Kinh tế Việt Nam hậu Covid-19: Giới chuyên gia dự báo lạc quan

Thu Hà
Đại dịch Covid-19 ập đến bất ngờ khiến thế giới không kịp trở tay, đẩy nền kinh tế toàn cầu vào cú sốc lịch sử. Tuy vậy, một bài viết đăng trên trang Sputnik (Nga) nhận định, nền kinh tế Việt Nam đã dần hồi phục trở lại như chiếc “lò xo bị nén” lâu ngày.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế Việt Nam 2022: Giới chuyên gia dự báo lạc quan. (Nguồn: VNEcônmy)
Năm 2021, xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc trên 660 tỷ USD, tăng trên 21%. (Nguồn: VNEconomy)

"Những điều phi thường"

Với sự xuất hiện của làn sóng đại dịch thứ 4 nhanh, mạnh và nguy hiểm, trong quý III/2021, lần đầu tiên tăng trưởng kinh tế cả nước giảm mạnh tới 6,17% - mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Tính chung 9 tháng, GDP Việt Nam chỉ tăng 1,42%.

Tuy nhiên, theo bài báo, cùng sự điều chỉnh chính sách kịp thời của Chính phủ, với việc ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP vào tháng 10, chuyển từ chiến lược “Zero Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả và tỷ lệ tiêm chủng nhanh chóng, cao hàng đầu khu vực, tình hình kinh tế đất nước lập tức có những khởi sắc.

Đến nay, Việt Nam duy trì mức tăng trưởng dương trên 2%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng chỉ tăng 1,81%, thấp hơn nhiều so với mức CPI 4% được cho phép. Lạm phát thấp dưới mức chỉ tiêu 4% mà Quốc hội cho phép. Đây là những thành tích mà không phải quốc gia nào cũng làm được.

Tính riêng tháng 10, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới tính chung 10 tháng tăng 11,6% ; xuất khẩu tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020.

So với hồi tháng 9/2021, số doanh nghiệp thành lập mới tháng 10 tăng 111%, vốn đăng ký tăng 74%. Đặc biệt, tổng cầu phục hồi mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trên 18%.

Theo số liệu mà Tổng cục Hải quan mới công bố giữa tháng 12, xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc trên 660 tỷ USD, tăng trên 21%, thậm chí là 22%, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới về thương mại quốc tế. Việt Nam tiếp tục xuất siêu, ước tính cả năm 2021 tăng khoảng 2,1 tỷ USD.

Trong khi đó, thu hút FDI vẫn duy trì đà tăng thường xuyên, đạt trên 29 tỷ USD, tăng 0,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Tác giả bài báo nhận định, dù chưa hết 2021 nhưng nhìn vào các chỉ số quan trọng của nền kinh tế, có thể thấy “Việt Nam vẫn làm được những điều phi thường”.

Chuyên gia lạc quan

Trước những dấu hiệu phục hồi này, Sputnik dẫn dự báo của các tổ chức, thể chế kinh tế - tài chính và giới chuyên gia tỏ ra vô cùng lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022.

Các kế sách phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022-2023 cần đủ liều lượng, nguồn lực phải đủ lớn và thời gian triển khai đủ dài.

Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries đánh giá, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn nên ảnh hưởng của dịch Covid-19 rất nặng nề và rõ rệt.

Tuy nhiên, đến nay, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đang trên đà phục hồi nhanh chóng và từ đó thúc đẩy giao thương mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 cao tạo điều kiện sớm mở cửa nền kinh tế, góp phần tăng trưởng trở lại.

Ông Jefferies nhấn mạnh, năm 2022, khu vực châu Á sẽ chứng kiến sự phục hồi xuất khẩu vượt trội và Việt Nam là quốc gia tiếp tục tận dụng được cơ hội để tăng tốc xuất khẩu.

Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2022, nâng cao chất lượng hàng hóa để tiến sâu vào nhiều thị trường lớn, tiềm năng hơn.

Trong bối cảnh xuất khẩu là động lực lớn của nền kinh tế, chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tận dụng thật tốt và hội nhập sâu rộng thông qua hệ thống 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết, trong đó, nhiều FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và EVFTA - FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu ÂU (EU) là đòn bẩy, cú hích đáng kể cho thương mại hàng hóa Việt Nam với các thị trường hàng đầu thế giới.

