Nhỏ Bình thường Lớn

Lạm phát tại Eurozone 'ủng hộ' ECB hạ lãi suất, vẫn có khả năng 'án binh' vì lý do của Mỹ?

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn đang giữ kế hoạch hạ lãi suất từ các mức cao kỷ lục. Cụ thể, ngân hàng này có thể hạ lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 6 tới, giữa lúc lạm phát tiếp tục giảm ở 20 quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone).
ECB. (Nguồn: InsideBusiness )
Lộ trình lãi suất của ECB có thể phụ thuộc vào Fed. (Nguồn: InsideBusiness )

Trong khi đó tại Mỹ, lạm phát đã vượt dự đoán của giới phân tích ba tháng liên tiếp và hiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được dự đoán là phải đến tháng 9 mới bắt đầu hạ lãi suất.

Dù không thừa nhận nhưng ECB vẫn phần nào phụ thuộc vào Fed khi đưa ra các quyết định về lãi suất.

Ngày 11/4, Chủ tịch ECB Christine Lagarde khẳng định, các quyết định của ngân hàng này chỉ phụ thuộc vào số liệu, chứ không phụ thuộc vào Fed.

Tin liên quan
Tái thiết Ukraine: Lộ kế hoạch của Đức, chưa thể dùng tài sản Nga, xuất hiện những Tái thiết Ukraine: Lộ kế hoạch của Đức, chưa thể dùng tài sản Nga, xuất hiện những 'gương mặt ngầm'

Nhưng giới phân tích và các nhà hoạch định chính sách lại cho rằng, lãi suất và lạm phát cao ở Mỹ sẽ tác động đến các kế hoạch của ECB thông qua các thị trường tài chính và hoạt động thương mại.

Ông Max Stainton, chuyên gia cấp cao của công ty Fidelity International cho hay, dù công ty này vẫn tin ECB sẽ là ngân hàng trung ương lớn đầu tiên bắt đầu hạ lãi suất trong năm nay, nhưng lộ trình này còn phụ thuộc vào Fed.

Sau cuộc họp ngày 11/4 của ECB, các nguồn thạo tin cho hay, các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng này vẫn dự đoán sẽ hạ lãi suất vào tháng 6. Dù vậy, một số người cho rằng, khả năng “án binh” tại cuộc họp tới đã tăng lên trước số liệu lạm phát của Mỹ.

Những người này nhận thấy, ECB có thể sẽ chưa hạ lãi suất cho đến khi lộ trình lãi suất của Mỹ rõ ràng hơn.

Nguyên nhân của việc này là vì lãi suất ở Eurozone thấp hơn ở Mỹ sẽ khiến đồng euro giảm giá so với đồng USD, từ đó khiến hàng hóa được định giá bằng USD, như dầu thô, trở nên đắt đỏ hơn.

Điều này đã bắt đầu xảy ra, khi đồng Euro đã giảm 1,3% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2 so với đồng USD sau khi số liệu lạm phát tháng 3 của Mỹ được công bố.

Thị trường hiện dự đoán, ECB sẽ hạ lãi suất ba lần trong năm nay, thay vì bốn lần như dự đoán chỉ cách đây một tuần.

(theo Reuters)

ADB: Kinh tế Việt Nam 'vừa lạc quan vừa thận trọng', đầu tư công là động lực tăng trưởng chính

ADB: Kinh tế Việt Nam 'vừa lạc quan vừa thận trọng', đầu tư công là động lực tăng trưởng chính

Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng tại Việt Nam của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, đầu tư công ...

Trung Quốc: Vẫn là ‘điểm tựa’ về triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Á; chỉ số niềm tin FDI thăng hạng

Trung Quốc: Vẫn là ‘điểm tựa’ về triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Á; chỉ số niềm tin FDI thăng hạng

Trong báo cáo triển vọng phát triển châu Á công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, tăng trưởng của ...

Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp từ năng lượng xanh

Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp từ năng lượng xanh

Chiều 11/4, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) thuộc Trường ...

'Gỡ khó' cho kinh tế tập thể, phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm

'Gỡ khó' cho kinh tế tập thể, phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm

Nhiều kinh nghiệm, giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần ...

Tái thiết Ukraine: Lộ kế hoạch của Đức, chưa thể dùng tài sản Nga, xuất hiện những 'gương mặt ngầm'

Tái thiết Ukraine: Lộ kế hoạch của Đức, chưa thể dùng tài sản Nga, xuất hiện những 'gương mặt ngầm'

Chính phủ Đức muốn thu hút đầu tư vào Ukraine, bất chấp chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại đất nước này vẫn ...