Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (16-22/10): Nỗ lực tự chủ muộn màng của Trung Quốc, Việt Nam tăng hạng về chỉ số quyền lực ở châu Á

Chu Văn
TGVN. Nỗ lực tự chủ muộn màng của Trung Quốc, nhiều thành viên EU muốn hạn chế quyền lực của những 'người khổng lồ' công nghệ Mỹ, Việt Nam tăng hạng về chỉ số quyền lực tại châu Á...là các tin kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
kinh-te-the-gioi-noi-bat-tuan-qua-237-307-vang-tang-tro-lai-sau-quyet-dinh-cua-fed
Kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp sau đại dịch Covid-19 sẽ đẩy lùi thời điểm nhu cầu năng lượng phục hồi hoàn toàn vào năm 2025.

Kinh tế toàn cầu

Nhu cầu năng lượng thế giới khó phục hồi hoàn toàn vào năm 2025

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây cho biết sự phục hồi kinh tế chậm chạp sau đại dịch Covid-19 sẽ đẩy lùi thời điểm nhu cầu năng lượng thế giới phục hồi hoàn toàn vào năm 2025.

Theo kịch bản cơ sở, kinh tế toàn cầu phục hồi vào năm 2021 và nhu cầu năng lượng thế giới phục hồi hoàn toàn vào năm 2023 khi thế giới phát triển được một loại vaccine và phương pháp điều trị Covid-19. Tuy nhiên, trong kịch bản sự phục hồi bị trì trệ, kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2023 và nhu cầu năng lượng thế giới sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2025.

IEA nhận thấy, nhu cầu năng lượng thế giới giảm khoảng 5% trong năm 2020, lượng khí thải CO2 sinh ra từ năng lượng giảm khoảng 7% và đầu tư vào năng lượng giảm khoảng 18%. Nhu cầu dầu dự kiến sẽ giảm 8% và tiêu thụ than đã giảm khoảng 7%, còn năng lượng tái tạo dự kiến tăng nhẹ. (IEA)


Mỹ kêu gọi IMF và WB cần sử dụng nguồn lực hiện có một cách minh bạch

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 14/10 kêu gọi IMF và WB cần sử dụng nguồn lực hiện có một cách sáng suốt, thận trọng và minh bạch trong việc cung cấp tài chính, tư vấn và phát triển năng lực cho các quốc gia bị tổn thương bởi đại dịch Covid-19 và phải có kế hoạch trước cho việc quay trở lại các hoạt động tài chính như thường lệ trước dịch, tránh tạo gánh nặng và đặt các quốc gia cổ đông vào tình thế bị động. Bộ trưởng Mnuchin cũng hối thúc các nước G20 nhanh chóng tán thành một khuôn khổ tái cơ cấu nợ mới để giúp các nước thu nhập thấp cơ cấu lại các khoản nợ, cung cấp giải pháp giảm nợ dựa trên các thông số chung và chia sẻ gánh nặng một cách công bằng giữa tất cả các chủ nợ trên cả bình diện song phương chính thức và tư nhân. (Reuters)


Mỹ- Trung Quốc

Những nỗ lực muộn màng để tự chủ về nguồn cung bộ vi xử lý trong 10 năm tới của Trung Quốc đã bị các lệnh cấm vận của Mỹ giáng một đòn nặng. Trung Quốc hiện chỉ sản xuất 16% lượng chip cần thiết cho nhu cầu trong nước. Mục tiêu của nước này là đáp ứng được 70% nhu cầu vào năm 2025. Tuy nhiên các chuyên gia nhận định điều này khó xảy ra khi Mỹ hạn chế việc bán các linh kiện và công nghệ chủ chốt cho Trung Quốc. Sau khi áp đặt cấm vận với Huawei hồi cuối năm ngoái, tháng 9 vừa qua nước này đã mở rộng lệnh cấm sang SMIC. Giới chuyên gia dự báo, các đại gia công nghệ Mỹ như Cisco, Dell hay HP sẽ là đối tượng trả đũa của Bắc Kinh. Căng thẳng leo thang sẽ tác động tiêu cực đến không ít cổ phiếu công nghệ trên thị trường. (Investor.com)


Mỹ-EU

Tổng thống Donald Trump ngày 15/10 tuyên bố sẽ có động thái đáp trả nếu Liên minh châu Âu (EU) triển khai áp thuế đối với hàng hóa của Mỹ. EU giành được quyền áp đặt các biện pháp thuế quan lên khoảng 4 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ theo phán quyết ngày 13/10 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là diễn biến mới nhất trong tranh chấp pháp lý kéo dài 16 năm giữa hai bên về vấn đề hỗ trợ các nhà sản xuất máy bay Boeing và Airbus. Năm 2019, WTO đã cho phép Mỹ áp đặt trừng phạt lên 7,5 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của châu Âu sau khi tổ chức này đánh giá khoản viện trợ của EU dành cho Airbus là không phù hợp với các quy định thương mại quốc tế. (Reuters)

Pháp và Hà Lan vừa cùng kêu gọi các nhà quản lý của EU hạn chế quyền lực của những “người khổng lồ” công nghệ Mỹ như Google và Facebook, thậm chí là phân tách hoạt động của những công ty này nếu cần. Bộ trưởng Kỹ thuật số hai nước cho biết, Brussels nên tăng cường quản lý các nền tảng kỹ thuật số quá lớn mạnh khi các công ty như Amazon và Apple đang có sức ảnh hưởng to lớn đối với những công ty muốn tiếp cận người tiêu dùng thông qua các nền tảng của họ. Lời kêu gọi của Pháp và Hà Lan được đưa ra khi Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ công bố Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số mới vào cuối năm nay để điều chỉnh hoạt động của các công ty công nghệ như Google, Amazon, Facebook và Apple. (AFP)


Mỹ

Trong nỗ lực đạt thỏa thuận với Hạ viện về gói kích cầu kinh tế ứng phó với dịch Covid-19, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ cân nhắc gói hỗ trợ lớn hơn mức 1,8 nghìn tỷ USD mà Nhà Trắng đã đưa ra trước đây. Hạ viện do Đảng Dân chủ nắm quyền đang cố gắng yêu cầu Nhà Trắng cung cấp gói kích cầu trị giá 2,2 tỷ USD.

Trả lời phỏng vấn Fox Business Network, Tổng thống Trump cho biết có khả năng gói hỗ trợ trên được thông qua trước bầu cử tổng thống ngày 3/11 cho dù hy vọng về một thỏa thuận giữa Nhà Trắng và Hạ viện không cao. (Reuters)


Trung Quốc

Các kết quả thống kê chính thức gần đây cho thấy, kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi sau Covid-19. Nền kinh tế thứ hai thế giới đã tăng trưởng 4,9% trong quý 3/2020 so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên con số này thấp hơn dự kiến 5,2% của các nhà kinh tế. Đây là sự phục hồi đáng kể nếu so với mức suy giảm 6,8% trong quý 1, khi nước này buộc phải phong tỏa toàn quốc và đóng cửa các cơ sở sản xuất. Đó là lần đầu tiên kinh tế Trung Quốc suy giảm kể từ khi bắt đầu thống kê theo quý vào năm 1992. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn ít nhiều hoài nghi về độ chính xác của những dữ liệu này. Các thống kê thương mại tháng 9 cũng cho thấy, xuất khẩu của nước này đã tăng 9,9% và nhập khẩu là 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái. (BBC)


Châu Âu

Ngày 16/10, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA) cho biết, số lượng ô tô mới đăng ký tại EU trong tháng 9/2020 đã tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 933.987 xe, mức tăng đầu tiên về doanh số kể từ đầu năm 2020 nhờ đà phục hồi tại Đức và Italy.

