Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Lê An
Giải báo chí đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới thông qua vai trò của báo chí truyền thông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chiều 1/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Lê An)
Tin liên quan
VUFO chia sẻ thông tin về tình hình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài VUFO chia sẻ thông tin về tình hình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Lễ phát động có sự hiện diện của các cơ quan đồng chủ trì tổ chức Giải báo chí bao gồm đại diện lãnh đạo Trung ương Hội LHPN Việt Nam, lãnh đạo các ban, đơn vị của Trung ương Hội; đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, UN Women cùng đại diện các ban, bộ, ngành liên quan bao gồm Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và gần 50 nhà báo, phóng viên đến từ các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương cho biết Hội LHPN Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức Giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới nhằm tìm kiếm và tôn vinh những tác phẩm xuất sắc từ các nhà báo, biên tập viên, những người làm truyền thông với các thể loại đa dạng như báo in, báo điện tử, truyền hình và phát thanh.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Hương, đây là thời điểm vô cùng ý nghĩa, thể hiện quyết tâm của Hội LHPN Việt Nam, UN Women và Hội Nhà báo Việt Nam trong việc thực hiện bình đẳng giới, đặc biệt góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa quan trọng của bình đẳng giới đối với sự tiến bộ, phát triển của xã hội và hướng đến ghi nhận những đóng góp tích cực của truyền thông, báo chí trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Đồng thời, Giải báo chí là diễn đàn để các nhà báo, các cơ quan thông tấn báo chí chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong tuyên truyền về bình đẳng giới.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam bày tỏ: "Ban tổ chức hy vọng các tác phẩm sẽ không chỉ dừng lại ở việc phản ánh các vấn đề mà còn đề xuất được các giải pháp thực tiễn, bền vững, tạo nên những thay đổi tích cực trong xã hội.

Hãy để những tác phẩm của các bạn không chỉ là những bài viết, phóng sự, hay các sản phẩm truyền thông mà đó còn là những thông điệp, tiếng nói đại diện cho phụ nữ, trẻ em gái và những người yếu thế trong xã hội.

Mỗi câu chuyện, mỗi hình ảnh, mỗi bản tin đều có thể trở thành công cụ mạnh mẽ trong việc thay đổi tư duy và hành động của cộng đồng".

Nhấn mạnh truyền thông chính là một chất xúc tác mạnh mẽ cho sự thay đổi, bà Caroline Nyamayamombe, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam chia sẻ: "Giải thưởng này nhằm ghi nhận vai trò quan trọng của truyền thông trong việc thông tin và thay đổi nhận thức của các nhà hoạch định chính sách cũng như người dân về các vấn đề liên quan đến trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới".

Trưởng đại diện UN Women Việt Nam cũng hy vọng giải thưởng này sẽ truyền cảm hứng cho một làn sóng báo chí mới, sáng tạo, đồng cảm và chia sẻ tiếng nói cho phụ nữ, đồng thời thúc đẩy những thảo luận về bình đẳng giới.

Bà Caroline Nyamayamombe nói: "Chúng ta hãy cùng nhau tạo ra một môi trường truyền thông thúc đẩy sự trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới tại Việt Nam. Mong rằng bình đẳng giới sẽ trở thành hiện thực chứ không chỉ là khát vọng".

Giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024 được triển khai trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), trong đó có mục tiêu số 5 liên quan đến thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời, đây cũng là một trong những hoạt động trong khuôn khổ đối tác chiến lược của hai cơ quan Trung ương Hội LHPN Việt Nam và UN Women nhằm thúc đẩy môi trường thuận lợi cho hoạt động bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Giải cũng được phát động vào đầu tháng 11 - Tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới.

Hướng tới kỷ niệm 30 năm thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và 10 năm thực hiện SDG, Giải sẽ tập trung vào ba chủ đề chính: thúc đẩy phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và trong phát triển kinh tế.

Đây là những lĩnh vực then chốt, phản ánh những thách thức và nỗ lực trong công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam.

Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới
Đại biểu tham dự buổi lễ phát động. (Ảnh: Lê An)

Giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới sẽ xét chọn các tác phẩm báo chí thuộc tất cả các loại hình đã được đăng, phát trên các loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép từ ngày 1/1/2022 đến ngày 30/11/2024, có nội dung phù hợp với tiêu chí của Giải.

Các tác phẩm báo chí tham dự Giải có nội dung, hình thức không vi phạm Luật Báo chí và các quy định khác của pháp luật. Đối với các tác phẩm đã tham dự và được nhận giải tại các giải báo chí khác sẽ không được tham dự Giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới. Mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan báo chí gửi không quá 3 tác phẩm.

Ban tổ chức có quyền sử dụng các tác phẩm nhằm tuyên truyền và tăng cường nhận thức về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới. Các tác phẩm sẽ không được sử dụng cho mục đích kinh doanh.

Ban giám khảo sẽ quy tụ đại diện của các ban, bộ ngành Trung ương bao gồm: Vụ Báo chí-Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương); Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội); Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông); Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Ban Tuyên giáo (Trung ương Hội LHPN Việt Nam).

Giải thưởng của Giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024 bao gồm các giải cá nhân và giải tập thể. Giải thưởng cho tác phẩm của tác giả/nhóm tác giả với 4 loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) với cơ cấu giải cho mỗi loại hình gồm 1 giải A, 1 giải B, 2 giải C, 2 giải Khuyến khích.

Về khen thưởng tập thể: Ban tổ chức sẽ trao 2 Giải tập thể cho các cơ quan, đơn vị có đề xuất, gửi nhiều tác phẩm dự thi nhất: bao gồm Giấy chứng nhận và tiền giải thưởng.

Ban tổ chức kỳ vọng sẽ nhận được ít nhất 300 tác phẩm báo chí chất lượng ở nhiều thể loại báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, trong đó có ít nhất 100 tác phẩm về những thành tựu về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam, 200 tác phẩm báo chí còn lại tập trung về các hoạt động, mô hình thúc đẩy bình đẳng giới của phụ nữ, các điển hình, thành tực của phụ nữ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới liên quan tới ba chủ đề chính của Giải.

Các tác phẩm dự thi sẽ được gửi qua email: giaibaochi.binhdanggioi2024@gmail.com, thời gian nhận bài từ ngày 1/11/2024 đến ngày 30/11/2024. Thời gian trao giải dự kiến vào 15/12/2024.

Thông tin về Giải thưởng sẽ được đăng tải rộng rãi trên các kênh truyền thông của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, UN Women và các cơ quan báo chí trong nước.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: Ma Thị Hoạt, chuyên viên Ban Tuyên giáo Trung ương Hội LHPN Việt Nam. ĐT: 0866989692; email: mathihoat22@gmail.com.

Lan tỏa câu chuyện và văn hóa Việt tại Hội sách Frankfurt 2024

Lan tỏa câu chuyện và văn hóa Việt tại Hội sách Frankfurt 2024

Đơn vị xuất bản Sbooks vừa được TP. Hồ Chí Minh mời tham gia cùng đoàn đại biểu đại diện Việt Nam dự Hội sách ...

Hội thảo Du học Nhật Bản 2024: Cầu nối phát triển giáo dục và văn hóa

Hội thảo Du học Nhật Bản 2024: Cầu nối phát triển giáo dục và văn hóa

Ngày 20/10, Hội thảo Du học Nhật Bản 2024 đã được tổ chức tại Hà Nội, thu hút sự quan tâm của đông đảo học ...

Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Vì vậy, bảo tồn và phát huy truyền thống văn ...

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Với bề dày lịch sử khoảng 5.000 năm, bất chấp lịch sử đầy biến động thăng trầm, Hàn Quốc hiện là một trong những quốc ...

