Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu chạm đáy để bật trở lại

Ngân hàng HSBC Việt Nam nhận định như vậy trong báo cáo “Dữ liệu Việt Nam tháng 5-Chặng đường còn dài”.
Kinh tế Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu chạm đáy để bật trở lại
Dữ liệu lĩnh vực bên ngoài chậm lại vẫn là rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. (Ảnh: Việt An)

HSBC lưu ý, mặc dù dữ liệu hoạt động kinh tế tháng 5/2023 không xấu đi nhưng Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu chạm đáy để bật trở lại trong bối cảnh nhiều khó khăn gia tăng cản trở tăng trưởng. Trong khi đó, dữ liệu lĩnh vực bên ngoài chậm lại cumgx là rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng.

Sự suy yếu trên diện rộng của xuất khẩu tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam khi không có ngành hàng nào trong số các ngành hàng chính như điện tử, máy móc, dệt may/da giày và đồ nội thất gỗ cho thấy dấu hiệu phục hồi đáng kể.

Theo HSBC, mặc dù dữ liệu xuất khẩu chính thức của Việt Nam chưa được công bố trong tháng 5, dữ liệu tính đến tháng 4/2023 cho thấy, đơn hàng sụt giảm mạnh ở ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam: Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU).

Nhập khẩu giảm nhanh hơn nhiều, với tốc độ giảm 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Có ý kiến cho rằng ,điều đó có lợi cho thặng dư thương mại của Việt Nam, ghi nhận ở mức 2,2 tỷ USD, gấp đôi mức bình quân tháng của năm 2022.

Theo Ngân hàng này, ngành dịch vụ của Việt Nam vẫn tiếp tục là một điểm sáng, phần nào bù đắp cho những suy yếu ở lĩnh vực bên ngoài. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa những mặt hàng giá trị cao, ví dụ như ô tô, và dịch vụ liên quan đến du lịch - một xu hướng cũng đang diễn ra ở các nước khác trong khu vực.

Điểm tích cực là lượng khách du lịch nhập cảnh vào Việt Nam có chiều hướng tăng. Theo tính toán của HSBC, Việt Nam đã đón tổng cộng 4,6 triệu du khách quốc tế từ đầu năm tới nay, đạt 60% mục tiêu 8 triệu du khách quốc tế của năm 2023.

Ngoài ra, HSBC nhận định, tín hiệu tích cực khác là lạm phát tiếp tục hạ nhiệt. Đà lạm phát toàn phần vẫn ổn định trong tháng 5, đưa lạm phát toàn phần cả năm so với cùng kỳ năm trước xuống 2,4%.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: Thương mại và đầu tư là công cụ quan trọng giúp Việt Nam tạo đột phá

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: Thương mại và đầu tư là công cụ quan trọng giúp Việt Nam tạo đột phá

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala cho thấy quan tâm cao của WTO đối với sự phát triển của Việt Nam ...

Vị thế đang lên của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Vị thế đang lên của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Xu hướng toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới sau gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ...

Kinh tế Việt Nam: Vượt thử thách, ghi dấu bằng các bước ‘chuyển mình’

Kinh tế Việt Nam: Vượt thử thách, ghi dấu bằng các bước ‘chuyển mình’

Sự phục hồi và phát triển của Việt Nam đã và đang được giới chuyên gia, học giả trong và ngoài khu vực đánh giá ...

Hưởng lợi lớn từ ưu đãi thuế quan của FTA, hàng Việt 'bay' tới nhiều nước

Hưởng lợi lớn từ ưu đãi thuế quan của FTA, hàng Việt 'bay' tới nhiều nước

"Bản đồ" FTA phong phú không chỉ tạo nên khu vực thị trường xuất khẩu rộng lớn, được tạo thuận lợi về thương mại mà ...

TS. Nguyễn Quốc Việt: Ngoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine

TS. Nguyễn Quốc Việt: Ngoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine

Trong bối cảnh doanh nghiệp thiếu đơn hàng nghiêm trọng, TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách thúc đẩy ...

(theo Sputnik)