Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (27/8-2/9): Mỹ phục hồi chậm lại; châu Á lúng túng vì biến thể Delta; Lào sẽ phát triển Đặc khu kinh tế Tam giác

Động lực phục hồi kinh tế Mỹ chậm lại; thảo luận về đơn xin gia nhập CPTPP của Anh; Lào sẽ phát triển Đặc khu kinh tế Tam giác mới ở biên giới với Trung Quốc và Việt Nam… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (27/8-2/9): Mỹ phục hồi chậm; châu Á lúng túng vì biến thể Delta; Lào sẽ phát triển Đặc khu kinh tế Tam giác
Kinh tế châu Á sẽ phụ thuộc nhiều vào tiến trình tiêm chủng ở Đông Nam Á. Trong ảnh: Tiêm ngừa vaccine Covid-19 tại Bangkok, Thái Lan.

Biến chủng Delta khiến châu Á lúng túng

Tốc độ lây lan của biến chủng Delta và tỷ lệ tiêm chủng còn thấp khiến châu Á lúng túng khi ứng phó với đợt dịch mới nhất, trong khi các nền kinh tế ở châu Âu và Bắc Mỹ đã và đang mở cửa trở lại.

Chiến lược gia Norihiro Fujito thuộc Mitsubishi UFJ Morgan Stanley ở Tokyo nhận định sẽ có một sự giảm tốc trong quý III và trong ngắn hạn, kinh tế châu Á sẽ phụ thuộc nhiều vào tiến trình tiêm chủng ở Đông Nam Á và việc Trung Quốc có triển khai thêm các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng hay không.

Doanh số ô tô tại Trung Quốc giảm 11,9% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái. Toyota, hãng xe lớn nhất thế giới về doanh số, tuần trước tuyên bố cắt giảm 40% sản lượng xe tháng 9 so với kế hoạch ban đầu do không có đủ chip.

Đợt bùng dịch ở Đông Nam Á đã gây ra thách thức lớn về chuỗi cung ứng đối với những nhà sản xuất lớn do dựa vào nguồn cung linh kiện ô tô và chip sản xuất tại Thái Lan, Việt Nam và Malaysia. (VnEconomy)

Hội đồng CPTPP sẽ thảo luận về đơn xin gia nhập của Anh

Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura đồng thời là Bộ trưởng phụ trách đàm phán về CPTPP của Nhật Bản, cho biết cuộc họp sắp tới của Hội đồng CPTPP sẽ thảo luận về đơn xin gia nhập của Vương quốc Anh và các biện pháp tăng cường hợp tác giữa 11 nước thành viên.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật tuần (20-26/8): Tổng thống Nga thừa nhận lạm phát cao dù kinh tế phục hồi; thương mại điện tử Trung Quốc tăng phi mã Kinh tế thế giới nổi bật tuần (20-26/8): Tổng thống Nga thừa nhận lạm phát cao dù kinh tế phục hồi; thương mại điện tử Trung Quốc tăng phi mã

Bộ trưởng Nishimura cho biết, Nhật Bản đang “hợp tác chặt chẽ với Anh và đang tiến hành các công việc cần thiết” để đẩy nhanh tiến độ đàm phán.

Trước đó, vào tháng 2/2021, Anh đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP và là nước đầu tiên xin gia nhập kể từ khi Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm 2018. Đầu tháng 6/2021, các nước thành viên CPTPP nhất trí khởi động đàm phán về đơn xin gia nhập của Anh. (BNews)

Kinh tế Mỹ

* Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 26/8 cho thấy GDP của Mỹ tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức 6,5% được đưa ra trong báo cáo hồi tháng 7 và GDP quý II/2021 tăng mạnh hơn so với ước tính ban đầu, đạt trên mức đỉnh trước đại dịch.

Tăng trưởng kinh tế của Mỹ được điều chỉnh tăng là nhờ chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh hơn nhiều so với ước tính ban đầu.

Tuy nhiên, động lực phục hồi đã chậm hơn vào đầu quý III khi số ca nhiễm mới Covid-19 gia tăng do biến thể Delta. Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng 4.000, lên mức điều chỉnh theo mùa là 353.000 trong tuần kết thúc ngày 21/8. (Reuters)

* Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ ngày 27/8 cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 7 tiếp tục tăng lên 4,2% so với cùng kỳ năm 2020, nhanh hơn so với mức tăng 4% ghi nhận hồi tháng 6. Đây là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và có thể gia tăng áp lực buộc Fed thu hồi các chính sách tiền tệ nới lỏng.

Bộ Thương mại Mỹ cho rằng thu nhập gia tăng là nhờ các chính sách của chính phủ như việc gia hạn Tín dụng thuế trẻ em được thông qua trong gói kích thích hồi tháng 3 của Tổng thống Joe Biden và các khoản bồi thường và trợ cấp cho người lao động cũng đóng góp vào mức tăng này. (AFP)

* Chính phủ Mỹ ngày 31/8 đã thông báo kế hoạch cho phép thăm dò dầu khí ở khu vực rộng hơn 80 triệu mẫu Anh (32,3 triệu ha) tại Vịnh Mexico. Động thái trên được cho là một bước lùi đáng kể đối với kế hoạch tham vọng về khí hậu của Nhà Trắng và đã vấp phải sự phản đối của các nhóm hoạt động môi trường.

