Kỳ vọng gì ở thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc?

Phan Quân
Cuộc gặp giữa ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình trước thềm Hội nghị cấp cao APEC là tâm điểm chú ý trong tuần này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kỳ vọng gì ở thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc?
Tổng thống Mỹ Joe Biden chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước cuộc gặp tại Tuần lễ cấp cao APEC ở Woodside, California ngày 15/11. (Nguồn: AFP)

Ngày 14/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân tới San Francisco, bang California, Mỹ để tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tuy nhiên, một sự kiện khác quan trọng không kém đang chờ đợi ông: cuộc gặp song phương thứ hai với Tổng thống chủ nhà Joe Biden vào ngày 15/11 (giờ địa phương) ngay trước thềm Hội nghị cấp cao APEC.

Địa điểm đặc biệt

Đây cũng là thượng đỉnh đầu tiên giữa lãnh đạo song phương trên đất Mỹ. Hai bên đã lựa chọn địa điểm là Filoli, một điền trang tách biệt ở vùng bờ biển phía Bắc California, cách San Francisco 40 km về phía Nam. Xây dựng năm 1917 với phong cách kiến trúc Georgia và Phục hưng kiểu Anh. Qua thời gian, tư gia rộng 2,6 km2 này trở thành một phần của Quỹ Bảo tồn lịch sử quốc gia Mỹ.

Theo bà Bonnie Glaser, Giám đốc quản lý chương trình Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Quỹ Marshall (Đức), địa điểm trên phù hợp với yêu cầu của phía Trung Quốc: “Đây là nơi yên tĩnh, tách biệt để ông Biden và ông Tập có thể trao đổi riêng tư trong một môi trường thoải mái. Quan trọng hơn, địa điểm này không kết nối với Hội nghị cấp cao APEC. Do đó, nó tạo cảm giác rằng hai nhà lãnh đạo đang có cuộc thượng đỉnh song phương, tách biệt khỏi các chuỗi sự kiện”.

Tương tự, ông Jeremi Suri, giáo sư về quan hệ công chúng và lịch sử tại Đại học Texas ở Austin (Mỹ) nhận định: “Một địa điểm như vậy sẽ tạo điều kiện để họ giảm bớt sự chú ý khỏi giới truyền thông cũng như các yếu tố có thể khơi mào bất đồng. Nếu có tín hiệu tích cực, họ có thể bắt đầu tin tưởng lẫn nhau và giao tiếp một cách tốt hơn”.

Theo ông, kịch bản lý tưởng này tương tự những gì từng diễn ra vào năm 1986, khi Tổng thống Mỹ lúc đó, ông Ronald Reagan gặp gỡ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev tại Reykjavik, Phần Lan. Tại đây, lãnh đạo hai siêu cường đã tạo dựng một mối quan hệ tương đối gần gũi.

“Xu hướng rõ ràng”

Hiện chưa rõ sau cuộc gặp tới, ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình có thể làm điều tương tự hay không. Tuy nhiên, không khó để thấy đây là kịch bản các bên đều mong muốn, xét trong bối cảnh hiện nay.

Như ông Dongshu Liu, giáo sư tại khoa công chúng và quốc tế tại Đại học Thành phố Hong Kong (Trung Quốc) nhận định, việc Trung Quốc muốn giảm bớt căng thẳng với Mỹ là một phần của “xu hướng đã rõ ràng” từ tháng Chín. Ông nêu rõ: “Trung Quốc phải đối mặt với áp lực rất lớn và ít nhất họ cần trấn an các nhà đầu tư nước ngoài rằng nước này vẫn sẵn sàng mở cửa với thế giới”. Dư luận Trung Quốc nhìn nhận tích cực hơn về Mỹ: tháng 4/2022, hơn 80% người coi Mỹ là “đối thủ”, tháng 10/2023, con số này chỉ còn dưới 50%.

Trong khi đó, sau căng thẳng vào đầu và giữa năm, Mỹ đã tăng cường tiếp xúc với Trung Quốc để “hạ nhiệt”. Từ đầu năm đến nay, quan chức cấp cao hai nước đã gặp gỡ ít nhất 10 lần. Đáng chú ý, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác ngoại sự trung ương Vương Nghị đã ba lần gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và hai lần hội đàm Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan.

Đó là chưa kể đến các cuộc gặp giữa quan chức cấp bộ khác như Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo và người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào, hay giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.

Trong bối cảnh đó, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo không chỉ là “lớp kem phủ trên mặt bánh”, mà còn có thể góp phần mở ra một giai đoạn hòa hoãn hơn trong quan hệ song phương. Điều này phù hợp với tuyên bố trước đó của ông Biden về “hợp tác khi có thể, cạnh tranh khi cần thiết, đối đầu khi bắt buộc” hay từ ông Tập Cận Bình, “có hàng nghìn lý do để quan hệ Mỹ - Trung trở nên tốt đẹp hơn”.

Tìm tiếng nói chung

Ông Sullivan cho biết, ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình sẽ thảo luận các yếu tố cơ bản nhất của quan hệ song phương, bao gồm tăng cường liên lạc và quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm, không để cạnh tranh biến thành xung đột.

