📞

Làm sao để chấm dứt tình trạng đói nghèo?

11:12 | 31/12/2016
Làm thế nào, bằng mọi biện pháp, mọi cách khắc phục để đến năm 2030 các nước có thể đẩy lùi hoàn toàn tình trạng đói nghèo cùng cực?

Làm cách nào để tỷ lệ đói nghèo về gần con số 0? Những câu hỏi này, những thách thức này đều được các nước đưa ra trong mục tiêu phát triển bền vững phù hợp với điều kiện của từng quốc gia.

Vấn đề đẩy lùi tình trạng đói nghèo đều được được tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đề cập năm 2015. Những tiến bộ của nhân loại chính là điều kiện thuận lợi nhằm khắc phục những thách thức, giúp xã hội tiến bộ cả về mọi mặt. Từ đó, các quốc gia có thể hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.

Bản đồ các quốc gia hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030

Trong những mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, chúng ta không thể không đề cập đến 6 mục tiêu chính mà các nước đã đặt ra, bao gồm: giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em (trẻ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh), cải thiện sức khỏe bà mẹ, đảm bảo việc tiếp cận nguồn nước sạch, cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học.

Nhiều nước chưa đạt được mục tiêu

Theo nguồn dữ liệu chính thức từ các quốc gia cho thấy, hiện có đến 154 quốc gia chưa đáp ứng được ít nhất một trong các tiêu chí của mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra. Con số này chiếm đến 80% trong tổng số 193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc.

Nhưng đáng chú ý, trong số các quốc gia có thu nhập cao có tới 6 quốc gia (Bahamas, Canada, Ireland, Slovenia, Cộng hòa Trinidad và Tabaco), cùng với Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) là những nước chưa đạt được hai trong tổng số những tiêu chí của mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Trẻ em ở một khu ổ chuột tại thủ đô Lagos, Nigeria. (Nguồn: Reuters)

Ngoài ra, còn 27 quốc gia khác vẫn chưa hoàn thành được một tiêu chí. Mặc dù có nhiều ưu thế, những điều kiện thuận lợi để các nước có thu nhập cao có thể đáp ứng được đầy đủ các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc triển khai thực hiện và kết quả các mục tiêu bền vững của những nước này tương đối trì trệ.

Trái lại, việc thực hiện những mục tiêu phát triển bền vững của những quốc gia có mức thu nhập thấp lại đạt được những tiến bộ vượt bậc. Nhưng nhìn chung, để hoàn thành tất cả những mục tiêu trên thì các quốc gia đều đặt ra giới hạn đến năm 2030.

Ví dụ Canada chưa đáp ứng được tiêu chí về nước sạch và vệ sinh môi trường. Ireland cũng chỉ đặt ra mục tiêu có 99% người dân được tiếp cận với nguồn nước sạch, 92% dân số cả nước được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh môi trường vào năm 2030.

Thách thức lớn nhất chính là việc 37 quốc gia vẫn chưa đáp ứng được những tiêu chí quan trọng. Những khảo sát và nghiên cứu đều làm nổi bật một vấn đề chung, cấp bách tại nhiều quốc gia là phải nhanh chóng khắc phục tình trạng đói nghèo cùng cực.

Theo số liệu thống kê, có đến 37 quốc gia chưa đạt được bất kỳ tiêu chí nào trong 4 mục tiêu phát triển bền vững quan trọng nhất (4 mục tiêu đầu trong tổng số 6 mục tiêu quan trọng). Do đó, các quốc gia này sẽ mất rất nhiều thời gian để hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững cũng như phải đẩy nhanh tốc độ để trở thành những nước phát triển.

Những thách thức?

Trẻ em tị nạn Syria tại một khu định cư lều ở thành phố Madaba, gần Amman (Jordan), tháng 3/2015. (Nguồn: Reuters)

Trên thực tế, các số liệu chính thức của các quốc gia báo cáo thì khá nhiều, nhưng vấn đề đáng quan ngại chính là ở tính chính xác của các số liệu này. Chỉ tính 6 mục tiêu chính thì dữ liệu trong từng tiêu chí từ các quốc gia lại thiếu nhiều. Đơn cử như có tới 78 quốc gia còn thiếu dữ liệu về tỷ lệ suy dinh dưỡng, 57 quốc gia không có các thông tin quan trọng để đánh giá kết quả công tác phổ cập giáo dục Tiểu học.

Sử dụng dữ liệu để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vẫn là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các nước, không ngoại trừ những nước có nền kinh tế tiên tiến, những quốc gia có thu nhập cao.

Việc đẩy lùi tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu ăn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc giải quyết mọi thách thức của chương trình phát triển bền vững toàn cầu.

Để hoàn thành những mục tiêu đó vào năm 2030, nhân loại vẫn cần đảm bảo cuộc sống bình đẳng. Đồng thời, những vấn đề quan trọng đều phải được giải quyết một cách hợp lý, triệt để.

(theo BRookings)