Cục Quản lý năng lượng đại dương thuộc Bộ Nội vụ Mỹ cho biết thông báo mời thầu cuối cùng sẽ được đưa ra trong tháng 9/2021, theo đó một hợp đồng cho thuê sẽ được ký kết vào mùa Thu năm nay. (AP)

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (27/8-2/9): Mỹ phục hồi chậm; châu Á lúng túng vì biến thể Delta; Lào sẽ phát triển Đặc khu kinh tế Tam giác
Người dân Mỹ mua sắm ở siêu thị. (Nguồn: Reuters)

Kinh tế Trung Quốc

* Bộ Khoa học Công nghệ Trung Quốc kêu gọi các đề xuất về công nghệ “đột phá” để thực hiện các mục tiêu chiến lược, trong đó có việc giành vị trí siêu cường công nghệ của Mỹ, và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Đây là một nỗ lực khác của Bắc Kinh nhằm tự chủ về công nghệ và chuyển đổi kinh tế theo hướng tăng nhu cầu và tiêu dùng trong nước. Bộ trên nhắm đến 7 lĩnh vực công nghệ cao liên quan đến an ninh quốc gia và sự phát triển chung của đất nước. (TG&VN, Inside Trade)

* Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố kế hoạch thúc đẩy việc làm trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) với mục tiêu chính là đạt được việc làm đầy đủ hơn và tạo công việc có chất lượng tốt hơn. Theo đó, Trung Quốc cần nỗ lực thực hiện chính sách ưu tiên việc làm, cải thiện hệ thống chính sách, tăng cường dịch vụ đào tạo và thực hiện các bước vững chắc để thúc đẩy thịnh vượng chung. (THX)

Kinh tế châu Âu

* Các nền kinh tế thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đang trên đà hồi phục mạnh mẽ từ cuộc suy thoái kinh tế do hậu quả của đại dịch Covid-19. Trong năm 2021, Italy và Tây Ban Nha đang có đà tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong hơn 40 năm qua, với các mức lần lượt là 5,6% và 6,2%. Đức - nền kinh tế lớn nhất EU - tuần trước đã điều chỉnh nâng ước tính tăng trưởng kinh tế trong năm 2021.

Cơ quan Thống kê EU thông báo rằng các nền kinh tế thành viên trong khối 27 quốc gia đã ghi nhận mức tăng trưởng 13,2% trong quý II/2021 so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích vẫn lo ngại rằng các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể ngăn chặn đà phục hồi này. (Reuters)

* Bộ Y tế Đan Mạch ngày 27/8 cho biết sẽ dỡ toàn bộ những hạn chế chống Covid-19 từ ngày 10/9 sau khi tuyên bố virus SARS-CoV-2 “không còn là một nguy cơ nghiêm trọng đối với xã hội” nhờ tỷ lệ tiêm chủng đã đạt mức cao. Bộ Y tế cảnh báo chính phủ sẽ không ngại “hành động gấp rút nếu đại dịch một lần nữa đe dọa sự vận hành thiết yếu của xã hội”.

Tuy nhiên, hạn chế nhập cảnh vào Đan Mạch vẫn có hiệu lực tới ít nhất tháng 10 do đây là một thoả thuận riêng giữa các chính đảng lãnh đạo của nước này. (Reuters)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Doanh số bán lẻ của Nhật Bản đã tăng tháng thứ năm liên tiếp trong tháng 7, đánh bại kỳ vọng khi ngành tiêu dùng tiếp tục phục hồi, mặc dù dịch Covid-19 tại nước này tăng trở lại gây ra những nghi ngờ về triển vọng chi tiêu.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy doanh số đã tăng 2,4% trong tháng 7 so với cùng tháng trước đó, nhanh hơn một chút so với dự báo trung bình của các nhà kinh tế về mức tăng 2,1% trong một cuộc thăm dò của Reuters, theo sau mức tăng 0,1% trong tháng 6. (Reuters)

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (27/8-2/9): Mỹ phục hồi chậm; châu Á lúng túng vì biến thể Delta; Lào sẽ phát triển Đặc khu kinh tế Tam giác
Samsung công bố kế hoạch đầu tư 240.000 tỷ Won (205 tỷ USD) để xây dựng vị thế dẫn đầu với các công nghệ thế hệ tiếp theo. (Nguồn: Getty)

* Tập đoàn Samsung công bố kế hoạch đầu tư 240.000 tỷ Won (205 tỷ USD) để xây dựng vị thế dẫn đầu với các công nghệ thế hệ tiếp theo và dự kiến tuyển thêm khoảng 40.000 nhân viên trong vòng 3 năm tới. Kế hoạch này bao gồm đầu tư 151 tỷ USD tới năm 2030 của Samsung Electronics để phát triển sâu hơn mảng sản xuất chip cao cấp.

