Làng Tranh ngày ấy...

Về làng tranh Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh vào những ngày cuối năm, chỉ còn lác đác vài gia đình cố theo đuổi nghề truyền thống. Làng tranh không sống được bằng tranh, nên từ lâu người dân làng đã chuyển sang nghề làm vàng mã để có công việc ổn định, để thoát được đói nghèo…
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Một thời vang bóng

 

Gặp chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Sam, một trong số ít nghệ nhân đang bám trụ với nghề tranh truyền thống tâm sự: "Bây giờ có nhiều loại tranh ảnh nên cái thú chơi tranh Đông hồ trong những ngày tết không còn phổ biến như xưa nữa. Chỉ còn lại một bộ phận nhỏ chủ yếu là du khách muốn lưu giữ tình yêu cho dòng tranh này. Vì thế một vài gia đình trong làng chỉ mang đồ nghề ra làm mỗi khi có đơn đặt hàng".

 

Tranh Đông Hồ được in trên tờ giấy điệp. Giấy điệp cũng là một kỳ công được người nghệ nhân kết hợp từ giấy gió trộn với bộ vỏ sò, hến quết lên những gam mầu óng ánh. Theo ông Sam, hoạ sĩ dân gian xưa tô màu tranh bằng chất liệu hoàn toàn lấy trong tự nhiên. Lá tre đốt ủ kỹ làm màu đen, lá tràm cho màu xanh, rỉ đồng màu lam, nhựa thông cho màu hổ phách, quả dành dành cho màu vàng, vỏ trứng giã nhỏ trộn hồ cho màu trắng... chất liệu tự nhiên ấy đã làm nên màu sắc kỳ diệu quý giá của tranh Đông Hồ.

 

Dòng tranh Đông Hồ qua bao đời đã sản sinh ra hàng trăm tác phẩm nổi tiếng. Trong đó phải kể tới bức tranh Hứng dừa vừa trữ tình vừa hài hước; bức tranh Thầy đồ là hình ảnh của nền giáo dục xưa và bức tranh Đánh ghen là tiếng cười phê phán chế độ đa thê... nhưng nổi tiếng nhất phải kể tới tranh gà, tranh lợn với những chiếc khoáy âm dương trên mình các chú lợn... đầy trừu tượng. Theo các nghệ nhân, đây cũng là thể loại tranh công phu và mất nhiều thời gian nhất.

 

Thời xưa, cứ vào tháng Chạp là tháng làm tranh tết. Khắp các chợ vùng quê, đâu đâu cũng có người Đông Hồ đi bán tranh. Những người đi chợ tết ngoài cành đào, cành quất, cây bồng, mâm ngũ quả ra hầu như không bao giờ quên mua một vài bức tranh Đông Hồ về treo trong nhà với niềm tin sẽ đem lại nhiều may mắn, no đủ, sung túc trong năm mới...

 

Nhà nhà làm hàng mã

 

Xã hội phát triển, cùng với công nghệ in ấn ngày càng tinh xảo đã kéo theo nhiều loại tranh ảnh ra đời làm cho dòng tranh cổ truyền đang dần dần bị mai một. Từ một làng nghề nổi tiếng một thời, giờ người Đông Hồ đã chuyển sang làm hàng mã. Theo ông Sam cho biết, việc chuyển từ nghề làm tranh sang làm hàng mã là do trước đây trong công đoạn làm tranh có nhiều khâu giống làm hàng mã như làm giấy, nhuộm giấy, phơi giấy.

 

Tục đốt vàng mã vào những ngày lễ, ngày càng trở thành "một phần tất yếu" của người dân đã khiến cho nghề làm hàng mã ở Đông Hồ nhanh chóng phát triển. Sức hấp dẫn của nghề mới đã khiến cho hơn 400 hộ dân trong làng Đông Hồ bỏ nghề truyền thống chuyển sang làm hàng mã phục vụ theo xu thế của thị trường.

 

Khi chúng tôi tới nhà ông Sùng, xóm Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành đúng lúc cả nhà đang quết phẩm màu. Cháu Thuỷ đang học lớp 3 cũng tranh thủ nửa buổi nghỉ giúp mẹ quết phẩm màu. Cháu Thanh mới học lớp 4 mà đã biết dán tiền vàng và các loại xe máy, ôtô. Khắp các gian nhà trên, bếp dưới đâu đâu cũng thấy chất đầy các đồ hàng mã. Từ mũ, nón, ngựa, xe đến vàng, tiền địa phủ... đến cả đôla chồng chất lên nhau.

 

Chị Bùi Thị Luyện, ở cùng làng cho biết: "Tất  cả những đồ đóng trong giấy bóng là đã xong, chiều nay chủ buôn sẽ đến lấy. Ngày xưa làm cái nghề này chỉ đủ rau cỏ thôi, vài năm gần đây, khách hàng ở khắp mọi miền cứ ùn ùn kéo về, ngay cả những nhà buôn ở phố Hàng Mã, Hà Nội cũng tìm đến đặt hàng. Nhờ vậy mà người làm nghề đã có bát ăn bát để. Có nhiều nhà phải thuê thêm nhân công trong những ngày lễ tết để kịp hàng trả cho khách". 

 

Theo các chủ hộ ở Đông Hồ, công việc làm hàng mã cũng  rất phức tạp và nhiều công đoạn khác nhau, đòi hỏi người thợ cũng phải tỉ mỉ, khéo léo chẳng khác gì làm tranh Đông Hồ ngày xưa. Từ công đoạn đan nan tre thành khung hình các con vật như ngựa, gà, lợn, chó đến các đồ dùng phức tạp hơn như xe máy, ôtô, nhà lầu, áo mũ quan, thậm chí cả “ô sin”... sau đó mới quết phẩm mầu lên giấy, phơi khô và cắt dán lên khung tre. Có những công đoạn như đan khung và cắt dán giấy đòi hỏi tay nghề của người thợ phải khéo léo, có mắt thẩm mỹ và nghệ thuật mới làm được. Nhưng cũng có nhiều công đoạn mà ngay cả người già và trẻ nhỏ đều có thể tham gia làm được như công đoạn quết phẩm mầu hay phơi giấy.

 

Chính vì đặc trưng của nghề sản xuất hàng mã mà giá bán cũng tuỳ  vào từng sản phẩm, từng khách hàng. Một chiếc ôtô dài khoảng 60 cm bán lẻ là 70.000 đến 100.000 đồng, còn biệt thự 3 tầng có giá từ 150.000 đến 300.000 đồng. Khi hỏi về giá của các sản phẩm trên, nhiều chủ hộ cho biết họ làm ra giao cho chủ buôn chỉ được một nửa giá trên.

 

Truyền thống hay lãng phí?

 

Một thực tế cho thấy, việc đốt vàng mã đã trở thành thói quen lâu đời của người Việt. Với quan niệm của nhiều người "dương sao, âm vậy",  nên cứ lễ tết, ngày rằm, mồng một đều phải "hoá vàng" cho những người ở thế giới bên kia để cho họ cũng có một cuộc sống đầy đủ như trên trần thế. Gia đình chị Thư ở  làng Hồ, huyện Thuận Thành cho biết vào những ngày lễ, Tết nhận được đơn đặt hàng của các nhà buôn, thường là những khách quen nên khó mà từ chối được. Họ đặt làm nhà lầu, xe hơi, ôsin, các vật dụng sinh hoạt trong gia đình và cả những cô gái ăn mặc sexy mà người ta gọi đó là "cave" giống như trên trần gian. Phải chăng đó là những cách nghĩ thực dụng của những người trần gian dành cho những người cõi âm?

 

Vào những ngày cuối năm đến phủ Tây Hồ, Hà Nội, hay đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, mới thấy người ta đốt vàng mã khủng khiếp thế nào. Lửa khói bốc lên cuồn cuộn và đống tro cao hơn cả đầu người. Không thống kê cụ thể nhưng chi phí cho việc đốt vàng mã mỗi năm trên khắp mọi miền có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng. Thiết nghĩ việc thắp hương cúng giỗ tổ tiên là một nét văn hoá của người Việt Nam nhưng nếu quá lạm dụng dẫn đến lãng phí, dùng tiền thật đi mua tiền giả để đốt "hoá vàng" như hiện nay thì thật đáng phê phán...