Nghệ sĩ Vũ Minh Dũng: Hành trình bước khỏi ranh giới

Nghệ sĩ Vũ Minh Dũng: Hành trình bước khỏi ranh giới

Mỗi khi cảm thấy nhớ nhà, nghệ sĩ Vũ Minh Dũng, người đang làm việc ở Leipzig, Munich (Đức) thường xem các bộ phim tài ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Mohamed Salah trở thành 'vua' sút phạt của Liverpool cùng Gerrard

Mohamed Salah trở thành 'vua' sút phạt của Liverpool cùng Gerrard

Mohamed Salah đạt hai cột mốc ghi bàn ấn tượng tại Champions League ở trận Liverpool thắng Girona tại lượt thứ 6 vòng phân hạng Champions League 2024/25.
Tin thế giới 11/12: Nga tuyên bố quan hệ với Mỹ bên bờ vực đổ vỡ, NATO ồ ạt đổ khí tài vào Ba Lan? Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra

Tin thế giới 11/12: Nga tuyên bố quan hệ với Mỹ bên bờ vực đổ vỡ, NATO ồ ạt đổ khí tài vào Ba Lan? Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Sao Mai Group: Tình người còn mãi - Quà tặng cuộc sống

Sao Mai Group: Tình người còn mãi - Quà tặng cuộc sống

Sao Mai vẫn luôn như thế, chưa bao giờ đi lệch khỏi quỹ đạo vai trò và định hướng của mình.
Sắp rời nhiệm sở, Tổng thống Mỹ Biden muốn làm điều này với Nga, EU cũng muốn thế

Sắp rời nhiệm sở, Tổng thống Mỹ Biden muốn làm điều này với Nga, EU cũng muốn thế

Mỹ cân nhắc áp lệnh trừng phạt mới, mạnh tay hơn lên hoạt động buôn bán, nhất là xuất khẩu dầu Nga.
Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thông tin đối ngoại và kỹ năng truyền thông trong kỷ nguyên mới

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thông tin đối ngoại và kỹ năng truyền thông trong kỷ nguyên mới

Từ 11-12/12, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Australia tổ chức 'Khóa bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thông tin đối ngoại và kỹ năng truyền thông'.
Pax Thiên rời trường quay Paris cùng mẹ Angelina Jolie

Pax Thiên rời trường quay Paris cùng mẹ Angelina Jolie

Ngày 10/12, con trai nuôi người Việt Nam Pax Thiên xuất hiện cùng diễn viên Angelina Jolie ở trường quay bộ phim mới nhất của cô tại thủ đô Pháp.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước.
Hơn 10.000 tác phẩm kể câu chuyện về Việt Nam hạnh phúc

Hơn 10.000 tác phẩm kể câu chuyện về Việt Nam hạnh phúc

Vào 20h ngày 11/12, lễ khai mạc Triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi 'Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024' tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Sức mạnh toàn dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào tôn giáo

Sức mạnh toàn dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào tôn giáo

Trong các giai đoạn cách mạng, đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có những đóng góp tích cực vào xây dựng quê hương đất nước hiện nay.
Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Công tác bảo đảm quyền của người dân khi thiên tai, thảm họa xảy ra luôn được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng, tài sản của người dân...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Ngày Nhân quyền thế giới: Đa dạng, hòa nhập và không phân biệt đối xử – Nền tảng thiết yếu cho sự tiến bộ

Ngày Nhân quyền thế giới: Đa dạng, hòa nhập và không phân biệt đối xử – Nền tảng thiết yếu cho sự tiến bộ

Bài viết của Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam Carmen Cano de Lasala và Trưởng Đại diện UNFPA Matt Jackson nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới
Trưởng đoàn mục sư Tin lành quốc tế ấn tượng trước sự phát triển tự do, sống động của các tôn giáo Việt Nam

Trưởng đoàn mục sư Tin lành quốc tế ấn tượng trước sự phát triển tự do, sống động của các tôn giáo Việt Nam

Trưởng đoàn mục sư Tin lành quốc tế Bob Roberts chia sẻ cảm nhận về các tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam sau tham quan tìm hiểu thực tế.
Con người - chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển

Con người - chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển

Khi con người tham gia tích cực vào quá trình phát triển, không ai khác, chính họ phải là người đầu tiên được thụ hưởng thành quả phát triển đó.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Phiên bản di động