TIN LIÊN QUAN | |
Kinh tế tư nhân và FDI cần kết hợp mạnh mẽ, hiệu quả hơn | |
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam |
Diễn đàn Đối thoại kinh tế Việt Nam 2020 ngày 29/12 tại Hà Nội. (Ảnh: Diễn Tú) |
Ngày 29/12, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại kinh tế Việt Nam 2020 với những phân tích đánh giá, chia sẻ chuyên sâu của các chuyên gia kinh tế về các vấn đề của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019 cũng như những thách thức của nền kinh tế trong năm 2020.
Nhiều gam màu sáng
Phát biểu tại Diễn đàn, Giáo sư Võ Đại Lược - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng, nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2019 đã thu được những kết quả rất đáng khen ngợi.
Bên cạnh đó, chỉ số lạm phát khá thấp, chỉ 2,7%, thấp hơn năm ngoái 4%. “Chỉ số này nói lên rằng, chúng ta tăng trưởng không phải bằng tiền, trong khi nhiều quốc gia hiện nay, muốn kích thích tăng trưởng đều phải dùng tiền để gia tăng tín dụng, gia tăng đầu tư công”, ông Lược bình luận.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá, nền kinh tế vĩ mô năm 2019 tương đối ổn định, thể hiện ở hàng loạt các chỉ số, như lạm phát thấp, kim ngạch thặng dư về cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách giảm, tăng trưởng về tín dụng có xu hướng giảm, dự trữ ngoại hối gia tăng.
“Những thành tích này đạt được trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn, đặc biệt là tác động không thuận của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cùng với đó tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm sút vào năm 2019”, ông Cung cho hay.
Một điểm sáng nữa, theo ông Cùng, là nhờ những cải cách kinh tế thể chế và điều kiện kinh doanh. Việt Nam đã tăng thêm 10 bậc đánh giá về năng lực cạnh tranh toàn cầu. Chính những điều này tạo thêm động lực phát triển kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng của khu vực kinh tế trong nước.
Động lực từ khu vực kinh tế tư nhân
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung cho rằng, những động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài (FDI), công nghiệp sản xuất và khai khoáng… đang giảm dần và GDP của Việt Nam năm 2019 đạt 7,02% chủ yếu vẫn nhờ khu vực kinh tế tư nhân trong nước và các thể chế cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Chính phủ.
Tăng trưởng đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân tăng 17%, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt khoảng 19%, cao hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước và cao hơn khu vực đầu tư nước ngoài.
“Khi kinh tế tư nhân trong nước tăng trưởng như vậy, tạo được nhiều công ăn việc làm hơn, người dân được hưởng nhiều hơn, bền vững, công bằng hơn về sự tăng trưởng này”, ông Cung nhận định.
Dù là động lực chính của nền kinh tế nhưng các chuyên gia đều cho rằng, doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam phần lớn vẫn là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên rất khó có thể cạnh tranh quốc tế.
Đề xuất những giải pháp thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bứt phá, Giáo sư Võ Đại Lược nhấn mạnh, cần cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhưng phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam liên doanh, liên kết, ưu tiên mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước không cần nắm giữ.
“Chính phủ cần cải cách hệ thống phân bố nguồn lực trong đó có phát triển thị trường vốn một cách đồng đều hơn, phát triển thị trường đất đai, đặc biệt là thị trường quyền sử dụng đất. Không thể phân bố đất đai theo kiểu lấy của người này cho người khác mà phải theo thị trường. Để làm được điều đó thì quyền sử dụng đất, đặc biệt là quyền sử dụng đất nông nghiệp phải được coi là một tài sản chứ không phải một công cụ sản xuất. Chỉ khi được coi là một tài sản thì quyền sử dụng đất mới có thị trường giao dịch được”, ông Cung khuyến nghị.
| Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kinh tế tư nhân còn dư địa lớn để phát triển Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân gia tăng nhanh chóng về quy mô, số lượng, sức cạnh tranh ... |
| Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu các ‘từ khóa’ kích hoạt kinh tế tư nhân Trước khoảng 2.500 doanh nghiệp dự Diễn đàn Kinh tế tư nhân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra thông điệp, cũng là các từ ... |
| Để kinh tế tư nhân thực sự thành động lực của nền kinh tế Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Cần xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, ... |