Phó Tổng Thư ký thường trực Liên hợp quốc, bà Amina Mohammed. (Nguồn: UN) |
Bà Amina đưa ra cảnh báo trên tại lễ bế mạc Diễn đàn Chính trị Cấp cao LHQ do Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ tổ chức sau 8 ngày thảo luận.
Tuy nhiên, Phó Tổng Thư ký thường trực LHQ cũng bày tỏ lạc quan, thế giới vẫn còn cơ hội để bắt kịp lộ trình đã đề ra nếu quyết tâm gia tăng đầu tư vào các dịch vụ công, đoàn kết cùng nhau trong lĩnh vực tài chính và điều chỉnh cách thức con người sinh sống, học tập, làm việc trên Trái đất.
Bà Amina cho rằng, thế giới cần đoàn kết và đầu tư nhiều hơn nữa vào các hệ thống an sinh xã hội, y tế, giáo dục, các dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường cũng như phát triển các nền tảng kỹ thuật số.
Việc đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững như đã đề ra trong Chương trình Nghị sự 2030 đòi hỏi các nước phải thay đổi cách thức người dân sinh sống, học tập, tiêu dùng đồng thời lắng nghe ý kiến của giới trẻ, những người đang đòi hỏi được đối xử công bằng và bình đẳng, bà nhấn mạnh.
Theo Phó Tổng Thư ký thường trực LHQ, nếu các nước đều nhận thức được vấn đề và nhất trí hợp tác nỗ lực cùng nhau nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra thì thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Phát biểu tại Diễn đàn, bà Mona Juul, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ, cho rằng, những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra không nên là lý do cản trở các nước muốn vươn tới một tương lai mà thế giới mong chờ, mà điều tiên quyết cần hướng tới là đảm bảo cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc cho con người.
Bà Juul đề cập tầm quan trọng cần phải tạo ra các mạng lưới đảm bảo an ninh lương thực nhằm thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, phát triển bền vững và không còn tình trạng đói nghèo trên thế giới, đồng thời cần bảo vệ Trái đất chung thông qua các nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu sự mất cân bằng sinh thái hiện đang ở mức báo động.
Trong lĩnh vực phát triển đô thị, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ cho rằng, các chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc biến những ý tưởng lớn lao ở cấp độ toàn cầu thành những hành động thiết thực ở quy mô cộng đồng.
Tại diễn đàn Chính trị Cấp cao 2020 vừa bế mạc ngày 16/7, đại diện 47 quốc gia đã trình bày tự nguyện những tiến triển tại nước họ trong quá trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững 2030, khoảng 150 diễn giả cấp cao trình bày trực tuyến về nhiều chủ đề, trong đó có 1 thủ tướng và 31 quan chức cấp bộ đại diện cho tất cả các khu vực trên thế giới.
| An Giang nâng cao chất lượng, cùng doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững TGVN. Mặc dù kinh tế thế giới và đại dịch Covid-19 gây tác động lớn, bằng quyết tâm, nỗ lực khắc phục khó khăn và ... |
| Covid-19 và bài học về phát triển bền vững cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương TGVN. Các chính phủ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần gắn tính bền vững vào trong các hoạch định và thực ... |
| Nhiên liệu hóa thạch đe dọa sự phát triển bền vững của Indonesia TGVN. Nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - công nghiệp – xã hội, nhu cầu sử dụng điện của Indonesia dự báo sẽ ... |