Kinh tế thế giới nổi bật tuần (2-8/7): Trung Quốc dùng 9/71 vaccine Covid-19 nội địa; Myanmar tổ chức đấu thầu dự án điện mặt trời

Hoàng Nam
Fed có thể tăng lãi suất; Trung Quốc dùng 9/71 vaccine sản xuất trong nước; Myanmartổ chức đấu thầu quốc tế các dự án điện mặt trời… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần (2-8/7).
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới tuần qua

Tình trạng thiếu vaccine trên toàn cầu

Tại cuộc họp lần thứ nhất Nhóm công tác về vaccine, điều trị và chuẩn đoán Covid-19 cho các nước đang phát triển ngày 30/6, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ra tuyên bố chung, bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình trạng khó khăn về vaccine, phương tiện điều trị, chẩn đoán Covid-19 và hỗ trợ phân phối các công cụ này tại các nước đang phát triển.

Lãnh đạo các tổ chức quốc tế đã kêu gọi các nước G20 hướng tới mục tiêu đảm bảo vaccine cho 40% người dân tại tất cả các nước vào cuối năm 2021 và 60% vào nửa đầu 2022; chia sẻ và đảm bảo 1 tỷ liều vaccine cho các nước đang phát triển trong năm 2021; cung cấp tài chính và loại bỏ các rào cản ảnh hưởng tới hoạt động của chuỗi cung ứng vaccine.

Các bên nhất trí xây dựng dữ liệu về số lượng vaccine tại các nước thu nhập thấp và trung bình cũng như hỗ trợ các nước sẵn sàng tiếp nhận, triển khai và quản lý vaccine. (TG&VN).

OECD đạt thỏa thuận về quy tắc thuế quốc tế mới

130 nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 1/7 đã đồng ý phối hợp giữa việc áp dụng các quy tắc thuế quốc tế mới và loại bỏ tất cả Thuế dịch vụ kỹ thuật số và các biện pháp tương tự có liên quan đối với tất cả các công ty.

Theo đó, các thành viên đã đồng ý với quy tắc liên kết mục đích đặc biệt mới, đặt ra ngưỡng doanh thu 1 triệu Euro với các tập đoàn đa quốc gia phải chịu thuế và mức 250.000 Euro đối với các tập đoàn đa quốc gia ở các khu vực pháp lý nhỏ hơn hoặc quốc gia có GDP thấp hơn 40 tỷ Euro.

Các nước thành viên cũng đã tán thành mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15% để tạo mức sàn cạnh tranh về thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là thỏa thuận nằm trong nhóm các biện pháp đơn phương thuộc khuôn khổ của OECD nhằm ngăn chặn các hành vi làm xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận. (TG&VN)

Covid-19 có thể thổi bay 4,8 nghìn tỷ USD của ngành du lịch

Theo báo cáo ngày 30/6 của Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), ngay cả khi tỷ lệ dân số được tiêm chủng trên toàn cầu tăng lên, thì ảnh hưởng kinh tế của đại dịch Covid-19 đối với ngành du lịch vẫn nghiêm trọng so với dự báo đưa ra cách đây 12 tháng trong kịch bản xấu nhất và có thể thiệt hại từ 1,7-2,4 nghìn tỷ USD trong năm nay.

Cũng theo báo cáo, trong hai năm 2020-2021, sự sụt giảm của ngành du lịch gây tổn thất tới 4,8 nghìn tỷ USD cho kinh tế thế giới, trong đó, khoản thiệt hại lên tới 2,9 nghìn tỷ USD rơi vào các nước nghèo. Báo cáo cho rằng cuộc khủng hoảng của ngành du lịch trong đại dịch sẽ khiến số lao động thiếu kỹ năng rơi vào cảnh thất nghiệp tăng thêm 5,5%.

Khoảng 100-120 triệu công việc trực tiếp trong ngành du lịch bị ảnh hưởng.

Theo báo cáo, để giúp ngành du lịch hồi phục, các quốc gia nên điều phối tốt hơn các quy định về đi lại và tạo điều kiện cho việc đi lại, chẳng hạn bằng cách đạt nhất trí về những tiêu chuẩn chung cho việc xét nghiệm Covid-19 đáng tin cậy với chi phí rẻ. (CNN)

Tin liên quan
Trung Quốc-Australia: Cuộc chạy đua Trung Quốc-Australia: Cuộc chạy đua 'ngoại giao vaccine', vòng nước rút Bắc Kinh có hụt hơi?

