Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước

MK.
Sáng 22/7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nguyễn Phú Cường, thẩm tra ngân sách Nhà nước
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019.

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, năm 2019, với quyết tâm cao của hệ thống chính trị và nhân dân nên nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã hoàn thành toàn diện với 12/12 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Thu NSNN vượt dự toán đáp ứng nhu cầu chi; bội chi giảm, nợ công trong giới hạn cho phép. Kỷ luật kỷ cương tài chính - ngân sách có tiến bộ nhưng nhìn chung còn chưa nghiêm.

Một số giải pháp đề ra chưa được thực hiện hoặc thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao như: Đổi mới cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp lại hoạt động các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách chậm; điều chỉnh chính sách thuế, mở rộng cơ sở thuế để cơ cấu lại NSNN chưa bảo đảm yêu cầu... Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ cần nhìn nhận, phân tích, đánh giá nguyên nhân để có giải pháp phù hợp trong giai đoạn tiếp theo.

Về lập và giao dự toán NSNN năm 2019, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, dự toán NSNN năm 2019 được xây dựng trong điều kiện kinh tế - xã hội trong, ngoài nước biến động khó lường nên việc dự báo sát thực tế là khó khăn. Tuy nhiên, thực hiện thu chênh lệch khá lớn, tăng 10,1% so với dự toán. Thể hiện chất lượng dự báo và xây dựng dự toán hạn chế.

Về quyết toán thu NSNN, Ủy ban thẩm tra cho rằng, thu NSNN năm 2019 vượt dự toán 10,1% thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện quản lý thu, cải cách hành chính trong quản lý thuế. Tuy nhiên, số tăng thu 2019 chủ yếu từ đất, tài nguyên và từ thu hồi vốn của nhà nước… thể hiện cơ cấu thu chưa bền vững, phụ thuộc nhiều các yếu tố thiếu ổn định, không thường xuyên. Hạn chế này diễn ra trong cả giai đoạn 2015-2019 nên cần xác định nguyên nhân, trách nhiệm để khắc phục trong giai đoạn tới.

Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng đề nghị Chính phủ cần đánh giá thực trạng, nguyên nhân và trách nhiệm để xảy ra các hạn chế này; có giải pháp phát triển 03 khu vực sản xuất kinh doanh, hoàn thiện chính sách thu của 3 khu vực đồng thời cơ cấu lại nguồn thu, rà soát lại việc phân chia ngân sách để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.

Quyết toán chi NSNN được quản lý chặt chẽ nhưng vẫn còn hạn chế

Liên quan đến quyết toán chi NSNN, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường nêu rõ, năm 2019, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp trong tổ chức điều hành dự toán chi ngân sách; quản lý chặt chẽ các khoản chi, tích cực thực hiện các giải pháp tiết kiệm chống lãng phí, bám sát mục tiêu, dự toán được giao, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và các chính sách an sinh xã hội.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập: Chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN; nhiều khoản chi thường xuyên quan trọng không đạt dự toán; tình trạng chi NSNN chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chưa được khắc phục triệt để; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2019 chậm, trong đó chi đầu tư phát triển NSTW chỉ đạt 60% so với dự toán...

Về bội chi NSNN và nợ công, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, năm 2019, Chính phủ đã nỗ lực để kiểm soát bội chi. Tuy nhiên bội chi NSNN giảm còn do giải ngân vốn đầu tư công chậm, đặc biệt là giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài, đồng thời còn do dự toán bội chi chưa sát, nhiều địa phương không bội chi như dự toán được giao.

Ủy ban Tài chính, Ngân sách chỉ ra, năm 2019 mức tăng nợ công có xu hướng giảm so với các năm trước; các chỉ tiêu an toàn nợ trong giới hạn cho phép; nợ công tiếp tục được cơ cấu lại theo hướng bền vững hơn. Tuy nhiên, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN có xu hướng tăng nhanh làm giảm mạnh dư địa cho nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, có nguy cơ ảnh hưởng tới hệ số tín nhiệm quốc gia.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN

Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN trong thời gian tới, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ có giải pháp nâng cao tỷ lệ thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, xử lý dứt điểm các kiến nghị chưa được thực hiện từ năm 2018 về trước; xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân chưa hoặc không thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.

Đồng thời, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập cho phù hợp với thực tiễn; khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, đảm bảo hiệu quả hoạt động của các quỹ, không trùng lặp nhiệm vụ của NSNN, tránh lãng phí, dàn trải và phân tán nguồn lực của nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN so với quy định hiện hành để có thể trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN năm hiện hành vào kỳ họp cuối năm tiếp theo, bảo đảm thực hiện tốt vai trò, ý nghĩa của công tác quyết toán.

Bên cạnh đó, có giải pháp để khắc phục những bất cập tồn tại trong quản lý điều hành ngân sách đã nêu trong báo cáo thẩm tra đặc biệt lưu ý đến việc cải cách chính sách thu để cơ cấu lại ngân sách; xác định phân cấp ngân sách phù hợp để tăng tính chủ động cho các địa phương nhưng phải đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; chấn chỉnh quản lý chi đầu tư từ lập, phân bổ, giao dự toán đến thực hiện và quyết toán; rà soát lại chính sách nếu bất cập cần kiến nghị sửa đổi để quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khoản chuyển nguồn, kết dư ngân sách địa phương; tiếp tục tăng cường kiểm soát bội chi, nợ công ngoài việc khống chế trong giới hạn cho phép phải tính cả khả năng vay và khả năng trả nợ để giữ gìn tín nhiệm quốc gia và bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Đối với các vấn đề do Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo thẩm tra đã nêu liên quan đến việc cần phải xác định rõ trách nhiệm dẫn đến các sai phạm, bất cập, hạn chế, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ rà soát và xử lý theo quy định.

Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,5-7%

Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,5-7%

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 đề ra 23 chỉ tiêu ...

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Tăng trưởng kinh tế đạt 5,64% là mức khá cao so với các nước trên thế giới

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Tăng trưởng kinh tế đạt 5,64% là mức khá cao so với các nước trên thế giới

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, sáng 22/7, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày ...

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Đề nghị giữ nguyên cơ cấu, tổ chức của Chính phủ

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Đề nghị giữ nguyên cơ cấu, tổ chức của Chính phủ

Sáng 22/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày trước Quốc hội Tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ ...

(theo Quochoi.vn)

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Xem nhiều

Đọc thêm

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Schengen - nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

Schengen - nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

Từng đi du lịch châu Âu, không ai không biết tới thị thực Schengen, nhưng ít người biết Schengen cũng là tên của một ngôi làng nhỏ bé thuộc Luxembourg...
Bài toán ổn định và phát triển thị trường vàng

Bài toán ổn định và phát triển thị trường vàng

Khi giá vàng từ đỉnh cao chạm đáy chỉ trong vài ngày, câu chuyện về thị trường vàng Việt Nam lại nóng lên với không ít lo ngại.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau ...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và cuộc hội ngộ với các cố vấn tại Mar-A-Lago

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và cuộc hội ngộ với các cố vấn tại Mar-A-Lago

Khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Palm Beach, bang Florida đang là tâm điểm của quá trình chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay ngày 18/11/2024

Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay ngày 18/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bà Rịa - Vũng Tàu theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 18/11/2024.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai bền vững
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Phiên bản di động