Nhỏ Bình thường Lớn

Lãnh đạo Serbia nhận định tình hình tại biên giới với Kosovo, Croatia và Albania nói gì?

Trả lời phỏng vấn CNN (Mỹ) ngày 2/10, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic khẳng định, việc nước này gia nhập Liên minh châu Âu (EU) là ưu tiên hàng đầu của ông.
(10.03) Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đánh giá về tình hình ở biên giới với Serbia và Kosovo. (Nguồn: CNN)
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đánh giá về tình hình ở biên giới Serbia-Kosovo. (Nguồn: CNN)

Ngoài ra, đề cập tình hình tại Serbia-Kosovo, ông Vucic lưu ý, Serbia là đối tác đối thoại mang tính xây dựng và đã nhượng bộ, trong khi phía bên kia “từng bước thanh lọc sắc tộc”. Nhà lãnh đạo này nói thêm rằng, việc đạt được hòa bình là vì lợi ích của Serbia và toàn bộ khu vực.

Ông khẳng định, Belgrade không muốn chơi bất kỳ “trò chơi” nào và cam kết đàm phán, lưu ý rằng mình sẵn sàng thảo luận mọi vấn đề và liên hệ với các đối tác, kể cả “những người bạn châu Âu và Mỹ”.

Tổng thống Vucic kết luận: “Chúng tôi luôn rất sẵn sàng đàm phán. Chúng tôi rất mang tính xây dựng và sẽ vẫn như vậy. Nhưng có một điều mà mọi người ở EU đã nhận ra, đó là Pristina chưa sẵn sàng thành lập một cộng đồng gồm các cộng đồng người Serbia… Đây là trở ngại lớn nhất”.

Tin liên quan
Bước tiến mới trong quan hệ UAE-Serbia Bước tiến mới trong quan hệ UAE-Serbia

Cùng ngày, Tham mưu trưởng quân đội Serbia, Tướng Milan Mojsilovic cho biết, quân số Serbia được triển khai gần biên giới với Kosovo đã trở lại mức bình thường.

Theo Tướng Mojsilovic, chế độ hoạt động của quân đội Serbia “được giao nhiệm vụ bảo đảm tuyến hành chính” với Kosovo, được gọi là “khu vực an toàn trên bộ” - một dải đất có chiều rộng 5 km dọc theo biên giới với Kosovo, đã trở lại bình thường. Quân số ở đây đã giảm từ 8.350 xuống 4.500 binh sĩ, một tuần sau vụ đụng độ gây thương vong tại Bắc Kosovo.

Khẳng định Serbia chưa chính thức nâng mức độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội quy mô 22.500 quân, ông Mojsilovic đồng thời bác bỏ tuyên bố của Pristina cho rằng Serbia cung cấp tài chính và hỗ trợ hậu cần cho "nhóm khủng bố" chống lại cảnh sát Kosovo.

Tham mưu trưởng quân đội Serbia cho biết, Milan Radoicic, một chính trị gia người dân tộc Serbia ở Kosovo đã thừa nhận tham gia vào các vụ giao tranh ở Banjska, là người chưa từng tham gia huấn luyện trong quân đội.

Trước đó 3 ngày, Washington đã kêu gọi Belgrade “rút lại việc triển khai một lượng lớn binh sĩ” khỏi khu vực, trong khi Pristina hôm 30/9 cũng thúc giục Serbia giảm quân số dọc biên giới.

Chính quyền Mỹ khẳng định đang theo dõi việc triển khai quân của Serbia, đồng thời mô tả động thái này của Belgrade “gây mất ổn định”.

Lãnh đạo Serbia thông tin về việc gia nhập EU, Croatia và Albania nói gì?
Căng thẳng Serbia-Kosovo gia tăng sau vụ đụng độ tại nhà thờ Banjska gần biên giới hai bên - Ảnh: Lực lượng an ninh Kosovo tuần tra gần khu vực đụng độ hồi cuối tháng 9. (Nguồn: Reuters)

Trong một tin liên quan, phát biểu tại thủ đô Zagreb khi tiếp người đồng cấp Albania Edi Rama, Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic nhấn mạnh, một cuộc điều tra sẽ xác định chính xác chuyện gì đã xảy ra hôm 24/9 khi một cảnh sát Kosovo và ba người Serbia thiệt mạng, đồng thời tin chắc rằng “các biện pháp sẽ được áp dụng”.

Trước đó, lực lượng an ninh Kosovo đã thu giữ một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự sau các cuộc đấu súng với nhóm có vũ trang người Serbia tại Kosovo không rõ danh tính. Cùng với đó, phó thủ lĩnh người Serbia tại Kosovo Milan Radoicic đã nhận trách nhiệm về vụ việc Kosovo coi là “hành động khủng bố".

Nhà ngoại giao hàng đầu của Kosovo, bà Donika Gervalla-Schwarz kêu gọi cộng đồng quốc tế áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Serbia và đe dọa đóng băng các cuộc đàm phán gia nhập EU, trừ khi Belgrade giao nộp những người liên quan đến vụ việc ở Banjska. Đồng thời, quan chức này cảnh báo rằng, một cuộc chiến mới có thể nổ ra nếu các hành động của Belgrade được dung túng.

Thủ tướng Plenkovic nhấn mạnh, vụ việc trên “không thể không có câu trả lời”, đồng thời cho biết Belgrade đã quyết định tuyên bố để tang một ngày dành cho những người thiệt mạng trong vụ việc.

Theo ông Plenkovic, đại diện đặc biệt của EU sẽ đề xuất các biện pháp một khi việc điều tra được hoàn tất.

Về phần mình, Thủ tướng Rama cho rằng, EU nên áp dụng các biện pháp để giải quyết tình trạng bạo lực do “các lực lượng bán quân sự người Serbia ở Bắc Kosovo” gây ra và việc Belgrade tôn vinh những người này.

Theo ông, hành động gây hấn của các lực lượng cũng đáng lo ngại như phản ứng của Belgrade.

Tổng thống Serbia nói 'phương Tây không thể giúp Ukraine đánh bại Nga', chỉ có đàm phán mới là giải pháp

Tổng thống Serbia nói 'phương Tây không thể giúp Ukraine đánh bại Nga', chỉ có đàm phán mới là giải pháp

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic tuyên bố mọi nỗ lực của phương Tây nhằm giúp Ukraine chiến thắng trước Nga trên chiến trường đều vô ...

Serbia ‘chốt đơn khủng’ với 20.000 UAV Shahed-136 từ Iran

Serbia ‘chốt đơn khủng’ với 20.000 UAV Shahed-136 từ Iran

Ngày 18/8, theo thông tin đăng tải trên trang Telegram quân sự của Nga, Serbia đã đặt mua 20.000 máy bay không người lái (UAV) ...

Tình hình Kosovo: Serbia hành động cứng rắn, Mỹ-Nga đồng loạt quan ngại

Tình hình Kosovo: Serbia hành động cứng rắn, Mỹ-Nga đồng loạt quan ngại

Ngày 25/9, báo Blic (Serbia) cho biết, quân đội nước này đã bắt đầu điều xe bọc thép tới tỉnh Raska, miền Tây Nam Serbia ...

Ngoại trưởng Đan Mạch: Tương lai của Serbia thuộc về Liên minh châu Âu

Ngoại trưởng Đan Mạch: Tương lai của Serbia thuộc về Liên minh châu Âu

Ngày 28/9, Ngoại trưởng Serbia Ivica Dacic tổ chức hội đàm với người đồng cấp Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen ở Belgrade.

Căng thẳng Serbia-Kosovo: Belgrade ‘một mực’ phủ nhận cáo buộc ở biên giới, vì sao NATO điều động 600 binh sĩ tới khu vực?

Căng thẳng Serbia-Kosovo: Belgrade ‘một mực’ phủ nhận cáo buộc ở biên giới, vì sao NATO điều động 600 binh sĩ tới khu vực?

Ngày 1/10, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ và một số nước khác về việc tăng cường quân đội ...

(theo CNN, Reuters, TTXVN)