Làn sóng phản đối xe điện tại Mỹ và châu Âu: Vì đâu nên nỗi?

Xuân Sơn
Dù sở hữu đặc điểm thân thiện môi trường, song xe điện đang hứng chịu không ít phàn nàn từ người dân Mỹ và châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Làn sóng phản đối xe điện tại Mỹ và châu Âu: Vì đâu nên nỗi?
Xe điện từng là trọng tâm trong chính sách kinh tế xanh của nhiều nước phương Tây, song hiện các chính phủ đang thay đổi cách tiếp cận với dòng xe này. (Nguồn: Money)

Biến đổi khí hậu luôn là chủ đề trọng tâm trong chương trình nghị sự quốc tế bởi tác động nghiêm trọng của nó đến đời sống người dân. Do đó, chính phủ các nước đều nỗ lực đẩy mạnh sáng kiến bảo vệ môi trường, trong đó bao gồm sản xuất và sử dụng xe điện, vốn giúp giảm phát thải và hạn chế tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.

Song xã hội Mỹ và châu Âu hiện đang chia rẽ về vấn đề xe điện, kèm theo làn sóng phản đối sự phát triển của dòng phương tiện này. Vậy điều gì đã khiến xe điện không còn được lòng người dân phương Tây?

Lập trường phản đối ở Mỹ

Trong đợt vận động tranh cử tại bang Michigan cuối tháng trước, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định, việc sử dụng ô tô điện sẽ khiến nước Mỹ đối diện với lạm phát và thất nghiệp tràn lan. Hơn nữa, xe điện còn kèm theo hai vấn đề lớn, đó là chi phí quá đắt và bất tiện trong di chuyển, bởi xe chỉ có thể đi quãng đường ngắn trước khi phải tìm điểm sạc.

Về chi phí, theo công ty ô tô Kelley Blue Book, xe điện hiện có giá trung bình hơn 58.000 USD, vượt quá khả năng chi trả của nhiều hộ gia đình Mỹ. Trong khi xe chạy bằng xăng dầu có giá trung bình rẻ hơn gần 10.000 USD.

Về việc làm, báo cáo của Viện Chính sách kinh tế Mỹ chỉ ra, ngành công nghiệp ô tô nước này có thể mất khoảng 75.000 việc làm vào năm 2030 nếu như chuyển đổi sang sản xuất xe điện.

Tin liên quan
Phụ nữ tại khu vực MENA: Tiếng nói cần được lắng nghe Phụ nữ tại khu vực MENA: Tiếng nói cần được lắng nghe

Các thành viên đảng Cộng hòa khác cũng có lập trường tương tự ông Donald Trump. Họ cho rằng, bằng việc chuyển sang xe điện, người Mỹ đang phó mặc nền kinh tế và an ninh quốc gia cho Trung Quốc - nước kiểm soát phần lớn hoạt động sản xuất và khoáng sản pin của thế giới.

Trong buổi công bố kế hoạch kinh tế vào mùa Hè này, Thống đốc Florida Ron DeSantis hứa hẹn sẽ "đảo ngược các chính sách về xe điện của ông Joe Biden", nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc.

Ngoài ra, tại cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa ngày 27/9, ông Mike Pence khẳng định chính sách kinh tế xanh của ông Joe Biden chỉ phục vụ lợi ích cho Bắc Kinh, chứ không cho bang Detroit.

Bên cạnh tuyên bố chính trị, các thành viên đảng Cộng hòa cũng đề xuất các sáng kiến nhằm hạn chế sự phát triển của xe điện, chẳng hạn như đánh thuế bổ sung hoặc tạo ra rào cản pháp lý. Tại bang Texas hiện nay, chủ sở hữu xe điện phải trả thêm 200 USD cho tiểu bang mỗi năm, số tiền này sẽ bù vào khoản thuế xăng dầu bị mất. Thượng nghị sĩ Deb Fischer từng đề xuất dự luật rằng, với mỗi chiếc xe điện được sản xuất, công ty phải nộp 1.550 USD vào quỹ bảo trì đường cao tốc thuộc liên bang.