Kinh tế Mỹ

* IMF ngày 7/7 cho biết, việc chính phủ Mỹ đẩy mạnh hơn nữa các chương trình kích thích tài khóa có thể càng làm gia tăng áp lực lạm phát, đồng thời cảnh báo rằng nguy cơ giá cả tăng liên tục có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.

Trong một bài đăng mạng xã hội vào ngày 7/7, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nêu rõ, lãi suất của Mỹ cao hơn có thể dẫn đến việc thắt chặt đáng kể các điều kiện tài chính toàn cầu và dòng vốn từ các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

Đánh giá của IMF về rủi ro lạm phát của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh các nhà lập pháp đảng Cộng hòa của Mỹ đang chỉ trích gay gắt về kế hoạch trị giá hàng nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden nhằm tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, chăm sóc trẻ em, học phí đại học cộng đồng và mở rộng phạm vi chăm sóc tại nhà cho người già và người tàn tật.

Bà Georgieva cho biết, sự phục hồi nhanh chóng từ đại dịch Covid-19 của nền kinh tế Mỹ, với mức tăng trưởng được dự báo đạt 7% vào năm 2021, sẽ mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia thông qua việc gia tăng hoạt động thương mại. Tuy nhiên, lạm phát gia tăng có thể được duy trì lâu hơn dự kiến. IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ ở mức 6% trong năm nay.

* Ngày 30/6, đàm phán trực tuyến về TIFA giữa Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) đã diễn ra, tập trung vào việc “tăng cường mối quan hệ thương mại và đầu tư lâu đời” giữa hai bên.

Hai bên thống nhất trước mắt thành lập nhóm làm việc về lao động nhằm giải quyết vấn đề lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng toàn cầu; cam kết sẽ khởi động cuộc họp nhóm làm việc trong các vấn đề khác như nông nghiệp, sở hữu trí tuệ, rào cản kỹ thuật số đối với thương mại và vấn đề đầu tư.

Trước cuộc họp, thông tin nối lại đàm phán TIFA gặp phản ứng mạnh mẽ từ Trung Quốc. Đáp lại, Nhà Trắng cho biết chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Đài Loan bất kể áp lực từ Trung Quốc. (TG&VN)

* Báo cáo của Ủy ban Thương mại Quốc (ITC) công bố ngày 29/6 cho thấy các hiệp định thương mại mà Mỹ tham gia từ năm 1984 đã bổ sung thêm 88,8 tỷ USD, tương đương 0,5% GDP và tạo thêm 485.000 việc làm. Báo cáo sẽ được trình trước Quốc hội Mỹ vào giữa năm 2021, theo một đạo luật được thông qua vào năm 2015. (TG&VN, Bloomberg)

Kinh tế Trung Quốc

* Các tập đoàn công nghệ thông tin lớn của Mỹ như Facebook Inc., Twitter Inc. và Alphabet Inc., Google đã cảnh báo ngừng cung cấp dịch vụ của mình trong thành phố nếu chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) tiến hành các thay đổi theo dự kiến đối với Luật bảo vệ dữ liệu có thể khiến các công ty này chịu trách nhiệm về việc chia sẻ thông tin có hại của cá nhân trên các nền tảng của họ.

Nhóm các công ty Internet đã gửi một lá thư cho biết các công ty lo ngại các quy tắc đã được dự kiến để giải quyết vấn đề doxing (hình thức chia sẻ thông tin cá nhân của người khác lên mạng khiến họ có thể bị quấy rối) có thể khiến nhân viên của họ gặp rủi ro bị điều tra hoặc truy tố vì những gì người dùng của công ty đăng trực tuyến. (TG&VN)

* Trong bài phát biểu tại Đại học Công nghệ Thượng Hải ngày 3/7, chuyên gia dịch tễ học Trung Quốc Chung Nam Sơn thông báo cho đến nay, 9 trong số 71 loại vaccine do Trung Quốc đang nghiên cứu và phát triển đã được được đưa vào sử dụng. Hai loại vaccine đã được WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp là vaccine của Sinovac và Sinopharm. (TTXVN)

* Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng tốc độ nhẹ hơn vào tháng 6/2021 khi có sự xuất hiện trở lại của 150 ca nhiễm Covid-19 tại tỉnh Quảng Đông. Theo công ty truyền thông Caixin, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 6/2021 đã giảm xuống còn 51,3 từ mức 52 của tháng 5, đánh dấu tháng hoạt động sản xuất mở rộng thứ 14. Kết quả này cho thấy tăng trưởng của nhà máy giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng do lực cản từ sản xuất. (SCMP)