 

Thanh Xuân

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 13/11/2024, Lịch vạn niên ngày 13 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 13/11/2024, Lịch vạn niên ngày 13 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 13/11. Lịch âm 13/11/2024? Âm lịch hôm nay 13/11. Lịch vạn niên 13/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 13/11/2024: Tuổi Tuất công danh bình ổn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 13/11/2024: Tuổi Tuất công danh bình ổn

Xem tử vi 13/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 13/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 13/11/2024: Bạch Dương vận trình công việc tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 13/11/2024: Bạch Dương vận trình công việc tốt

Tử vi hôm nay 13/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile

Sáng 12/11 giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường rời tại thủ đô Santiago, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile từ 9-11/11.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Ngày 12/11, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Trần Tố Nga, kiều bào ...
Phát biểu chính sách tại Đại học Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 5 định hướng phát triển hợp tác song phương

Phát biểu chính sách tại Đại học Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 5 định hướng phát triển hợp tác song phương

Sáng 12/11 giờ địa phương, tại thủ đô Santiago, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến Đại học Chile để trao đổi với các giảng viên, sinh viên tại đây.
Sắp diễn ra Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Sắp diễn ra Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Trong 1 tuần, Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 sẽ diễn ra nhiều hoạt động đa dạng và đặc sắc.
Check-in ‘mỏ vàng đen’ ở đảo ngọc Phú Quốc

Check-in ‘mỏ vàng đen’ ở đảo ngọc Phú Quốc

Sở dĩ Phú Quốc mang danh 'thiên đương hồ tiêu' bởi đây là vựa tiêu lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Tiêu được ví như 'vàng đen' của huyện đảo...
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước

Tính riêng tháng 10, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2023.
Dịch vụ du lịch xa xỉ ở Nam Cực

Dịch vụ du lịch xa xỉ ở Nam Cực

Du khách đến Nam Cực được ở trong các phòng hạng sang trên các con tàu lớn, dịch vụ ăn uống cao cấp, có cả spa.
Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Mỗi ngày chỉ có 20.000 người được tham quan Pompeii ở Italy, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã.
Trào lưu du lịch thời kỳ thấp điểm của ‘nhóm tóc bạc’ ở Trung Quốc

Trào lưu du lịch thời kỳ thấp điểm của ‘nhóm tóc bạc’ ở Trung Quốc

Những người cao tuổi ở Trung Quốc thường lựa chọn mùa Đông và các ngày làm việc trong tuần, vốn được xem là thời gian “thấp điểm”, để đi du lịch.
HANIFF 2024: Điện ảnh Iran gây ấn tượng, nghệ sĩ Việt Nam nhận giải Diễn viên trẻ triển vọng

HANIFF 2024: Điện ảnh Iran gây ấn tượng, nghệ sĩ Việt Nam nhận giải Diễn viên trẻ triển vọng

Giành được ba giải thưởng quan trọng, điện ảnh Iran bội thu tại Lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội 2024 diễn ra tại tối qua (11/11).
Tranh 'Vỏ Tương lai' được chọn làm quà tặng HANIFF

Tranh 'Vỏ Tương lai' được chọn làm quà tặng HANIFF

Bức tranh 'Vỏ Tương lai' với thông điệp về môi trường của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức vinh dự được lựa chọn làm quà tặng cho các khách mời tham dự Liên hoan phim.
Điểm hẹn văn hoá mới của người yêu sách ở cố đô Huế

Điểm hẹn văn hoá mới của người yêu sách ở cố đô Huế

Chào đón Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Nhà xuất bản Kim Đồng vừa khai trương nhà sách đầu tiên ở TP. Huế tại địa chỉ 16 Phan Bội Châu.
Ra mắt cây đàn Bösendorfer 280VC danh giá tại Việt Nam

Ra mắt cây đàn Bösendorfer 280VC danh giá tại Việt Nam

Chương trình hòa nhạc 'From Brightness to Greatness' sẽ ra mắt cây đàn Bösendorfer 280VC danh giá tại Việt Nam - biểu tượng của chất lượng và sự tinh xảo.
Điện ảnh Việt Nam khai thác tiềm năng đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học

Điện ảnh Việt Nam khai thác tiềm năng đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học

Nhiều vấn đề đã thảo luận tại Hội thảo 'Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học' diễn ra ngày 9/11 tại Hà Nội.
Tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

AI không còn là công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị, thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu...
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...
Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Giải Golf di sản lần thứ nhất - Ninh Bình năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/11-1/12.
Quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm 'Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận – Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh' từ ngày 7-11/11.
Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Với bề dày lịch sử khoảng 5.000 năm, Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Sở Du lịch Ninh Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An.
Phiên bản di động