Kinh tế Trung Quốc đang 'mất sức'

Linh Chi
Đợt bùng phát đại dịch Covid-19 tồi tệ nhất ở Trung Quốc trong một năm qua đã khiến các nhà chức trách phải thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để dập tắt các ca nhiễm mới. Tuy nhiên, những biện pháp này có nguy cơ làm đình trệ sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế Trung Quốc
Cảng container Yangshan ở Thượng Hải. (Nguồn: AP)

Các biện pháp mới nhất để chống dịch Covid-19 bắt đầu được áp dụng khi biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 quét qua Trung Quốc vào cuối tháng 7/2021 và nhanh chóng lan rộng.

Trong khi số ca mắc Covid-19 mới tại quốc gia này vẫn còn tương đối thấp so với với sự gia tăng gần đây của các ca nhiễm của Mỹ hay châu Âu, Bắc Kinh đã tích cực hồi sinh chiến lược "zero-Covid" (không ca nhiễm Covid-19).

Trung Quốc đã giãn cách một thành phố, đóng cửa các địa điểm giải trí, hủy bỏ các chuyến bay và triển khai xét nghiệm trên diện rộng khi cố gắng ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.

Kinh tế "hụt hơi"

Những động thái quyết liệt đó đã khiến một số nhà kinh tế cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc chỉ tăng 2,3% trong quý III/2021 so với quý trước, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 5,8% mà họ dự đoán ​​ban đầu. Bên cạnh đó, các dịch vụ như du lịch, ăn uống và giải trí sẽ bị ảnh hưởng.

Các nhà phân tích tại JP Morgan cũng viết trong một báo cáo nghiên cứu vào đầu tuần trước rằng, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm một nửa, xuống còn 2% trong quý hiện tại, so với ước tính trước đó là 4,3%. Họ cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 xuống 8,9%, từ mức 9,1%.

Trong khi đó, các nhà phân tích của Morgan Stanley cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống 8,2% cho năm 2021, đồng thời nói rằng, sự bùng phát của đại dịch sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng tiêu dùng và ngành dịch vụ.

Số liệu kinh tế tháng 7/2021 do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố cũng cho thấy, nền kinh tế tiếp tục sụt giảm trong tháng 7/2021.

Theo đó, doanh số bán lẻ, một thước đo về chi tiêu của người tiêu dùng chỉ tăng 8,5% trong tháng 7, giảm so với mức tăng 12,1% trong tháng 6.

Sản xuất công nghiệp Trung Quốc, thước đo hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, khai thác mỏ và tiện ích cũng chậm lại trong tháng 7, chỉ tăng 6,4% so với một năm trước đó sau khi tăng 8,3% trong tháng 6.

"Dữ liệu của tháng 7/2021 cho thấy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang mất sức rất nhanh" - Nhà kinh tế trưởng Raymond Yeung của Greater China tại Tập đoàn Ngân hàng Australia và New Zealand.

Đầu tư vào tài sản cố định, thước đo chi tiêu cho các hạng mục cơ sở hạ tầng, tài sản, máy móc, thiết bị trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 chỉ tăng ở mức 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 12,6% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6.

Tỷ lệ thất nghiệp (không bao gồm số liệu của hàng chục triệu lao động nhập cư) ở mức 5,1% trong tháng 7, so với mức 5% trong tháng 6.

NBS cho biết, tác động kép của đợt bùng phát dịch Covid-19 mới nhất tại ít nhất 17 tỉnh của nước này và lũ lụt ở tỉnh Hà Nam đã khiến nền kinh tế Trung Quốc phát triển không ổn định và đồng đều.

Nhà kinh tế trưởng Raymond Yeung của Greater China tại Tập đoàn Ngân hàng Australia và New Zealand (ANZ) nhận thấy: “Dữ liệu của tháng 7 cho thấy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang mất sức rất nhanh".

Tuần trước, các nhà chức trách đã đóng cửa nhà ga Meishan ở cảng Ningbo Zhoushan - cảng container lớn thứ ba thế giới sau khi một công nhân ở bến tàu có kết quả dương tính với Covid-19. Cảng xử lý hàng hóa với khoảng 78.000 container 20 feet (khoảng 6,1 mét) mỗi ngày. Nhà ga Meishan chiếm khoảng 1/5 sản lượng của cảng.

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley lo ngại, nếu dịch Covid-19 lan rộng hơn nữa có thể gây sức ép lên hoạt động sản xuất của Trung Quốc, dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu - vốn phụ thuộc nhiều vào nước này để cung cấp thiết bị điện tử, y tế và các hàng hóa khác.

