ’ thị trường Việt Nam trong năm 2024

Điểm mặt 10 mẫu xe sedan ‘đổ bộ’ thị trường Việt Nam trong năm 2024

Trong năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam đã chào đón thêm nhiều mẫu xe sedan mới đủ từ xăng đến điện, đa dạng phân khúc và giá bán.
Mỹ khẳng định liên minh 'thép' với Hàn Quốc, ủng hộ Seoul củng cố nội bộ theo hiến pháp

Mỹ khẳng định liên minh 'thép' với Hàn Quốc, ủng hộ Seoul củng cố nội bộ theo hiến pháp

Mỹ khẳng định cam kết đối với Liên minh Mỹ-Hàn là không thể lay chuyển trong bối cảnh Hàn Quốc đối mặt với bất ổn chính trị.
Thắng Singapore, đội tuyển Việt Nam tiếp tục thăng hạng FIFA

Thắng Singapore, đội tuyển Việt Nam tiếp tục thăng hạng FIFA

Thắng Singapore ở trận lượt đi bán kết ASEAN Cup 2024, đội tuyển Việt Nam tăng một bậc trên bảng xếp hạng FIFA.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/12/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/12/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 29/12. Lịch âm 29/12/2024? Âm lịch hôm nay 29/12. Lịch vạn niên 29/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/12/2024: Tuổi Dần tài lộc vượng phát

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/12/2024: Tuổi Dần tài lộc vượng phát

Xem tử vi 29/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Giá xăng dầu hôm nay 28/12: Leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 28/12: Leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 28/12, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu tăng hơn 1%, ghi nhận mức tăng hằng tuần với khối lượng giao dịch thấp.
Giá heo hơi hôm nay 28/12: Giá heo miền Bắc tiếp đà giảm, người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi

Giá heo hơi hôm nay 28/12: Giá heo miền Bắc tiếp đà giảm, người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi

Giá heo hơi hôm nay biến động không đồng nhất tại các khu vực. Hiện tại, heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 64.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 28/12/2024: Giá trong nước đi lên, nhu cầu phục hồi, thị phần tiêu Việt Nam tại EU tăng

Giá tiêu hôm nay 28/12/2024: Giá trong nước đi lên, nhu cầu phục hồi, thị phần tiêu Việt Nam tại EU tăng

Giá tiêu hôm nay 28/12/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ bật tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 - 146.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 27/12/2024: Giá cà phê arabica giảm mạnh, trong nước duy trì đà tăng, hàng Việt bị lấn lướt ở thị trường Mỹ?

Giá cà phê hôm nay 27/12/2024: Giá cà phê arabica giảm mạnh, trong nước duy trì đà tăng, hàng Việt bị lấn lướt ở thị trường Mỹ?

Giá cà phê hôm nay 27/12/2024: Giá cà phê arabica giảm mạnh, trong nước , hàng Việt bị lấn lướt ở thị trường Mỹ...
Giá heo hơi hôm nay 27/12: Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng, giữ heo không xuất chuồng đợi Tết, sẽ gây tăng giá ảo

Giá heo hơi hôm nay 27/12: Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng, giữ heo không xuất chuồng đợi Tết, sẽ gây tăng giá ảo

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay biến động không đồng nhất tại các khu vực. Hiện tại, heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 64.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12: Yen Nhật đón tin xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12: Yen Nhật đón tin xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ nhưng vẫn đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12: USD thấy động lực tăng giá trong ngắn hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12: USD thấy động lực tăng giá trong ngắn hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12, tăng nhẹ trong phiên giao dịch vừa qua bởi dự kiến ​​lộ trình cắt giảm lãi suất chậm hơn của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12 ghi nhận đồng USD đã phục hồi đạt trên mốc 108, trong khi đồng EUR giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Phiên bản di động