Dự báo cho năm 2022, Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu Ngân hàng HSBC thậm chí tin tưởng rằng, Việt Nam có thể lấy lại đà tăng 6,8% năm tới nếu mọi sự thuận lợi.

Trong khi đó, bàn về tốc độ tăng trưởng mục tiêu 6-6,5% năm 2022, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Jacques Morisset tin rằng, đất nước hoàn toàn có thể đạt được nếu đáp ứng hai điều kiện là kiểm soát tốt đại dịch và cải thiện cán cân cung-cầu.

Theo chuyên gia WB, Chính phủ cần triển khai các biện pháp kích cầu.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn dư địa tài khóa, với tỷ lệ nợ công trên GDP mới chỉ ở mức 44% trong khi trần nợ công đã được Quốc hội thông qua ở mức hơn 60%, như vậy Việt Nam vẫn còn dư địa để vay vốn.

Ông Morisset cũng nhận định, nhờ lượng dự trữ tiền mặt ở mức cao, Việt Nam có thể tăng chi ngân sách bằng cách khởi động lại các chương trình đầu tư công như đã triển khai trong năm 2020 và tăng hỗ trợ cho những người dân bị mất việc làm, giảm thu nhập hay đã hết tiết kiệm do đại dịch.

Nới lỏng các chính sách tài khóa, thực hiện giảm thuế và giảm phần đóng góp của người dân để thúc đẩy chi tiêu cũng có thể được cân nhắc.

Kinh tế Việt Nam hậu Covid-19: Giới chuyên gia dự báo lạc quan
Việt Nam cần tận dụng thật tốt và hội nhập sâu rộng thông qua hệ thống 15 hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, trong đó có EVFTA. Trong ảnh: Các đại biểu tham dự Tọa đàm Nhìn lại một năm thực thi Hiệp định EVFTA do Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức ngày 4/11/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

TS. Cấn Văn Lực, Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, riêng về xuất khẩu, hiện tại, Việt Nam phần nào khống chế được dịch bệnh đã góp phần tạo sự phục hồi tốt hơn từ các đối tác thương mại lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, ASEAN...

Ông dự báo năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có thể tăng trưởng từ 13-15%.

Về các chính sách phục hồi kinh tế năm 2022-2023, TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị các kế sách trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế cần đủ liều lượng, nguồn lực phải đủ lớn và thời gian triển khai đủ dài.

Đồng thời, việc triển khai tới cấp cơ sở phải đúng và trúng đối tượng chứ không nên dàn trải, chung chung, mơ hồ.

Đồng quan điểm này, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh lưu ý, chương trình hồi phục kinh tế của Việt Nam phải đủ mạnh, đúng và trúng.

Chuyên gia cho rằng, Chính phủ tính tới gói hỗ trợ lên đến 10% GDP nhưng phải quản trị được rủi ro từ chính những chính sách được đưa ra và thực hiện đúng đối tượng, mục tiêu.

Bài viết trên Sputnik lưu ý, Việt Nam cần tỉnh táo, tăng cường nội lực nền kinh tế, đảm bảo kiểm soát tốt dịch bệnh, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tương lai tích cực của FDI vào Việt Nam trong Covid-19

Tương lai tích cực của FDI vào Việt Nam trong Covid-19

Dù bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, câu chuyện toàn cảnh về việc Việt Nam trở thành điểm đến ưa thích của đầu tư nước ...

Nền kinh tế đang cần những gói hỗ trợ đặc biệt để không 'lỡ nhịp'

Nền kinh tế đang cần những gói hỗ trợ đặc biệt để không 'lỡ nhịp'

Rất nhiều giải pháp, đề xuất đã được các chuyên gia kinh tế đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 với ...

Đọc thêm

Mỹ thăm dò đồng minh châu Âu, Pháp triệu tập hội nghị thượng đỉnh về Ukraine sau loạt tuyên bố tranh cãi của Washington

Mỹ thăm dò đồng minh châu Âu, Pháp triệu tập hội nghị thượng đỉnh về Ukraine sau loạt tuyên bố tranh cãi của Washington

Pháp thông báo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu vào ngày 17/2 để thảo luận về chiến sự ở Ukraine và an ninh ...
Công đoàn Việt Nam đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Công đoàn Việt Nam đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Chủ tịch Quốc hội cho rằng cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động cần ra sức phấn đấu để góp phần đưa nước ta phát triển nhanh và ...
AU có chủ tịch mới, kêu gọi châu Phi đoàn kết chống chọi với những cú sốc toàn cầu