Nền kinh tế suy yếu cũng có thể làm giảm nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng hóa nhập khẩu.

Nhà phân tích hàng đầu về thương mại toàn cầu tại Economist Intelligence Unit Nick Marro nhận định: “Đây là một trong những rủi ro trước mắt đang nổi lên ở Trung Quốc, khi tình hình đại dịch ngày càng xấu đi.

Môi trường thương mại và hậu cần toàn cầu đang ở trong tình trạng khá mong manh. Việc gián đoạn giao dịch không chỉ gây ra vấn đề cho vận chuyển và người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng đến cả các nhà sản xuất phụ thuộc vào các linh kiện nhập khẩu quan trọng".

Người đứng đầu bộ phận kinh tế châu Á tại Oxford Economics Louis Kuijscũng nhận thấy, với cách tiếp cận "không khoan nhượng" của Trung Quốc đối với Covid-19, các đợt bùng phát trong tương lai sẽ tiếp tục gây ra rủi ro đáng kể cho triển vọng, mặc dù khoảng 60% dân số hiện đã được tiêm phòng vaccine Covid-19.

Thách thức chồng chất

Việc áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để tránh sự lây lan của biến thể Delta không phải là vấn đề duy nhất của Trung Quốc hiện nay. Đất nước này cũng đang phải đối mặt với lạm phát và rủi ro nợ ngày càng gia tăng.

Chỉ số giá sản xuất - đo lường mức độ biến động giá bán của các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu trên thị trường - đã tăng 9% trong tháng 7/2021 so với một năm trước đó. Lạm phát tăng sẽ đẩy tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng lên, gây khó khăn cho các doanh nghiệp Trung Quốc và sự phục hồi kinh tế của đất nước.

Giám đốc bán hàng tại một nhà máy sản xuất thiết bị y tế ở tỉnh Giang Tô cho rằng, các công ty nhỏ hơn không thể chuyển giá nguyên liệu thô tăng gần đây cho người mua,

Rủi ro nợ là một thách thức khác. Theo Fitch Ratings, các khoản vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp của Trung Quốc đã tăng lên 62,59 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 9,7 tỷ USD) trong nửa đầu năm 2021.

Song song với đó, cuộc đàn áp sâu rộng đối với các doanh nghiệp tư nhân thời gian qua của Bắc Kinh cũng đã khiến các nhà đầu tư khó chịu và làm lung lay niềm tin của thị trường.

Theo Goldman Sachs, các biện pháp quản lý gần đây đối với các lĩnh vực công nghệ, tài chính và giáo dục đã "xóa sổ" hơn 1 nghìn tỷ USD giá trị thị trường của một số công ty giá trị nhất Trung Quốc.

Ngoài ra, việc vay nợ của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể vào tháng7/2021. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp, cá nhân có thể ngần ngại đầu tư hoặc chi tiêu, có thể dẫn đến tiêu dùng ít hơn và tăng trưởng chậm hơn.

Nhà kinh tế tại Centennial Asia Advisors Nigel Chiang đánh giá: "Đại dịch đã gây ra một cú sốc đối với tâm lý các hộ gia đình thông thường của Trung Quốc. Có một sự thay đổi cơ bản trong hành vi chi tiêu, xuất phát từ việc một bộ phận người dân lo lắng hơn, bất chấp kinh tế phục hồi".

Đâu là trụ cột của kinh tế Trung Quốc?

Đâu là trụ cột của kinh tế Trung Quốc?

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đang dựa trên hai trụ cột chính là ngành sản xuất và kinh tế Internet.

Covid-19 trở lại Vũ Hán, biến thể Delta đe dọa ‘sức khỏe’ kinh tế Trung Quốc

Covid-19 trở lại Vũ Hán, biến thể Delta đe dọa ‘sức khỏe’ kinh tế Trung Quốc

Biến thể Delta đang gây ra những rủi ro mới cho nền kinh tế Trung Quốc, khi nó lan rộng đến nhiều thành phố của ...