Thông báo này được đưa ra chỉ ít ngày sau khi ông Lee Jae-yong, Phó Chủ tịch Samsung Electronics được ra tù trước hạn theo lệnh đặc xá trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc dự kiến diễn ra vào tháng 3/2022. (Bloomberg)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Chính phủ Thái Lan ngày 27/8 cho biết sẽ dỡ hầu hết các biện pháp chống Covid-19 đối với lĩnh vực bán lẻ và ăn uống từ tháng 9 và cho phép tụ tập tới 25 người ở Bangkok và các khu vực rủi ro cao khác để phục hồi nền kinh tế một cách an toàn.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Thái Lan vẫn đang chống chọi với đợt bùng dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay và cố gắng đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng. Đến nay, mới có khoảng 10% dân số Thái Lan được tiêm đủ 2 mũi vaccine. (VnEconomy)

Economist: Việt Nam và nền kinh tế mà dịch Covid-19 không thể kìm hãm

Economist: Việt Nam và nền kinh tế mà dịch Covid-19 không thể kìm hãm

* Thái Lan cho phép nối lại một số chuyến bay nội địa giữa Bangkok và các khu vực Covid-19 có nguy cơ cao khác từ ngày 1/9/2021 để thúc đẩy kinh tế. Cơ quan hàng không dân dụng Thái Lan cho biết các chuyến bay địa phương có thể hoạt động với 75% tải lượng và hành khách sẽ phải tuân thủ các quy định về đi lại tại các điểm đến như xuất trình xác nhận tiêm chủng và kết quả kiểm tra Covid-19. (Reuters)

* Chính quyền tỉnh Phongsaly, Lào ngày 24/8 đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) cho phép một nhóm doanh nghiệp của Trung Quốc tiến hành nghiên cứu khả thi về phát triển một Đặc khu kinh tế Tam giác mới (SEZ).

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phongsaly Khammala Souvong cho biết các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ khảo sát một khu vực rộng khoảng 250 km2, trong đó 100 km2 sẽ dùng cho dịch vụ và du lịch, 150 km2 còn lại sẽ được sử dụng cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp.

Các nhà đầu tư cũng sẽ khảo sát và thiết kế một con đường nối làng Yai-ouneua đến địa điểm phát triển theo kế hoạch. Nếu được thông qua, SEZ này sẽ nằm ở huyện Nhot-ou, tỉnh Phongsaly, nơi có đường biên giới chung với Trung Quốc và Việt Nam. (TTXVN)

Gián đoạn chuỗi cung ứng: Kinh tế thế giới còn 'khó' dài

Gián đoạn chuỗi cung ứng: Kinh tế thế giới còn 'khó' dài

Biến thể Delta đang ảnh hướng tiêu cực đến hoạt động sản xuất của các nhà máy ở châu Á và làm gián đoạn hoạt ...

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (20-26/8): Tổng thống Nga thừa nhận lạm phát cao dù kinh tế phục hồi; thương mại điện tử Trung Quốc tăng phi mã

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (20-26/8): Tổng thống Nga thừa nhận lạm phát cao dù kinh tế phục hồi; thương mại điện tử Trung Quốc tăng phi mã

Mỹ suy giảm đà tăng trưởng; chuỗi cung ứng toàn cầu hứng đòn Covid-19; thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc tăng ...

Tin cũ hơn

Giá vàng hôm nay 20/5/2024: Giá vàng có thể tăng lên mức 2.500 USD/ounce, bắt đầu 'thắt dây an toàn' và 'chạy đua' Giá vàng hôm nay 20/5/2024: Giá vàng có thể tăng lên mức 2.500 USD/ounce, bắt đầu 'thắt dây an toàn' và 'chạy đua'
Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM
Tăng trưởng nhanh, năng động và không ngại chi tiêu, Gen Z sẽ tạo nên một cuộc cách mạng tiêu dùng tại Trung Quốc Tăng trưởng nhanh, năng động và không ngại chi tiêu, Gen Z sẽ tạo nên một cuộc cách mạng tiêu dùng tại Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 19/5/2024, Giá vàng SJC tăng, thế giới xuất hiện ‘cơn bão hoàn hảo của sự lạc quan’, sẽ vượt mốc cao nhất mọi thời đại Giá vàng hôm nay 19/5/2024, Giá vàng SJC tăng, thế giới xuất hiện ‘cơn bão hoàn hảo của sự lạc quan’, sẽ vượt mốc cao nhất mọi thời đại
Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung-Nga dự kiến đạt mức cao mới Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung-Nga dự kiến đạt mức cao mới
Trung Quốc thu hẹp cửa với thủy sản Nhật Bản Trung Quốc thu hẹp cửa với thủy sản Nhật Bản
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin? Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin?
AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử
Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc
Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền