Nhỏ Bình thường Lớn

Lần đầu tiên đấu giá 5 tác phẩm nghệ thuật tại Việt Nam

Hoạt động này hứa hẹn sẽ mở ra một kênh mới trong mua - bán, trao đổi tác phẩm nghệ thuật, khuyến khích sự sáng tạo của các nghệ sĩ ở Việt Nam..
TIN LIÊN QUAN
lan dau tien dau gia 5 tac pham nghe thuat tai viet nam Nữ họa sĩ đam mê chu du
lan dau tien dau gia 5 tac pham nghe thuat tai viet nam Biểu diễn trình chiếu ánh sáng nét đẹp tòa nhà Bảo tàng Mỹ thuật
lan dau tien dau gia 5 tac pham nghe thuat tai viet nam Tác phẩm nghệ thuật từ 50 vạn que tăm

Ngày 28/5 tới, tại khách sạn Sheraton (Hà Nội), Công ty Cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt sẽ tổ chức phiên đấu giá tác phẩm nghệ thuật lần đầu tiên tại Việt Nam. 5 tác phẩm được đấu giá trong phiên này là của các họa sỹ Lê Thiết Cương, Hoàng Phượng Vỹ, Quách Đông Phương, Đào Hải Phong và nghệ nhân Phạm Anh Đạo (làng gốm Bát Tràng).

Năm tác phẩm được đấu giá trong phiên này gồm 1 chiếc tủ thờ (niên đại cuối thế kỷ XIX) thuộc sở hữu của họa sĩ Lê Thiết Cương, bức tranh sơn dầu “Bên dòng sông Đỏ” của họa sĩ Đào Hải Phong, bức tranh sơn dầu “Hạnh phúc” của họa sĩ Hoàng Phượng Vỹ, tranh sơn dầu, acrylic “Tiên nữ vùng cao” của họa sỹ Quách Đông Phương và 2 chiếc chóe làm từ chất liệu gốm của nghệ nhân Phạm Anh Đạo.

lan dau tien dau gia 5 tac pham nghe thuat tai viet nam
Bức “Bên dòng sông đỏ” của họa sĩ Đào Hải Phong. (Nguồn: BTC)

Theo thỏa thuận, tác giả hay chủ sở hữu của tác phẩm nghệ thuật sẽ nhận về 100% giá trị của tác phẩm theo giá khởi điểm mà tác giả ấn định, phần bán vượt sẽ được thỏa thuận phân chia tại hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký với Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp và người có tài sản bán đấu giá. Trong đó, giá khởi điểm của các sản phẩm thấp nhất là 50 triệu đồng và cao nhất là 1 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Hồng Phượng, Giám đốc khu vực miền Bắc Công ty Cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt, cho biết: “Tại Việt Nam, trong hoạt động thương mại, bán đấu giá chưa được coi là cách bán hàng bởi do thói quen, tập quán của người mua và người bán. Đặc biệt, với đấu giá tác phẩm Mỹ thuật như tranh, ảnh, đồ mỹ nghệ, đồ cổ,… Tác giả hay chủ sở hữu các tài sản mỹ thuật có giá trị đang quen với cách bán phổ thông là ký gửi tác phẩm tại các phòng tranh, các triển lãm với giá niêm yết và nếu giao dịch thành công tác giả hay chủ sở hữu phải chi trả một phần giá trị tài sản bán được cho bên nhận ký gửi".

Trước đây, ở Việt Nam từng tồn tại hình thức đấu giá từ thiện. Tuy nhiên, hình thức này lại không phản ánh được giá trị đích thực của tác phẩm bởi người mua thường chỉ trả một mức giá phù hợp với khả năng đóng góp từ thiện của họ chứ không theo giá trị thực của tác phẩm.

"Vì vậy, hoạt động đấu giá trong lĩnh vực nghệ thuật hay mỹ thuật nhằm tôn vinh giá trị lao động, sáng tạo của tác giả, nghệ nhân, nhằm tìm ra giá trị đích thực của tác phẩm do chính bởi những người tham giá đấu giá trả giá với mong muốn được sở hữu tác phẩm” - bà Phượng cho biết thêm.

Đồng quan điểm này, họa sĩ Lê Thiết Cương cho hay: “Việc có phiên đấu giá tác phẩm nghệ thuật đầu tiên này là điều đáng mừng. Nó tạo thêm một kênh mới trong việc mua, bán tác phẩm nghệ thuật. Đây là một kênh bán hàng minh bạch và tôi nghĩ nó sẽ mở ra thị trường trao đổi nghệ thuật, khuyến khích sự sáng tạo của các nghệ sĩ ở Việt Nam”.

lan dau tien dau gia 5 tac pham nghe thuat tai viet nam Cảm hứng hội họa từ nước Đức

Gia nhập làng mỹ thuật khá muộn nhưng Nguyễn Thị Thanh Thảo đã nhanh chóng tạo nên những dấu ấn cho riêng mình. Bên cạnh ...

  Gỡ khó cho mỹ thuật Việt: Không dễ!

Có thể coi Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 sự là tổng kết quá trình 5 năm sáng tạo của giới mỹ thuật trong ...

lan dau tien dau gia 5 tac pham nghe thuat tai viet nam Mỹ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp hóa để phát triển bền vững

Mỹ thuật Việt Nam có cả vạn năm phát triển kể từ văn hóa Hòa Bình và hiện đã khẳng định được vị trí của ...

Minh Hòa