(theo CNN, Bloomberg)

Đọc thêm

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về công nghệ sắp thăm Việt Nam, thúc đẩy quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về công nghệ sắp thăm Việt Nam, thúc đẩy quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)

Ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về công nghệ thăm Việt Nam từ ngày 5-6/1.
Những sai lầm về dinh dưỡng và nguy cơ đột quỵ

Những sai lầm về dinh dưỡng và nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc cho thấy người dân khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á thuộc "top 5" về nguy cơ đột quỵ ...
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND 2 tỉnh Kiên Giang và Hà Giang

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND 2 tỉnh Kiên Giang và Hà Giang

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và Hà Giang.
Đức: Kinh tế suy thoái và sức ép với thị trường lao động

Đức: Kinh tế suy thoái và sức ép với thị trường lao động

Kinh tế suy thoái ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường lao động của Đức, và nỗi lo không tìm được việc làm vẫn hiện hiện trong năm 2025.
Người cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 116 tại Nhật Bản

Người cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 116 tại Nhật Bản

Cụ bà Tomiko Itooka, được kỷ lục thế giới Guinness công nhận là người già nhất thế giới, đã qua đời tại miền tây Nhật Bản, hưởng thọ 116 tuổi.
Không để thua Trung Quốc, tập đoàn công nghệ Mỹ chi tiền để giành chỗ đứng trong sân chơi trí tuệ nhân tạo (AI)

Không để thua Trung Quốc, tập đoàn công nghệ Mỹ chi tiền để giành chỗ đứng trong sân chơi trí tuệ nhân tạo (AI)

Cạnh tranh với Trung Quốc, tập đoàn công nghệ Mỹ Microsoft đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để nắm bắt vị trí tiên phong.
Giá cà phê hôm nay 4/1/2025: Giá cà phê trong nước tăng vọt, lượng xuất khẩu sẽ cải thiện, cơ hội thay đổi vị thế hàng Việt trên thị trường quốc tế

Giá cà phê hôm nay 4/1/2025: Giá cà phê trong nước tăng vọt, lượng xuất khẩu sẽ cải thiện, cơ hội thay đổi vị thế hàng Việt trên thị trường quốc tế

Giá cà phê hôm nay 4/1/2025: Giá cà phê trong nước tăng vọt, lượng xuất khẩu sẽ cải thiện, cơ hội thay đổi vị thế hàng Việt trên thị trường quốc tế.
Việt Nam là cửa ngõ để doanh nghiệp Canada chinh phục thị trường châu Á-Thái Bình Dương

Việt Nam là cửa ngõ để doanh nghiệp Canada chinh phục thị trường châu Á-Thái Bình Dương

Trong chiến lược tìm kiếm thị trường ngoài Mỹ, Việt Nam nổi lên được các doanh nghiệp Canada coi là cửa ngõ để vào ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương.
Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng phải nộp thuế

Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng phải nộp thuế

Với quy định trước, hiện hàng ngày có khoảng 4-5 triệu đơn hàng giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Giá tiêu hôm nay 4/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, giá hồ tiêu xuất khẩu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 4/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, giá hồ tiêu xuất khẩu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 4/1/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Đông Âu bất ổn vì thiếu khí đốt Nga, châu Âu bất an trong mối quan hệ với Ukraine

Đông Âu bất ổn vì thiếu khí đốt Nga, châu Âu bất an trong mối quan hệ với Ukraine

Đông Âu đang chịu những bất ổn vì thiếu khí đốt Nga sau khi đường ống trung chuyển bị Ukraine chặn đứng, nhưng mối quan hệ châu Âu-Ukraine còn có vấn đề khác.
Giá cà phê hôm nay 3/1/2025: Giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh mẽ, robusta trở lại mốc 5.000 USD, chuyên gia dự báo hướng đi của hàng xuất khẩu 2025?

Giá cà phê hôm nay 3/1/2025: Giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh mẽ, robusta trở lại mốc 5.000 USD, chuyên gia dự báo hướng đi của hàng xuất khẩu 2025?

Giá cà phê hôm nay 3/1/2025: Giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh mẽ, robusta trở lại mốc 5.000 USD, chuyên gia dự báo hướng đi của hàng xuất khẩu?
Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Giá chung cư vượt xa giá trị thực, giao dịch vượt nhà phố, căn hộ trung tâm Hà Nội sẽ có lợi nhuận tốt nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1 ghi nhận USD tiếp tục duy trì đà tăng trước đó.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong hai năm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 12%, khối ngoại bán ròng kỷ lục, phiên cuối năm 'đỏ rực'

Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 12%, khối ngoại bán ròng kỷ lục, phiên cuối năm 'đỏ rực'

Tính cả năm 2024, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng hơn 12%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12: USD 'tạo sóng', Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12: USD 'tạo sóng', Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng 11,4% so với đồng Yen Nhật trong năm nay.
Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc: Phấn đấu trở thành tổ chức tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp, tin cậy

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc: Phấn đấu trở thành tổ chức tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp, tin cậy

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng phát triển lớn mạnh, trở thành một trong những kênh hỗ trợ tài chính quan trọng.
Phiên bản di động