Hoạt động thương mại có thể giúp tăng tiền lương, cải thiện điều kiện làm việc, thúc đẩy bình đẳng giới. (Nguồn: IFC) |
Báo cáo cung cấp bộ dữ liệu mới và phân tích làm thế nào nữ giới có thể hưởng lợi từ thương mại bình đẳng với nam giới về vấn đề tiền lương, phúc lợi, chất lượng công việc. Báo cáo cũng đưa ra bộ dữ liệu phân loại theo giới tính lĩnh vực lao động tại 72 quốc gia; các điều khoản liên quan vấn đề bình đẳng giới trong các hiệp định thương mại khu vực.
Theo báo cáo, hoạt động thương mại có thể giúp tăng tiền lương, cải thiện điều kiện làm việc, thúc đẩy bình đẳng giới. Trên thực tế, tỷ lệ lao động nữ ở các công ty tham gia thương mại quốc tế có xu hướng nhiều hơn ở các công ty không xuất khẩu (trung bình là 33% so với mức 24%).
Các xu hướng kinh tế, thương mại trên thế giới hiện nay như sự gia tăng lĩnh vực dịch vụ, mở rộng chuỗi giá trị toàn cầu, sự phát triển nền kinh tế số... tiếp tục mở ra cơ hội trao quyền cho phụ nữ.
Các nước có thể thực thi các chính sách thương mại nhằm thúc đẩy khai thác các cơ hội trao quyền cho phụ nữ như giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa do phụ nữ sản xuất, tiêu thụ; mở cửa thương mại dịch vụ; hỗ trợ doanh nhân nữ và các doanh nghiệp nhỏ thông qua các biện pháp thuận lợi hóa thương mại, nâng cao thanh khoản thương mại.
WTO đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ các rào cản đối với sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động thương mại thông qua việc thúc đẩy các nước thành viên tiến hành đàm phán thương mại trong các lĩnh vực như dịch vụ, nông nghiệp, thương mại điện tử, doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ.
Ngoài ra, WTO còn cung cấp diễn đàn cho các nước thành viên thảo luận về cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong hàng loạt lĩnh vực cũng như trong chính sách thương mại các nước; giúp cải thiện tính minh bạch trong chính sách về bình đẳng giới, từ đó tạo ra các thông lệ tích cực, thu hút sự quan tâm đến những thách thức mà phụ nữ phải đối mặt khi tham gia vào hoạt động thương mại thế giới.
Bên cạnh đó, báo cáo của WTO cũng nhấn mạnh cần triển khai các chính sách hỗ trợ khác giúp tăng cơ hội cho phụ nữ trong giáo dục, tiếp cận tài chính, nâng cao kỹ năng về công nghệ thông tin, từ đó tối đa hóa lợi ích trong thương mại cho nữ giới. Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân cũng cần tích cực hợp tác để thúc đẩy vai trò thương mại trong cải thiện bình đẳng giới thời gian tới.
| Việt Nam tích cực và tiên phong trong lĩnh vực bình đẳng giới TGVN. Bên lề Phiên họp đặc biệt của các nhà Lãnh đạo ASEAN về tăng quyền năng cho phụ nữ trong thời đại số trong ... |
| ASEAN 2020 thúc đẩy bình đẳng giới, chung tay nâng cao vị thế của phụ nữ TGVN. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26/6, lần đầu tiên sẽ tổ chức Phiên họp đặc ... |
| Bình đẳng giới cho lao động nữ ASEAN: Cần giải pháp quyết liệt và lâu dài TGVN. Vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới trong khu vực sẽ là một trong những nội dung trọng tâm được bàn thảo tại ... |