Khi Mỹ vẫn là ‘thỏi nam châm’ với doanh nghiệp Trung Quốc và hành động mạnh tay của Bắc Kinh

Khi Mỹ vẫn là ‘thỏi nam châm’ với doanh nghiệp Trung Quốc và hành động mạnh tay của Bắc Kinh

Kinh tế châu Âu

* Theo dữ liệu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), các hộ gia đình Đan Mạch giàu nhất EU với tài sản trung bình mỗi hộ là 1,88 triệu DKK (tương đương 253.000 Euro hoặc khoảng 300.000 USD). Trên cơ sở tài sản, ngoài Đan Mạch đứng đầu, top 5 các quốc gia giàu nhất là Luxembourg (213.840 Euro), Hà Lan (212.500 Euro), Thụy Điển (203.010 Euro) và Bỉ (153.320 Euro).

Sau khi trừ các khoản nợ, thứ tự các quốc gia như sau: Hà Lan xếp thứ hai với các hộ gia đình giàu nhất (151.975 Euro), Thụy Điển chiếm vị trí thứ ba (145.250 Euro), tiếp theo là Luxembourg (125.075 Euro) và Bỉ (121.040 Euro). (TTXVN)

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (2-8/7): Fed có thể tăng lãi suất; Trung Quốc dùng 9/71 vaccine nội địa; Myanmar tổ chức đấu thầu dự án điện mặt trời
Đan Mạch là nước giàu nhất EU. (Nguồn: scandification.com)

* Theo khảo sát của hãng dịch vụ và thông tin tài chính IHS Markit ngày 5/7, đà phục hồi của ngành dịch vụ tại Anh chậm lại trong tháng 6/2021. Theo đó, chỉ số nhà quản lý mua hàng IHS Markit/CIPS của ngành dịch vụ ở Anh trong tháng 6/2021 giảm mạnh từ 62,9 (điểm) xuống 62,4 (điểm), song vẫn cao hơn so mức tính sơ bộ trước đó là 61,7 (điểm).

Kinh tế Anh đã sụt giảm gần 10% trong năm ngoái do là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới. Tuy nhiên, kinh tế Anh được đánh giá sẽ tăng trưởng cao hơn so với Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác trong năm nay nhờ sớm triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 và các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. (Reuters)

* Theo thống kê chính thức của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 1/7, tỷ lệ thất nghiệp ở Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) đã giảm trong tháng 5/2021, xuống 7,9%, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với tháng 4, cho thấy thị trường việc làm tại châu Âu không phải chịu những ảnh hưởng tồi tệ nhất từ đại dịch Covid-19. Tỷ lệ thất nghiệp của toàn Liên minh châu Âu (EU) cũng ghi nhận xu hướng tương tự, giảm 0,1 điểm phần trăm xuống còn 7,3% trong cùng giai đoạn. (AFP)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Theo đà tăng của tháng 4/2021, tiêu dùng hộ gia đình Nhật Bản tháng 5 tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, là tháng tăng thứ 3 liên tiếp, đạt 281.063 JPY (2.500 USD)/hộ gia đình hai người, mức tăng cao thứ hai kể từ năm 2001. (Japan Times)

* Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản tháng 5/2021 tăng nhẹ 0,2 điểm so với tháng trước liền kề, đánh dấu lần đầu tiên trong 5 tháng tỷ lệ thất nghiệp chạm mức 3%. (NHK)

* Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) ngày 2/7 đã điều chỉnh và xếp Hàn Quốc vào nhóm phát triển. Theo Yonhap, đây là lần đầu tiên kể từ khi ra đời, UNCTAD nâng một quốc gia từ nhóm đang phát triển lên nhóm nước phát triển. Sau quyết định của UNCTAD, Hàn Quốc sẽ vào danh sách B gồm 32 nước, trong đó có các nước như Đức, Pháp và Nhật Bản. (Tuổi Trẻ)

* Xuất khẩu của Hàn Quốc tháng 6/2021 tăng 39,7%, đạt kỷ lục mới trong năm 2021, đánh dấu 8 tháng liên tiếp tăng trưởng nhờ sự hồi phục kinh tế thế giới và nhu cầu tăng mạnh về chip và ô tô. Theo số liệu thống kê hải quan Hàn Quốc, xuất khẩu nước này đạt 54,8 tỉ USD trong tháng 6, nhập khẩu đạt 50,3 tỷ USD, thặng dư thương mại 4,44 tỷ USD. (Yonhap News)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

Myanmar đang tổ chức đấu thầu quốc tế để thực hiện 12 dự án điện mặt trời nhằm tăng thu nguồn ngoại tệ. Theo đó, hiện có khoảng 40 công ty đến từ Thái Lan và Trung Quốc đang có ý định lên kế hoạch tham gia đấu thầu.