Còn theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh, hai bên sẽ trao đổi sâu sắc về các vấn đề chiến lược, tổng thể, định hướng quan hệ, cũng như các vấn đề lớn liên quan đến hòa bình, phát triển thế giới.

Đoàn người chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại San Francisco, Mỹ ngày 14/11. (Nguồn: The Chronicle)
Đoàn người chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại San Francisco, Mỹ ngày 14/11. (Nguồn: The Chronicle)

Một chủ đề trọng tâm trong thảo luận giữa hai bên chắc chắn là kinh tế. Mỹ và Trung Quốc sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu thương mại song phương 760 tỷ USD (2022), tiếp tục sụt giảm ở mức 14,5% như nửa đầu năm nay. Ông Sullivan khẳng định, hai nước “phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế”. Cuối tháng Chín, Mỹ - Trung nhất trí thành lập “nhóm chuyên trách kinh tế” và “nhóm chuyên trách tài chính”, với họp định kỳ và đột xuất để trao đổi các vấn đề liên quan.

Điều này thể hiện cam kết về duy trì hợp tác kinh tế - thương mại xuyên suốt của cả hai nước, bất chấp cạnh tranh gay gắt hiện tại ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Một “chiến thắng” khác cho cả hai bên có thể là thỏa thuận về fentanyl. Vừa qua, Bắc Kinh cam kết trấn áp việc sản xuất tiền chất của loại thuốc này. Đổi lại, Washington dỡ bỏ cấm vận đối với các viện pháp y cảnh sát của Trung Quốc. Kết quả này góp phần ngăn chặn làn sóng ma túy fentanyl tại xứ cờ hoa và giúp cường quốc châu Á nối lại nhập khẩu hóa chất phục vụ giám định pháp y.

Ngoài ra, lãnh đạo Mỹ - Trung có thể thảo luận về kiểm soát vũ khí. Đây là nội dung đã được phái đoàn hai nước thảo luận đầu tuần trước tại Washington D.C. Chính quyền ông Biden muốn khôi phục đường dây liên lạc giữa quân đội hai nước. Kết nối này đã gián đoạn sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó, bà Nancy Pelosi, thăm Đài Loan (Trung Quốc) bất chấp cảnh báo từ Bắc Kinh. Cả Mỹ và Trung Quốc không khơi mào cuộc chiến nằm ngoài tầm kiểm soát của cả hai.

Biến đổi khí hậu cũng có thể được đề cập trong cuộc gặp. Ngày 13/11, hai quốc gia có lượng phát thải lớn nhất thế giới đã nhất trí cùng đối phó với sự nóng lên của trái đất bằng cách “nỗ lực tăng gấp ba lần công suất của năng lượng tái tạo toàn cầu vào năm 2030”. Đây không chỉ là tín hiệu tích cực cho hợp tác song phương và nỗ lực của quan chức về khí hậu hai nước, mà còn tạo động lực cho Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), dự kiến diễn ra hai tuần tới tại Dubai.

Tuy nhiên, trong các vấn đề nóng khác, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Ông Joe Biden có thể tái khẳng định chính sách “Một Trung Quốc”, trong khi ông Tập Cận Bình tiếp tục coi vấn đề Đài Loan là “lằn ranh đỏ” với Bắc Kinh. Quan hệ Nga - Trung có thể xuất hiện, song hai bên không có nhiều khả năng đồng thuận về vấn đề này. Ngoài ra, bất chấp lời kêu gọi của ông Biden, ông Tập nhiều khả năng sẽ duy trì “ngoại giao cân bằng” về xung đột Israel - Hamas.

Theo ông Dennis Wilder, cựu quan chức cấp cao của Nhà Trắng về Trung Quốc, “khác biệt lớn trong những vấn đề cơ bản” ít nhiều giải thích tại sao Washington cho biết cuộc gặp giữa ông Tập và ông Biden sẽ không có một tuyên bố chung.

Dù vậy, ông Ryan Hass, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Brookings, cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ Barack Obama về Trung Quốc và vấn đề Đài Loan, cho rằng điều này không ngăn cản hai nhà lãnh đạo hướng tới bầu không khí “hòa dịu”, không chỉ tại Filoli mà còn cho quan hệ song phương thời gian tới. Xét cho cùng, ở hiện tại hay trong tương lai, cả hai cường quốc vẫn cần nhau.

Điểm tin thế giới sáng 16/11: Thỏa thuận Samoa được chờ đợi từ lâu, nghi án phản quốc liên quan Ukraine, kỳ vọng Thượng đỉnh Mỹ-Trung diễn ra hiệu quả

Điểm tin thế giới sáng 16/11: Thỏa thuận Samoa được chờ đợi từ lâu, nghi án phản quốc liên quan Ukraine, kỳ vọng Thượng đỉnh Mỹ-Trung diễn ra hiệu quả

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 16/11.