AU có chủ tịch mới, kêu gọi châu Phi đoàn kết chống chọi với những cú sốc toàn cầu

'Những biến động địa chính trị nhanh chóng và dữ dội đang gây ra sự hỗn loạn kinh tế và ngoại giao, báo hiệu sự tái cấu trúc địa chính ...
Nga tấn công nhà máy điện Ukraine, hơn 46.000 người sống trong băng giá, Kiev giành lại ngôi làng gần thành phố chiến lược Pokrovsk

Nga tấn công nhà máy điện Ukraine, hơn 46.000 người sống trong băng giá, Kiev giành lại ngôi làng gần thành phố chiến lược Pokrovsk

Nga đã tấn công và phá hủy nhà máy nhiệt điện ở Nikolaev (miền Nam Ukraine) trong đêm, khiến hơn 46.000 người dân không có điện sưởi ấm giữa mùa ...
Giá tiêu hôm nay 17/2/2025: Thị trường ổn định, dự báo xu hướng xuất khẩu tiêu Việt Nam năm 2025

Giá tiêu hôm nay 17/2/2025: Thị trường ổn định, dự báo xu hướng xuất khẩu tiêu Việt Nam năm 2025

Giá tiêu hôm nay 17/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 157.000 – 160.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 17/2/2025: Giá vàng biến động dữ dội, thị trường thế giới 'rơi tự do', chính sách điều hành trong nước phát huy tác dụng

Giá vàng hôm nay 17/2/2025: Giá vàng biến động dữ dội, thị trường thế giới 'rơi tự do', chính sách điều hành trong nước phát huy tác dụng

Giá vàng hôm nay 17/2/2025: Giá vàng biến động dữ dội, thị trường thế giới 'rơi tự do', chính sách điều hành phát huy tác dụng. Dự báo giá tuần ...
Giá vàng hôm nay 17/2/2025: Giá vàng biến động dữ dội, thị trường thế giới 'rơi tự do', chính sách điều hành trong nước phát huy tác dụng

Giá vàng hôm nay 17/2/2025: Giá vàng biến động dữ dội, thị trường thế giới 'rơi tự do', chính sách điều hành trong nước phát huy tác dụng

Giá vàng hôm nay 17/2/2025: Giá vàng biến động dữ dội, thị trường thế giới 'rơi tự do', chính sách điều hành phát huy tác dụng. Dự báo giá tuần này thế nào?
EU 'đáp trả' chính sách thương mại... theo kiểu Trump

EU 'đáp trả' chính sách thương mại... theo kiểu Trump

EU lên kế hoạch hạn chế nhập khẩu thực phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn của khối, tương tự chính sách thương mại có đi có lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Giữa những cơn gió ngược, các nền kinh tế mới nổi nhóm họp bàn cách ứng phó, Pakistan và Saudi Arabia khám phá hướng đi khác

Giữa những cơn gió ngược, các nền kinh tế mới nổi nhóm họp bàn cách ứng phó, Pakistan và Saudi Arabia khám phá hướng đi khác

Các thống đốc ngân hàng trung ương và bộ trưởng tài chính từ các nền kinh tế mới nổi sẽ nhóm họp tại Saudi Arabia.
Phản bác quan điểm về độc quyền công nghiệp chip của ông Trump, chuyên gia công nghệ cho biết Đài Loan (Trung Quốc) sẵn sàng cho một việc

Phản bác quan điểm về độc quyền công nghiệp chip của ông Trump, chuyên gia công nghệ cho biết Đài Loan (Trung Quốc) sẵn sàng cho một việc

Theo phía Đài Loan (Trung Quốc), không cần một quốc gia riêng biệt nào kiểm soát ngành công nghiệp bán dẫn, vốn rất phức tạp và cần có sự phân công lao động.
Giá vàng hôm nay 16/2/2025: Giá vàng lao dốc, thị trường chao đảo vì sự khó đoán của ông Trump, mốc 3.500 USD/ounce sẽ là tất yếu

Giá vàng hôm nay 16/2/2025: Giá vàng lao dốc, thị trường chao đảo vì sự khó đoán của ông Trump, mốc 3.500 USD/ounce sẽ là tất yếu

