Kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực phục hồi đáng tin cậy của thế giới năm 2023? |
Thấp hơn tốc độ tăng trưởng của thế giới
Mạng tin Eurasia Review bình luận, kết quả trên không bất ngờ, nhưng đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Trong 47 năm trở lại đây, năm 2022 là năm GDP Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất, chỉ sau năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Năm 1989, phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Trung Quốc, nhưng ngay cả trong năm 1989 và năm 1990, Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP lần lượt là 4,1% và 3,8%.
Trong ba năm trở lại đây (2020-2022), kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn do tác động tàn phá của dịch Covid-19. Năm 2020, tăng trưởng kinh tế của nước này chỉ đạt 2,3% trước khi tăng lên 8,1% năm 2021.
Nhìn lại một số chu kỳ kinh tế từ năm 1989, có thể thấy tốc độ tăng trưởng tại Trung Quốc có sự thay đổi lớn, từ vọt lên ngưỡng cao sau đó lại suy giảm tương đối. Theo số liệu chính thức đã được công bố, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1989-2022 là 9,3%, tăng lên 10,4% từ 2003-2012, rồi giảm khá mạnh xuống còn 6,2% giai đoạn từ 2013-2022. Như vậy, mức tăng 3% của năm 2022 chỉ bằng một nửa tốc độ tăng trưởng trung bình trong một thập kỷ qua.
Năm 2020, GDP Trung Quốc chỉ tăng 2,3%, nhưng mức tăng này còn có ý nghĩa nhiều hơn tốc độ 3% của năm 2022. Trước hết, đó là cơ sở so sánh tăng trưởng của năm 2020 là khá cao, khi 2019 là một năm bình thường. Kế đến, đó là tác động của đại dịch Covid-19, kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, GDP toàn thế giới trong năm 2020 tăng trưởng -3,27% và chỉ có 38 nền kinh tế và các khu vực trên thế giới ghi nhận tăng trưởng dương.
Trong khi đó, năm 2022 tăng trưởng kinh tế thế giới theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước đạt 3,2%. Nếu dự báo của IMF là chính xác, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ thấp hơn tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Một số xu hướng đáng quan ngại
Xét trên khía cạnh dữ liệu vĩ mô cụ thể, xuất hiện một số xu hướng kinh tế đáng quan ngại tại Trung Quốc.
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng đầu tư suy giảm, đầu tư tư nhân yếu đi. Theo số liệu do Cục Thống kê Trung Quốc công bố, tổng đầu tư tài sản cố định trong năm 2022 tăng 5,1% so với năm trước đó, đầu tư tài sản cố định khu vực tư nhân (chiếm 54,2%) chỉ tăng 0,9% so với năm trước. Đầu tư của khu vực nhà nước trong năm ngoái tăng 10,1%.
Có thể nhận thấy, đầu tư tư nhân đã suy giảm khá mạnh kể từ năm 2021 và chênh lệch tốc độ tăng trưởng đầu tư giữa khu vực nhà nước và tư nhân ngày một nới rộng. Doanh nghiệp tư nhân về cơ bản thiếu mong muốn và tiềm lực đầu tư trong thời gian tới, ưu tiên cho mục tiêu duy trì tồn tại và theo đuổi chiến thuật phòng thủ kiểu “chờ và xem”.
Hai là, trao đổi ngoại thương suy yếu. Theo số liệu hải quan, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc trong năm 2022 đạt 42.070 tỷ NDT (6.201 tỷ USD), tăng 7,7% so với năm 2020 và lần đầu tiên vượt qua mốc 40.000 tỷ NDT. Trong đó, xuất khẩu đạt 23.970 tỷ NDT (3.533 tỷ USD), tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; trong khi nhập khẩu đạt 18.100 tỷ NDT (2.668 tỷ USD), tăng 4,3% so với năm 2021.
Mặc dù vẫn duy trì tăng trưởng dương trong cả năm, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể. Riêng trong ba tháng cuối năm 2022, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều rơi vào xu thế suy giảm, với mức tăng trưởng âm về xuất khẩu lần lượt là -0,3%, -8,7% và -9,9%; còn nhập khẩu có mức suy giảm lần lượt là -0,7%, -10,6% và -7,8%.
Với sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu, dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc và nền kinh tế thế giới đối mặt với nguy cơ suy thoái, rất khó để có thể lạc quan về triển vọng ngoại thương Trung Quốc trong năm 2023.
Ba là, tiêu dùng - vốn là một trụ cột hỗ trợ kinh tế Trung Quốc - tiếp tục mất đà. Tháng 12/2022, tổng giá trị bán lẻ hàng hóa tiêu dùng đạt 598 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính trong cả năm 2022, mức giảm này là 0,2%.
Là một trụ đỡ cho kinh tế Trung Quốc, tiêu dùng nội địa giảm là tín hiệu đáng lo ngại. Tiêu dùng hộ gia đình không chỉ liên quan đến thu nhập, mà còn cả yếu tố kỳ vọng tương lai. Nếu người tiêu dùng thiếu lòng tin vào tương lai, mang tư tưởng lo lắng, sẽ rất khó để mở rộng tiêu dùng nội địa.
Dữ liệu kinh tế cho thấy năm 2023 là năm khó khăn với Trung Quốc. Nếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dần hồi phục sau khi nhà chức trách nới lỏng các biện pháp phòng chống Covid-19, đó sẽ là một tiến trình phục hồi chậm chạp, theo kiểu lấy lại những gì đã mất thay vì đầu tư ồ ạt cho các dự án lớn từ nguồn vốn của chính phủ để tránh suy giảm kinh tế.
Các nhà phân tích của Eurasia Review bình luận, dịch bệnh Covid-19 kéo dài trong 3 năm đã bào mòn nền tảng kinh tế Trung Quốc. Từ doanh nghiệp tư nhân cho tới người dân bình thường, niềm tin vào nền kinh tế và tương lai đã bị xói mòn. Nếu xuất hiện thêm những biến chuyển về địa kinh tế và địa chính trị toàn cầu, phía trước sẽ là nhiều bất trắc hơn nữa đối với Trung Quốc.
| Nga thành lập Trung tâm Chuyển đổi kinh tế hỗ trợ Cuba cải cách Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nga-Cuba Titov Boris Yurievich mới đây tuyên bố Viện Kinh tế tăng trưởng Stolipin của Nga sẽ tham gia ... |
| Đại tướng Nga tuyên bố kế hoạch quân sự mới với những thay đổi đối với các lực lượng vũ trang Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga - Đại tướng Valery Gerasimov - ngày 23/1 tuyên bố kế hoạch mới về những thay đổi đối ... |
| Tình hình Ukraine: Kiev nói cần vài trăm xe tăng từ phương Tây, Rheinmetall có thể bàn giao tối đa 139 Leopard Ngày 24/1, công ty công nghiệp quốc phòng Rheinmetall của Đức tuyên bố có thể chuyển giao cho Ukraine tối đa 139 xe tăng Leopard. |
| Chính quyền Ukraine có thể sớm công bố quyết định thay đổi nhân sự cấp cao Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 23/1 tuyên bố quyết định thay đổi những vị trí cấp cao trong chính phủ và các khu vực ở ... |