Nhỏ Bình thường Lớn

Làm nữ Đại sứ cách nửa vòng Trái đất

Ngoại giao có lẽ là một nghề đặc thù bởi những chuyến công tác xa xứ. Có chuyến đi ngắn ngày nhưng cũng có những hành trình năm tháng, có điểm đến gần nhưng cũng có những vùng đất xa xôi… Với phụ nữ ngoại giao, đó là cả một nỗ lực cố gắng thích nghi, vượt khó từ ngoại cảnh và từ chính trong bản thân mình để hoàn thành sứ mệnh được giao phó.
Đại sứ Phạm Thị Kim Hoa đón Thủ tướng Phạm Minh Chính  thăm chính thức Brazil, tháng 9/2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Đại sứ Phạm Thị Kim Hoa đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Brazil, tháng 9/2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nhiệm kỳ công tác tại Brazil lần này có lẽ là nhiệm kỳ công tác ở nước ngoài đáng nhớ nhất với tôi, là đất nước xa nhất mà tôi từng đặt chân tới và với cả những kỷ lục đặc biệt khác mà tôi sẽ chia sẻ sau đây. Hành trình công tác ở Brazil giúp tôi thấy rõ sự kiên cường của một phụ nữ Việt trong chính mình, để cũng vì thế mà luôn cố gắng, phấn đấu hơn nữa.

Tôi nhận quyết định bắt đầu nhiệm kỳ công tác vào tháng 2/2020, khi đó Brazil chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Sau hai lần bị hủy vé máy bay do không có chuyến bay sang Nam Mỹ, ngày 7/6/2020, tôi và năm cán bộ ngoại giao đi trên chuyến bay đặc biệt của Vietnam Airlines chở khẩu trang và thiết bị y tế của Chính phủ Việt Nam hỗ trợ cho cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ và đón công dân ta từ San Francisco trở về, tôi nghỉ lại đó một ngày và bay đến Houston, Texsas. Từ Texsas, tôi tiếp tục bay tới Sao Paulo của Brazil, từ Sao Paulo, tôi đi bằng ô tô về Brasila với khoảng cách 1.400 km.

Bên cạnh Brazil, tôi được phân công kiêm nhiệm Peru, Guyana, Bolivia và Suriname. Nhận được thông báo của Bộ Ngoại giao Suriname về việc trình Quốc thư lên Tổng thống bạn ngày 9/11/2021 (sau 1,5 năm công tác tại Brazil), tôi và một cán bộ bay đi Surinam. Thay vì bay hai chặng tám tiếng từ Brasilia đến thủ đô Paramaribo thì tôi phải bay hai ngày từ Brasilia - Sao Paulo - Miami (Mỹ) - Paramaribo (Suriname) và phải chờ bảy ngày tại Paramaribo mới có chuyến bay về.

Tại đây, tôi đã gặp được cộng đồng người Việt tại Suriname, một cộng đồng trẻ mới hình thành khoảng 10 năm nhưng rất thành công trong nghề đánh bắt cá. Một chuyến công tác khác tại Peru tháng 4/2022, tôi cũng bị kẹt lại thủ đô Lima một tuần do biểu tình, bạo động. Vì vậy, chính phủ bạn tuyên bố giới nghiêm, cấm tất cả người dân ra đường trong hai ngày.

Trong lần đi trình Quốc thư tại thủ đô La Paz (Bolivia) tháng 5/2022, tôi rất ngạc nhiên khi theo sau xe của Bộ Ngoại giao là một chiếc xe cứu thương, sau đó tôi được Bộ Ngoại giao bạn giải thích do La Paz nằm ở độ cao 3.800 m so với mực nước biển, nên đã có Đại sứ bị ngất vì khó thở ngay khi xuống máy bay do thiếu oxy.

Tôi không nhớ cả nhiệm kỳ của mình phải test PCR bao nhiêu lần và cách ly bao nhiêu lần, tuy nhiên, có một lần tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi đến Brasilia vào ngày 11/6/2020, đang trong thời gian cách ly thì được Bộ Ngoại giao thông báo trình Quốc thư lên Tổng thống Jair Bolsonaro vào ngày 18/6.

Khi đó, Tổng thống không yêu cầu đeo khẩu trang. Sau bốn ngày tôi được Bộ Ngoại giao thông báo Tổng thống nhiễm Covid-19 và tôi tiếp tục cách ly thêm 20 ngày. Tôi đã cách ly một mình tại trụ sở Đại sứ quán với sự hỗ trợ của anh chị em cán bộ. Đối với tôi, đó là một kỷ niệm không bao giờ quên về tình người ấm áp, sự chăm sóc sẻ chia và bản lĩnh vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình.

Ở khu vực này không giống như các nước ở gần Việt Nam có thể dễ dàng vận chuyển những nguyên liệu để giới thiệu ẩm thực Việt Nam với bạn bè Brazil và các nước Mỹ Latinh, chúng tôi gói nem bằng lá bánh bột mỳ, gói bánh chưng bằng lá chuối, tuy nhiên gian hàng ẩm thực Việt Nam khi nào cũng thu hút lượng khách tham quan đông nhất.

Nữ cán bộ ngoại giao, ngoài những lúc mặc đẹp, tham dự tiệc đối ngoại thì vẫn phải làm tròn bổn phận người mẹ, người vợ chăm sóc con cái và gia đình. Nhưng nếu đã yêu nghề thì tôi nghĩ mọi khó khăn đều có thể vượt qua. Tôi rất vui và tự hào vì mình đã đóng góp một phần công sức nhỏ bé trong việc giới thiệu đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè các nước Mỹ Latinh, tôi tin chắc rằng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với tà áo dài dân tộc đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.

Nữ Đại sứ hết mình với sứ mệnh vì quyền con người ở 'trái tim đa phương'

Nữ Đại sứ hết mình với sứ mệnh vì quyền con người ở 'trái tim đa phương'

Hơn 30 năm làm ngoại giao, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva luôn tự ...

Phụ nữ tại khu vực MENA: Tiếng nói cần được lắng nghe

Phụ nữ tại khu vực MENA: Tiếng nói cần được lắng nghe

Trong bối cảnh UAE chuẩn bị tổ chức COP 28 khai mạc vào cuối tháng 11, trao quyền cho phụ nữ tại khu vực MENA ...

Tọa đàm 'Giới và báo chí - định hướng tiến trình hướng tới bình đẳng giới'

Tọa đàm 'Giới và báo chí - định hướng tiến trình hướng tới bình đẳng giới'

Ngày 18/10 tại Tòa nhà Liên hợp quốc tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm Giới và báo chí, nhân dịp kỷ niệm ngày ...

Bình đẳng giới không phải là điều gì cũng tạo điều kiện cho phụ nữ thể hiện

Bình đẳng giới không phải là điều gì cũng tạo điều kiện cho phụ nữ thể hiện

Bình đẳng giới không nhất thiết điều gì đàn ông làm được thì cũng tạo điều kiện cho phụ nữ thể hiện, cũng không phải ...

GS. TS. Huỳnh Văn Sơn: Bình đẳng giới nên được nhìn nhận phù hợp với tình hình mới

GS. TS. Huỳnh Văn Sơn: Bình đẳng giới nên được nhìn nhận phù hợp với tình hình mới

Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), GS. TS. Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cho rằng, ...