Theo kế hoạch, các dự án này sẽ được triển khai xây dựng tại các vùng Mandalay, Bago, Magwe và Sagaing và bang Shan, với mỗi dự án dự kiến sẽ tạo ra khoảng 20 tới 40 megawatt điện. Hiện đã có 5 công ty của Trung Quốc và 4 công ty Thái Lan tham gia. (TG&VN)

Công ty công nghệ giáo dục Ấn Độ Byju's đã huy động 350 triệu USD từ UBS Group, Blackstone, quỹ nhà nước ADQ của Abu Dhabi, Phoenix Rising và Eric Yuan, nhà sáng lập nền tảng hội nghị trực tuyến Zoom, để trở thành “kỳ lân” giá trị nhất quốc gia Nam Á.

Riêng năm 2020, Byju đã đem về khoảng một tỷ USD, chiếm gần một nửa con số 2,2 tỷ USD mà các công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục của Ấn Độ huy động được, theo dữ liệu của Venture Intelligence. Tính đến tháng 6/2021, Byju's là công ty khởi nghiệp giá trị thứ 11 trên thế giới. (VnExpress)

Trung Quốc-Australia: Cuộc chạy đua 'ngoại giao vaccine', vòng nước rút Bắc Kinh có hụt hơi?

Trung Quốc-Australia: Cuộc chạy đua 'ngoại giao vaccine', vòng nước rút Bắc Kinh có hụt hơi?

Australia đang đẩy mạnh cuộc đua cung cấp vaccine ngừa Covid-19 tới các quốc gia trong khu vực và Trung Quốc đang cảm thấy áp ...

Khi Mỹ vẫn là ‘thỏi nam châm’ với doanh nghiệp Trung Quốc và hành động mạnh tay của Bắc Kinh

Khi Mỹ vẫn là ‘thỏi nam châm’ với doanh nghiệp Trung Quốc và hành động mạnh tay của Bắc Kinh

Quyết định của Bắc Kinh có thể khiến kế hoạch IPO ở Mỹ của bất kỳ công ty Trung Quốc nào cũng sẽ buộc phải ...

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao vaccine

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Chương trình Lãnh đạo cao cấp tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Chương trình Lãnh đạo cao cấp tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Chương trình Lãnh đạo cao cấp Việt Nam (VELP) 2024 và làm ...
Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Đại sứ Bùi Văn Nghị và đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đã có chuyến thăm làm việc tại thành phố Rio de Janeiro, bang ...
Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3 - xổ số Vietlott Mega 29/3. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 29/3/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 29/3/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ...
XSBD 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 29/3/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 29/3/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 29/3 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 29/3/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. kết quả xổ số Bình Dương ngày 29 tháng ...
XSTV 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 29/3/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 29/3/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 29/3/2024. ket qua xo so tra vinh. XSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Chiều 27/3, UBND tỉnh Hải Dương trao Giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'. Báo Thế giới & Việt Nam có tác phẩm giải khuyến khích.
Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển giúp các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Việc phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số 'điểm nghẽn', hạn chế, đòi hỏi cần phải có chính sách và hành động để phát triển bền vững.
Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt...
Giá xăng dầu hôm nay 28/3: Dầu Brent và WTI cùng bật tăng; hôm nay xăng trong nước sẽ tăng bao nhiêu?

Giá xăng dầu hôm nay 28/3: Dầu Brent và WTI cùng bật tăng; hôm nay xăng trong nước sẽ tăng bao nhiêu?

Giá xăng dầu hôm nay 28/3, giá dầu Brent và WTI cùng bật tăng. Trong nước, chiều nay giá xăng được dự báo sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng.
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu nhằm đề ra biện pháp tối ưu hoá hoạt động dịch vụ ngân hàng và kinh doanh cho hai nước.
Phiên bản di động