Cụ thể, số ô tô mới đăng ký tại Italy tăng 9,5%, tại Đức tăng 8,4%, nhưng số liệu tương ứng của Pháp và Tây Ban Nha lại giảm lần lượt là 3% và 13,5%. Trước đó, doanh số ô tô tại EU trong tháng 3/2020 đã giảm 55,1% và sau đó giảm tới 76,3% vào tháng 4/2020 do các quốc gia thực hiện lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan. Trong 9 tháng đầu năm 2020, lượng đăng ký xe tại EU đã giảm gần 29% so với cùng kỳ năm trước. Hiệp hội ACEA dự đoán, thị trường kinh doanh ô tô sẽ sụt giảm khoảng 25% trong cả năm 2020.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, Chính phủ nước này sẽ hỗ trợ thêm 1 tỷ Euro (1,17 tỷ USD) cho các doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng bởi lệnh giới nghiêm ban đêm ở Paris và 8 thành phố lớn khác, giữa lúc đại dịch Covid-19 đang lây lan khắp nơi. Bộ trưởng cho biết, các công ty trong lĩnh vực khách sạn sẽ được miễn các khoản phí xã hội nếu doanh thu của họ giảm hơn 50% do tác động của lệnh giới nghiêm; đồng thời, các ngân hàng cũng được yêu cầu hoãn việc thu lãi đối với các khoản vay được nhà nước bảo lãnh cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và tổ chức sự kiện. (Reuters)

Là một phần trong mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của EU xuống bằng 0 vào năm 2050, Ủy ban châu Âu (EC) đang dự thảo kế hoạch đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu gây ô nhiễm đối với hàng hóa đến 27 quốc gia trong khối. Trước mắt loại thuế này sẽ áp dụng đối với thép, xi măng, điện và sau đó có thể mở rộng sang nhiều lĩnh vực hơn. Chính sách mà EC đề xuất vào mùa Hè tới trên nhằm bảo vệ ngành công nghiệp của EU trước hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn từ các nước có chính sách về môi trường ít nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý lên tiếng cảnh báo về những thách thức trong việc xây dựng chính sách tuân thủ các quy định của WTO. Một trong những phương án được đưa ra là tìm kiếm sự miễn trừ, với lý do rằng, chính sách đánh thuế mới là một công cụ môi trường chứ không phải là một phương án để tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành công nghiệp EU. (Reuters)


Nhật Bản và Hàn Quốc

Chính phủ Nhật Bản đang xem xét gói ngân sách bổ sung thứ ba trong tài khóa 2020 nhằm phục hồi nền kinh tế đang bị ảnh hưởng mạnh do Covid-19. Dự kiến trong đầu tháng 11/2020, Thủ tướng Yoshihide Suga sẽ đưa ra chỉ thị chính thức về gói ngân sách bổ sung nhằm triển khai các chính sách kinh tế như phục hồi nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy tuyển dụng lao động... Dự thảo ngân sách bổ sung lần ba có thể được nội các Nhật Bản thông qua trong tháng 12/2020 và trình Quốc hội nước này xem xét trong tháng 1/2021. (NHK)

Theo số liệu của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng ngày của nước này đạt 2,09 tỷ USD trong tháng Chín, mức cao nhất kể từ tháng 9/2019. Tính theo sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu chip đã tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 9,5 tỷ USD và chiếm gần 20% lượng hàng xuất khẩu trong tháng Chín. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu ô tô đã tăng 23,2% lên 3,79 tỷ USD do nhu cầu sản phẩm này trên toàn cầu dần phục hồi. (Yonhap News)


ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

WB ngày 13/10 cho biết, Indonesia nằm trong nhóm 10 quốc gia có nợ nước ngoài lớn nhất trong các nước có thu nhập thấp và trung bình. Báo cáo chưa bao gồm Trung Quốc, quốc gia cũng được ghi nhận có nợ nước ngoài. Theo báo cáo của WB, nợ nước ngoài của Indonesia đã tăng dần mỗi năm, cụ thể, năm 2015: 307,74 tỷ USD, năm 2016: 318,94 tỷ USD, năm 2017: 353,56 tỷ USD, năm 2018: 379,58 tỷ USD và năm 2019 lên tới 402,08 tỷ USD. Phần lớn nợ nước ngoài của Indonesia là nợ dài hạn. Năm 2019, nợ nước ngoài dài hạn của Indonesia lên tới 354,54 tỷ USD, trong khi nợ ngắn hạn chỉ là 44,79 tỷ USD. (Jakarta Post)