Làn sóng phản đối xe điện tại Mỹ và châu Âu: Vì đâu nên nỗi?
Chi phí cao và nguy cơ thất nghiệp là hai trong số những rào cản ngăn xe điện phát triển tại thị trường phương Tây. (Nguồn: FreightWaves)

Quan điểm trái chiều tại châu Âu

Tại Italy, quê hương của những dòng xe Fiat và Ferrari, đang nổi lên làn sóng phản đối ô tô điện. Bộ trưởng Giao thông vận tải Italy Matteo Salvini cho rằng đề xuất cấm sử dụng động cơ đốt trong của Liên minh châu Âu (EU) chỉ có lợi cho Trung Quốc và gây thất nghiệp diện rộng.

Năm 2022, có gần 270.000 người Italy làm việc trong lĩnh vực ô tô. Hiệp hội các nhà cung cấp ô tô châu Âu (CLEPA) cảnh báo rằng, việc chuyển sang sử dụng tất cả ô tô điện có thể khiến hơn 60.000 người mất việc ở đất nước hình chiếc ủng vào năm 2035.

Ông Felipe Munoz, nhà phân tích của công ty dữ liệu ô tô Jato Dynamics cho biết, người dân Italy không mặn mà với xe điện vì chi phí cao. Do đó, doanh số bán ô tô điện tại nước này đã giảm 26,9% hồi năm ngoái, chỉ chiếm 3,7% thị trường, so với mức trung bình 12,1% của EU.

Ở Anh, Thủ tướng Rishi Sunak tuyên bố London đang rút lại một loạt cam kết khí hậu, đồng thời ngừng kế hoạch loại bỏ dần các phương tiện chạy bằng xăng dầu vào giai đoạn 2030-2035.

Có hai nguyên nhân thúc đẩy quyết định của ông Sunak. Một là, ô tô chạy bằng xăng dầu có lợi thế hơn xe điện khi xét trên phương diện chi phí và sự thuận tiện trong di chuyển. Hai là, Thủ tướng Anh muốn dùng chính sách về xe điện và khí hậu nhằm thu hút ủng hộ cử tri trong cuộc bầu cử sắp tới.

Bên cạnh quan điểm chính quyền, khảo sát về ý kiến của người dân Anh cho thấy, có 37% người không mua loại xe điện vì thiếu điểm sạc nhanh, 30% người lo ngại về phạm vi kết nối phủ sóng và 33% còn lại không hài lòng về giá cả.

Ngoài ra, hồi tháng 9, Italy, Pháp, Ba Lan, CH Czech, cùng 4 quốc gia khác đã phản đối sáng kiến "Euro 7" của Ủy ban châu Âu, vốn là đề xuất nhằm thắt chặt giới hạn phát thải của phương tiện vận tải hạng nặng. Thay vào đó, các bộ trưởng công nghiệp EU đã thúc đẩy một phiên bản "Euro 7" ít nghiêm ngặt hơn, nhằm giảm thiểu hạn chế với xe chạy bằng xăng dầu.

Như vậy, các nhà lập pháp của Mỹ tỏ ra bất bình trước việc áp dụng xe điện vì bốn nguyên nhân chính: chi phí cao, nguy cơ thất nghiệp, di chuyển bất tiện và sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Làn sóng phản đối tương tự cũng diễn ra tại khắp các nước châu Âu, nổi bật nhất là Anh và Italy. Hơn nữa, nhiều nước EU còn không nhất trí thông qua sáng kiến "Euro 7".

Belarus tuyên bố sẵn sàng khiến 'những cái đầu nóng' ở châu Âu trở nên tỉnh táo Belarus tuyên bố sẵn sàng khiến 'những cái đầu nóng' ở châu Âu trở nên tỉnh táo

Ngày 21/5, Trợ lý Leonid Kasinsky của Bộ trưởng Quốc phòng Belarus tuyên bố, nước này sẵn sàng khiến “những cái đầu nóng” ở châu ...