Tổng thống Mỹ Biden mong ‘có thể nhấc điện thoại và nói chuyện’ với Trung Quốc nếu có khủng hoảng

Tổng thống Mỹ Biden mong ‘có thể nhấc điện thoại và nói chuyện’ với Trung Quốc nếu có khủng hoảng

Ngày 14/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, nước này không tìm cách rời khỏi Trung Quốc mà thực tế muốn có một mối ...

Thượng đỉnh G20: Mỹ vẫn kỳ vọng, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác, EU nói gì?

Thượng đỉnh G20: Mỹ vẫn kỳ vọng, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác, EU nói gì?

Các nước đã đưa ra một số tuyên bố khác nhau ngay trước thềm thượng đỉnh G20 tại New Delhi, Ấn Độ.

Căn cứ Mỹ tại Iraq bị tấn công bằng UAV và tên lửa, không có thương vong nhưng cho thấy điều gì?

Căn cứ Mỹ tại Iraq bị tấn công bằng UAV và tên lửa, không có thương vong nhưng cho thấy điều gì?

Các nguồn tin quân sự Mỹ và Iraq ngày 20/10 cho biết, các vụ tấn công bằng tên lửa và UAV nhằm vào căn cứ ...

Trừng phạt dự án khí đốt khủng của Nga, Mỹ ‘nhìn xa trông rộng’; tham vọng của Moscow chẳng hề hấn vì Trung Quốc ra tay?

Trừng phạt dự án khí đốt khủng của Nga, Mỹ ‘nhìn xa trông rộng’; tham vọng của Moscow chẳng hề hấn vì Trung Quốc ra tay?

Mỹ trừng phạt dự án khí đốt lớn của Nga trong khi Trung Quốc có thể vẫn trở thành khách hàng lớn của Moscow, cũng ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Sở hữu tên lửa siêu vượt âm - bước tiến trong phát triển vũ khí công nghệ cao của Ấn Độ

Sở hữu tên lửa siêu vượt âm - bước tiến trong phát triển vũ khí công nghệ cao của Ấn Độ

Ngày 17/11, Ấn Độ chính thức tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm tầm xa đầu tiên.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán ...
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Schengen - nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

Schengen - nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

Từng đi du lịch châu Âu, không ai không biết tới thị thực Schengen, nhưng ít người biết Schengen cũng là tên của một ngôi làng nhỏ bé thuộc Luxembourg...
Bài toán ổn định và phát triển thị trường vàng

Bài toán ổn định và phát triển thị trường vàng

Khi giá vàng từ đỉnh cao chạm đáy chỉ trong vài ngày, câu chuyện về thị trường vàng Việt Nam lại nóng lên với không ít lo ngại.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau ...
Sở hữu tên lửa siêu vượt âm - bước tiến trong phát triển vũ khí công nghệ cao của Ấn Độ

Sở hữu tên lửa siêu vượt âm - bước tiến trong phát triển vũ khí công nghệ cao của Ấn Độ

Ngày 17/11, Ấn Độ chính thức tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm tầm xa đầu tiên.
Thủ tướng Mali kêu gọi đoàn kết, thúc đẩy hoàn tất quá trình chuyển tiếp

Thủ tướng Mali kêu gọi đoàn kết, thúc đẩy hoàn tất quá trình chuyển tiếp

Quá trình chuyển giao quyền lực ở Mali bị trì hoãn khiến Thủ tướng dân sự của Mali, ông Choguel Kokalla Maiga, ngày 16/11 đã lên tiếng.
Italy chở viện trợ nhân đạo đến Dải Gaza, cam kết hỗ trợ hạ nhiệt xung đột

Italy chở viện trợ nhân đạo đến Dải Gaza, cam kết hỗ trợ hạ nhiệt xung đột

Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Italy, ngày 16/11, một máy bay của không quân Italy đã chở hơn 15 tấn viện trợ nhân đạo đến Gaza để hỗ trợ người dân nơi đây.
Mỹ phản ứng trước thông tin lính Triều Tiên tại Nga; Trung Quốc khẳng định lập trường về Ukraine

Mỹ phản ứng trước thông tin lính Triều Tiên tại Nga; Trung Quốc khẳng định lập trường về Ukraine

Trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ quan ngại về thông tin binh sĩ Triều Tiên tham gia chiến đấu tại Nga.
Mỹ-Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nguyên tắc tối thượng và 4 lằn ranh đỏ; lần đầu nhất trí một điều liên quan vũ khí hạt nhân

Mỹ-Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nguyên tắc tối thượng và 4 lằn ranh đỏ; lần đầu nhất trí một điều liên quan vũ khí hạt nhân

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ rõ 4 lằn ranh đỏ của nước này mà Mỹ không được thách thức hoặc vượt qua.
10 phút điện đàm tích cực, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump và Thủ tướng Australia Albanese trao đổi gì?

10 phút điện đàm tích cực, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump và Thủ tướng Australia Albanese trao đổi gì?

Chính phủ Australia tin tưởng vào liên minh với Mỹ - đối tác an ninh lớn nhất của quốc gia châu Đại Dương này.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai bền vững
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Phiên bản di động