Giá vàng hôm nay 16/2/2025, giá vàng giảm mạnh, xuất hiện hoạt động chốt lời. Giá vàng nhẫn giảm mạnh. Giới phân tích lạc quan về mốc 3.500 USD/ounce.
Phái đoàn hơn 200 doanh nghiệp Nhật Bản ‘đổ bộ’ Trung Quốc

Phái đoàn hơn 200 doanh nghiệp Nhật Bản ‘đổ bộ’ Trung Quốc

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản khởi động chuyến công du kéo dài 6 ngày đến Trung Quốc, dự kiến gặp gỡ một nhà lãnh đạo cấp cao của nước này.
Thị trường bất động sản khởi sắc nhờ chính sách và động lực giải ngân vốn nhóm công trình hạ tầng

Thị trường bất động sản khởi sắc nhờ chính sách và động lực giải ngân vốn nhóm công trình hạ tầng

Các chuyên gia dự báo, bất động sản vẫn là kênh đầu tư tốt trong năm 2025.
Fresia Riverside - Tiện nghi sống đẳng cấp bên thềm căn hộ

Fresia Riverside - Tiện nghi sống đẳng cấp bên thềm căn hộ

Fresia Riverside mang đến đặc quyền sống tận hưởng vượt chuẩn mỗi ngày với bộ sưu tập hạ tầng tiện ích nội khu hoàn hảo, khởi đầu cho cuộc sống viên mãn, đong đầy hạnh ...
Bất động sản: Thị trường chững lại, người mua nghe ngóng, Bộ Tư pháp nói gì về đề xuất đánh thuế cao với ‘lướt sóng’ nhà đất?

Bất động sản: Thị trường chững lại, người mua nghe ngóng, Bộ Tư pháp nói gì về đề xuất đánh thuế cao với ‘lướt sóng’ nhà đất?

Việc đánh thuế theo thời gian sở hữu nhà đất là không khả thi; giá chung cư Hà Nội chững lại, khó giảm sâu… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Khó như sở hữu nhà Hà Nội, Hải Phòng chấn chỉnh đấu giá đất, thị trường bắt đầu chu kỳ mới, dự báo phân khúc ‘lên ngôi’

Bất động sản: Khó như sở hữu nhà Hà Nội, Hải Phòng chấn chỉnh đấu giá đất, thị trường bắt đầu chu kỳ mới, dự báo phân khúc ‘lên ngôi’

Người dân ngày càng khó khăn khi tiếp cận nhà ở tại Hà Nội, năm 2025 bắt đầu chu kỳ mới… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới, 76 khu công nghiệp phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.
Bất động sản: Nhà đầu tư có thể mắc kẹt với chung cư sau sốt giá, lý do Bắc Giang hủy 102 dự án, điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bất động sản: Nhà đầu tư có thể mắc kẹt với chung cư sau sốt giá, lý do Bắc Giang hủy 102 dự án, điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thị trường Hà Nội không còn dễ với nhà đầu tư nhỏ lẻ, Bắc Giang huỷ hơn 100 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Ngân hàng vẫn là một lựa chọn hấp dẫn, nên gửi tiền ở đâu?

Ngân hàng vẫn là một lựa chọn hấp dẫn, nên gửi tiền ở đâu?

Ngay trong tháng đầu năm 2025, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/2: USD và EUR 'đi' ngược chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/2: USD và EUR 'đi' ngược chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/2 ghi nhận đồng USD đã giảm mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/2: USD tăng nhẹ, người dân Mỹ phải trả tiền nhiều hơn cho hàng hóa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/2: USD tăng nhẹ, người dân Mỹ phải trả tiền nhiều hơn cho hàng hóa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/2 ghi nhận USD đã phục hồi nhẹ trở lại, đồng thời tăng lên mức cao nhất trong một tuần so với Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/2: USD tiếp tục chịu áp lực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/2: USD tiếp tục chịu áp lực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/2 ghi nhận đồng USD đã giảm khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ không vội cắt giảm lãi suất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/2: Thuế quan của Mỹ giúp USD thoát chuỗi ngày ảm đạm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/2: Thuế quan của Mỹ giúp USD thoát chuỗi ngày ảm đạm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/2, đồng USD tăng giá sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết áp thuế 25%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/2: USD chứng kiến đà tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/2: USD chứng kiến đà tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/2 ghi nhận EUR/USD cần phải vượt qua mức 1,0420 để bớt áp lực giảm giá.
Phiên bản di động