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Đầu tàu châu Âu loay hoay trong 'tình tay ba' giữa đồng minh và đối tác

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Đầu tàu châu Âu loay hoay trong 'tình tay ba' giữa đồng minh và đối tác

Mỹ đã thành công trong việc thuyết phục người châu Âu, mà đầu tàu là Đức, "thể hiện lập trường cứng rắn hơn với Trung ...

Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại châu Âu

Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại châu Âu

Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu vừa được tổ chức theo sáng kiến của Hội phụ nữ Việt Nam tại Hungary, với ...

Cận cảnh xe điện Volvo EX30 vừa ra mắt tại Thái Lan, phạm vi hoạt động tối đa 480 km

Cận cảnh xe điện Volvo EX30 vừa ra mắt tại Thái Lan, phạm vi hoạt động tối đa 480 km

Hãng xe Thụy Điển vừa cho ra mắt thị trường Thái Lan mẫu xe điện cỡ nhỏ Volvo EX30, với phạm vi hoạt động tối ...

Diễn đàn doanh nghiệp Việt kiều châu Âu lần thứ 12: Hoạt động thường niên lớn nhất của cộng đồng các doanh nhân Việt Nam tại châu Âu

Diễn đàn doanh nghiệp Việt kiều châu Âu lần thứ 12: Hoạt động thường niên lớn nhất của cộng đồng các doanh nhân Việt Nam tại châu Âu

Diễn đàn đã tập trung thảo luận 2 chủ đề chính là chuyển đổi hoạt động trong thời kỳ công nghệ số và đẩy mạnh ...

(theo CNN, PBS)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thượng đỉnh G20: Những đồng thuận thắp lên hy vọng

Thượng đỉnh G20: Những đồng thuận thắp lên hy vọng

Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil đã khép lại ngày 19/11 với những cam kết dù khiêm tốn nhưng dấy lên hy vọng...
Đội tuyển futsal nữ Thái Lan và Việt Nam vào trận chung kết giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển futsal nữ Thái Lan và Việt Nam vào trận chung kết giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Với lợi thế có quãng nghỉ phục hồi thể lực, đội tuyển futsal nữ Thái Lan tỏ ra rất sung sức trong trận đấu với đội tuyển futsal nữ Việt ...
Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, tuần tra, quản lý vùng biển, tổ chức huấn luyện, diễn tập đúng kế ...
Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Việc Nga mới đây phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi đã khơi dậy phản ứng khác nhau của các nước.
Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Ngày 19/11, Cơ quan ngoại giao của Palestine thông báo chính quyền này đã tham gia Liên minh toàn cầu chống đói nghèo (GAHP).
Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường giữ chức Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường giữ chức Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường, giữ chức Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương.
Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Việc Nga mới đây phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi đã khơi dậy phản ứng khác nhau của các nước.
Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Ngày 19/11, Cơ quan ngoại giao của Palestine thông báo chính quyền này đã tham gia Liên minh toàn cầu chống đói nghèo (GAHP).
Danh tính không xa lạ của tân Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia

Danh tính không xa lạ của tân Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia

Quốc hội Campuchia mới đây phê chuẩn quyết định bổ nhiệm ông Prak Sokhonn làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của quốc gia Đông Nam Á này.
Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, nếu Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự, đất nước của ông sẽ thua trong xung đột.
Tàu khu trục Jeongjo Đại đế: Lá chắn mạnh mẽ mới của Hải quân Hàn Quốc

Tàu khu trục Jeongjo Đại đế: Lá chắn mạnh mẽ mới của Hải quân Hàn Quốc

Ngày 20/11, Hải quân Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp nhận một tàu khu trục mới nặng 8.200 tấn được trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa tiên tiến vào tuần tới.
Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ và Australia sẽ tăng cường hợp tác trong các hành động về khí hậu và triển khai các giải pháp thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động