Nhỏ Bình thường Lớn

Lạc đà trong di sản văn hoá Saudi Arabia

Ngày 14/6, tại Đại học quốc gia Hà Nội, đã diễn ra lễ kỷ niệm Ngày quốc tế lạc đà với chủ đề: “Vai trò của lạc đà trong di sản văn hoá Saudi Arabia”.
Vai trò của lạc đà trong di sản văn hoá Arab Saudi
Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm Ngày quốc tế lạc đà với chủ đề: “Vai trò của lạc đà trong di sản văn hoá Saudi Arabia”. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Chương trình do Đại sứ quán Saudi Arabia tại Việt Nam phối hợp với Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hoá Arab, trường Đại học quốc gia Ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức.

Phát biểu tại chương trình, ông Hamoud Almutairi, Đại biện Đại sứ quán Vương quốc Saudi Arabia tại Việt Nam cho biết, trong suốt chiều dài của lịch sử kể từ khi hình thành nền văn hóa Arab đến nay, lạc đà là loài vật thân thương, có dấu ấn sâu đậm trong đời sống cư dân Bán đảo Arab. Lạc đà được ví như “con tàu sa mạc”, nhờ có lạc đà mà người Arab khi xưa mới có thể định cư và di chuyển trên sa mạc. Lạc đà được nhắc đến trong thiên kinh Qur’an và chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong tâm trí của người dân Arab thuở ban sơ.

Xét trên khía cạnh này, ông Hamoud Almutairi chia sẻ sự tự hào và đánh giá cao những giá trị biểu trưng to lớn của lạc đà trong nền văn hóa Arab. “Chúng tôi nhận thức rõ được rằng văn hóa Arab cần phải thể hiện, lưu giữ và phản ánh được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ vốn có từ thời cổ đại giữa người dân Arab và lạc đà”, Đại biện Đại sứ quán Saudi Arabia nói.

Vai trò của lạc đà trong di sản văn hoá Arab Saudi
Ông Hamoud Almutairi, Đại biện Đại sứ quán Vương quốc Saudi Arabia tại Việt Nam phát biểu tại chương trình. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Hiện nay, chính phủ Saudi Arabia luôn quan tâm chăm sóc và bảo tồn lạc đà và trong khuôn khổ nỗ lực đó, Hội đồng Bộ trưởng Saudi Arabia đã quyết định chọn năm 2024 là “Năm Lạc đà”, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa độc đáo của lạc đà trong đời sống của người dân Bán đảo Arab, cũng như củng cố vị thế vững chắc và tăng cường sự hiện diện của lạc đà trong khu vực và trên trường quốc tế.

Ông Hamoud Almutairi cho biết, Saudi Arabia hiện đang nỗ lực để thúc đẩy và phát triển ngành chăn nuôi lạc đà; đề cao tầm quan trọng của ngành này trong phát triển kinh tế và an ninh lương thực; cũng như giữ gìn bản sắc dân tộc, nâng cao hiểu biết của các thế hệ về di sản văn hóa và giới thiệu đến những giá trị văn hóa này.

Thay mặt Ban giám hiệu trường Đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội, Phó Hiệu trưởng trường Hà Lê Kim Anh cho biết, là cơ sở đào tạo tiếng Arab đầu tiên tại Việt Nam, trường luôn khích lệ sinh viên không ngừng học tập, nghiên cứu ngôn ngữ phải song hành với văn hóa Arab – một trong những nền văn hóa vĩ đại của nhân loại.

Bà Hà Lê Kim Anh cho rằng, biểu tượng “lạc đà”, mà mỗi khi nhắc đến có thể tưởng tượng ngay tới sa mạc mênh mông, cát vàng phủ kín, nhưng, không phải ai cũng biết rõ vai trò của “lạc đà” trong đời sống của người dân Arab.

Vai trò của lạc đà trong di sản văn hoá Arab Saudi
Phó Hiệu trưởng trường trường Đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội, bà Hà Lê Kim Anh phát biểu tại chương trình. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Phó Hiệu trưởng trường nhấn mạnh, sự kiện này chính là cơ hội quý báu để mỗi đại biểu tham dự sự kiện có thể hiểu thêm về biểu tượng “lạc đà” của thế giới Arab.

Lạc đà là loài vật giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống của người dân tại các nước Arab. Với nhiều loại đa dạng, lạc đà đã đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển của xã hội loài người, đặc biệt là ở các vùng khô cằn và bán khô cằn kể từ khi được thuần hóa khoảng 3.000-4.000 năm trước và không chỉ được sử dụng làm phương tiện di chuyển, nó còn là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu quan trọng. Với khả năng chịu đựng điều kiện khó khăn khắc nghiệt tốt nên đã trở thành nguồn sinh kế đáng tin cậy và bền vững.

Vai trò của lạc đà trong di sản văn hoá Arab Saudi
Ông Hamoud Almutairi, Đại biện Đại sứ quán Vương quốc Saudi Arabia cho biết, chính phủ Arab Saudi luôn quan tâm chăm sóc và bảo tồn lạc đà. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Ngoài ra, lạc đà còn có nhiều lợi ích khác, các sản phẩm từ lạc đà là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chính để đảm bảo an ninh lương thực. Người dân ở Bán đảo Arab sử dụng sữa, lông, da, và thịt lạc đà, từ đó nảy sinh mối quan hệ tương hỗ giữa con người và lạc đà trên sa mạc rộng lớn, con người chăm sóc lạc đà, đổi lại lạc đà giúp con người sinh sống và di chuyển trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt.

Vai trò của lạc đà trong di sản văn hoá Arab Saudi
Tại chương trình, các đại biểu tham gia hoạt động tô tượng lạc đà và thưởng thức ẩm thực Saudi Arabia. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Tiếng Arab: Từ ngôn ngữ của kinh sách tới văn học nghệ thuật

Tiếng Arab: Từ ngôn ngữ của kinh sách tới văn học nghệ thuật

Trải qua 14 thế kỷ thăng trầm, chữ viết và ngữ pháp Arab, ngôn ngữ được gần hơn 460 triệu người sử dụng thường xuyên, ...

Việt Nam được quảng bá trên sóng truyền hình bằng tiếng Arab của Algeria

Việt Nam được quảng bá trên sóng truyền hình bằng tiếng Arab của Algeria

Tối 19/2, kênh truyền hình kỹ thuật số phát bằng tiếng Arab của Algeria, Jeel Dz TV, đã phát phóng sự dài khoảng 1 giờ ...

Kênh truyền hình tiếng Arab của Algeria giới thiệu về văn hóa Việt Nam

Kênh truyền hình tiếng Arab của Algeria giới thiệu về văn hóa Việt Nam

Phóng sự được Jeel Dz TV thực hiện vào giữa tháng 2/2023 với sự phối hợp của Đại sứ quán Việt Nam và Liên đoàn ...

Phở dưới góc nhìn di sản văn hoá

Phở dưới góc nhìn di sản văn hoá

Ngày 2/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định tổ chức tọa đàm khoa học 'Phở trong bối cảnh đương đại ...

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 11]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 11]

Jack London (1876-1916) là nhà văn vô sản Mỹ đầu tiên. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo ở thành phố San ...