Kinh tế Singapore có dấu hiệu tăng trưởng tích cực hơn sau khi nới lỏng các biện pháp để ngăn chặn đại dịch Covid-19, với mức tăng trưởng GDP ước tính lần đầu trong quý III/2020 giảm 7,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng này được coi là một sự cải thiện đáng kể so với mức tăng trưởng -13,3% trong quý II/2020 (so với cùng kỳ năm ngoái). Mức tăng trưởng này có được là nhờ sự hồi phục của lĩnh vực sản xuất, tài chính, bảo hiểm, viễn thông, thông tin… (Strait Times)

Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ mới đây đã công bố gói kích thích kinh tế lần thứ 2 trị giá 467 tỷ Rupi (khoảng 6,5 tỷ USD, tương đương 0,2% GDP) để kích thích nhu cầu tiêu dùng, trong đó có việc trả trước một phần tiền lương của nhân viên chính phủ liên bang và các khoản vay không lãi suất cho các bang, nhằm mục đích thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng trong mùa lễ hội của Ấn Độ và tăng chi tiêu vốn. Theo đó, Chính phủ sẽ cho phép các nhân viên chi tiền trợ cấp đi lại được miễn thuế vào việc mua hàng hóa và dịch vụ, đồng thời, Ấn Độ cũng sẽ thúc đẩy đầu tư bằng việc chi thêm 250 tỷ Rupi (3,4 tỷ USD) vào các dự án đường sá, cảng, phát triển đô thị và quốc phòng, và cung cấp các khoản vay không lãi suất thời hạn 50 năm trị giá 120 tỷ Rupi cho các chính quyền bang để chi tiêu vào cơ sở hạ tầng trước ngày 31/3/2021. Ấn Độ kỳ vọng, các biện pháp này sẽ tạo ra nhu cầu bổ sung ở mức 730 tỷ Rupi, khoảng 10 tỷ USD và gói kích thích này sẽ không làm xấu thêm tình trạng thâm hụt ngân sách do chính phủ liên bang phải vay thêm bất kỳ khoản tiền nào. (Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ)

Theo số liệu của Viện Lowy về nghiên cứu chính sách đối ngoại của Australia ngày 19/10, Chỉ số quyền lực tại châu Á năm 2020 của Việt Nam xếp thứ 12 trong tổng số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá, tăng một bậc so với năm 2019 nhờ chỉ số ảnh hưởng ngoại giao tăng 3 bậc so với năm 2019, lên vị trí thứ 9. Ngoài ra, theo Viện Lowy, Việt Nam đã tham gia rất hiệu quả trong các diễn đàn và các sáng kiến thương mại khu vực, từ việc thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với tư cách là Chủ tịch ASEAN, cho đến nỗ lực thúc đẩy Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng với 10 quốc gia thành viên khác. (TGVN)

Triển vọng kinh tế toàn cầu thời đại dịch: Tươi sáng hơn trong những tháng tới?

Triển vọng kinh tế toàn cầu thời đại dịch: Tươi sáng hơn trong những tháng tới?

TGVN. Diễn biến của dịch Covid-19 vẫn sẽ tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ tới triển vọng kinh tế toàn cầu, cũng như bất kỳ ...

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (9-15/10): Mạng 5G sẽ cứu vãn thế giới, Bỉ đã có cách thay thế Huawei, cách để kinh tế Việt Nam tăng thêm 109 tỷ USD

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (9-15/10): Mạng 5G sẽ cứu vãn thế giới, Bỉ đã có cách thay thế Huawei, cách để kinh tế Việt Nam tăng thêm 109 tỷ USD

TGVN. Bỉ đã có cách thay thế sản phẩm của Huawei, EU tiếp tục đạt thỏa thuận với Mỹ về cung cấp thuốc điều trị ...

WTO: Tăng trưởng thương mại toàn cầu có thể phục hồi vào năm 2021

WTO: Tăng trưởng thương mại toàn cầu có thể phục hồi vào năm 2021

TGVN. Tổ chức WTO hôm 6/10 đã công bố dữ liệu cho thấy mức độ tác động ít nghiêm trọng hơn của dịch Covid-19 đối ...

Đọc thêm

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Bước sang tuổi 35, diễn viên Midu chuộng phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn trẻ trung.
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024 trên thị trường thế giới tăng mạnh sau hành động quân sự của Israel làm tăng sức hấp dẫn của tài sản an toàn này.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động