Nhỏ Bình thường Lớn

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Lý Tự Trọng: Tái bản hai cuốn sách viết về người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời Lý Tự Trọng - tấm gương hy sinh anh dũng cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông (20/10/1914-20/10/2024).

Đó là truyện ký Lý Tự Trọng - Sống mãi tên anh của tác giả Văn Tùng và truyện tranh Lý Tự Trọng của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Lý Tự Trọng: Tái bản hai cuốn sách viết về người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên
Hai cuốn sách mới được tái bản. (Nguồn: Nhà xuất bản Kim Đồng)
Tin liên quan
Cô gái Hải Dương biến lá ổi thành Cô gái Hải Dương biến lá ổi thành 'vàng xanh' trên đất mẹ

Hai tác phẩm đã khắc họa chân thực và cảm động cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng.

Sinh ra trong một gia đình Việt kiều có truyền thống yêu nước tại Thái Lan, Lý Tự Trọng, tên thật là Lê Hữu Trọng, đã được nuôi dưỡng trong sự đùm bọc yêu thương của tình đồng bào, nghĩa đồng chí và sớm giác ngộ cách mạng.

Năm 1925, anh là một trong 8 thiếu niên được lựa chọn vào nhóm “Thiếu niên tiền phong Việt Nam” học tập tại Quảng Châu (Trung Quốc) dưới sự chỉ dạy và chăm sóc trực tiếp của Bác Hồ.

Ở tuổi 16, chàng trai trẻ Lý Tự Trọng trở lại Sài Gòn với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản. Tài trí và dũng cảm, những hoạt động của anh đã góp phần dấy lên phong trào cách mạng trong quần chúng.

Anh bị thực dân Pháp bắt khi mới 17 tuổi. Nhà tù thực dân khắc nghiệt với những trận đòn tra tấn dã man cùng âm mưu mua chuộc đã không khuất phục được người chiến sĩ cộng sản Lý Tự Trọng.

Tại phiên tòa thâm độc được dựng lên nhằm bôi nhọ cách mạng và những chiến sĩ cách mạng, Lý Tự Trọng đã dõng dạc tuyên bố: “Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kỹ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi”.

Người đoàn viên thanh niên cộng sản hy sinh ở tuổi 17 là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là lời hiệu triệu cho các thế hệ thanh niên Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Cuộc đời của Lý Tự Trọng tuy ngắn ngủi nhưng tinh thần cách mạng của anh trở thành tấm gương chói lọi cho các thế hệ thanh niên noi theo.

Câu nói bất hủ của anh “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” trở thành lý tưởng sống và kim chỉ nam hành động của thanh niên Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng.

Hơn 90 năm qua, hình ảnh anh Lý Tự Trọng nâng niu cuốn Truyện Kiều trong ngục tù thực dân vẫn gây ra cho chúng ta những xúc động sâu sắc.

Nếu truyện ký Lý Tự Trọng - Sống mãi tên anh của tác giả Văn Tùng phù hợp với những độc giả yêu thích văn học, trong lứa tuổi thanh thiếu niên, thì truyện tranh Lý Tự Trọng của nhóm tác giả Hoài Lộc - Bùi Việt Thanh thích hợp với bạn đọc thiếu niên - nhi đồng.

Bên cạnh phần đọc truyện, các em được ngắm tranh vẽ chân thực và sống động về Lý Tự Trọng, những bức tranh về cuộc sống lao khổ của nhân dân Việt Nam dưới xiềng xích thực dân. Đối nghịch với cuộc sống phè phỡn và sự bạo tàn của giặc và bè lũ tay sai, những cảnh tra tấn, ngục tù càng tô điểm sự kiên trung, ý chí bất khuất của anh và những người chiến sĩ cộng sản.

Việc tái bản hai tác phẩm là nỗ lực của Nhà xuất bản Kim Đồng để đưa sách giáo dục truyền thống đến gần với bạn đọc, tạo ra nhiều ấn phẩm phù hợp với các độ tuổi, nhu cầu, sở thích, năng lực tiếp nhận khác nhau. Đây cũng là hành động thiết thực tri ân công lao to lớn, tôn vinh ý chí kiên cường của đồng chí Lý Tự Trọng và các thế hệ tiền bối đã cống hiến trọn đời cho cách mạng, cho đất nước.

Hơn 300 đoàn viên, thanh niên TP. Hạ Long ra quân trồng hoa, vệ sinh môi trường

Hơn 300 đoàn viên, thanh niên TP. Hạ Long ra quân trồng hoa, vệ sinh môi trường

Ngày 12/10, Thành đoàn Hạ Long đã tổ chức ra quân trồng hoa và vệ sinh môi trường tại Hồ điều hòa Yết Kiêu triển ...

Chuyện người gieo mầm tiếng Việt (Kỳ cuối): Lan toả văn hoá, lịch sử qua từng cuốn sách

Chuyện người gieo mầm tiếng Việt (Kỳ cuối): Lan toả văn hoá, lịch sử qua từng cuốn sách

Mỗi “Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài” đều có một con đường, hành trình riêng để góp phần lan toả và gìn giữ ngôn ...

Kim bảo 'Hoàng đế chi bảo' được đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia

Kim bảo 'Hoàng đế chi bảo' được đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia

Kim bảo “Hoàng đế chi bảo” tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh, vừa được đề ...

Giải Nobel Văn học 2024: Con đường và tác phẩm nghệ thuật đầy đam mê của nữ văn sĩ Hàn Quốc

Giải Nobel Văn học 2024: Con đường và tác phẩm nghệ thuật đầy đam mê của nữ văn sĩ Hàn Quốc

Nhà văn Han Kang đã tạo nên dấu ấn lịch sử khi trở thành người Hàn Quốc đầu tiên giành giải Nobel Văn học năm ...

Hiệp hội thể thao Công an nhân dân Việt Nam làm việc với Sở Văn hóa TP. Osaka (Nhật Bản)

Hiệp hội thể thao Công an nhân dân Việt Nam làm việc với Sở Văn hóa TP. Osaka (Nhật Bản)

Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản của Hiệp hội thể thao Công an nhân dân (Bộ Công an) do Trung ...