Lao động nhập cư ở Đông Âu và câu chuyện ai cần ai hơn

Giang Hằng
Bất chấp những quy định chống nhập cư, lượng người từ các nước đổ về Ba Lan và Hungary vẫn tiếp tục gia tăng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các quốc gia phía Đông châu Âu đã xây dựng hàng rào để ngăn dòng người di cư tràn vào. Tuy vậy, giờ đây chính các nước này cũng nhận ra rằng nền kinh tế của họ phụ thuộc vào nguồn lao động nước ngoài. (Nguồn: AP)
Các quốc gia phía Đông châu Âu đã xây dựng hàng rào để ngăn dòng người di cư tràn vào. Tuy vậy, giờ đây chính các nước này cũng nhận ra rằng nền kinh tế của họ phụ thuộc vào nguồn lao động nước ngoài. (Nguồn: AP)

"Ba năm trước tôi sẽ không thể nào hình dung được có một ngày bản thân sẽ ở Warsaw ngồi uống bia Ba Lan", chia sẻ từ anh Shourya Singh, một nhân viên quản trị rủi ro đến từ Varanasi miền Đông Bắc Ấn Độ. Anh hiện đang làm việc cho Ernst & Young (EY), một công ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp tại thủ đô Ba Lan.

Shourya tiết lộ rằng, anh từng được một công ty nhân sự quốc tế tuyển dụng thông qua LinkedIn và làm việc theo hợp đồng tại ngân hàng Hà Lan ING, trước khi anh gia nhập EY.

Câu chuyện của Shourya không phải là hiếm gặp.

Shourya Singh nói rằng anh làm quen với nhiều bạn Ấn Độ ở Ba Lan hơn là ở chính quê nhà. (Nguồn: Privat)
Shourya Singh nói rằng anh làm quen với nhiều bạn Ấn Độ ở Ba Lan hơn là ở chính quê nhà. (Nguồn: Privat)

Abraham Ingo, khoảng 20 tuổi đến từ Namibia, hiện đang làm chuyên viên phát triển mô hình quản lý rủi ro tín dụng cho một ngân hàng lớn ở Warsaw. Abraham chia sẻ, việc đến Ba Lan đã mở ra cho anh một thế giới mới.

Abraham cho biết: "Những trải nghiệm của tôi khi làm việc tại đây thực sự rất tuyệt vời. Công ty của tôi có văn hoá làm việc rất tốt, nguồn nhân lực đa dạng và quản lý hiệu quả. Cuộc sống ở Ba Lan giúp tôi phát triển và tạo nền tảng để tôi có thể cống hiến cho quê nhà Namibia lâu dài".

Trung Âu và Đông Âu đổi mình

Ba Lan cùng những quốc gia Trung và Đông Âu (CEE) đã có những thay đổi ngoạn mục. Trong vòng 19 năm kể từ khi gia nhập EU, nhiều quốc gia phát triển với tốc độ chóng mặt, từ vị thế thị trường đang phát triển sang thị trường phát triển.

Điều này dĩ nhiên mang đến cho nền kinh tế châu Âu sự đầu tư nghiêm túc, nhưng đồng thời cũng tạo ra một số thách thức như dân số già, thiếu hụt lao động, tiền lương tăng nhanh và nhu cầu lao động nhập cư cũng tăng lên.

Trong đó, công nghiệp, y tế, giao thông vận tải và công nghệ thông tin là những ngành kinh tế bị thiếu hụt lao động trầm trọng nhất.

Vấn đề nhân khẩu nói lên nhiều điều

Sự thiếu hụt lao động ở châu Âu là hệ quả của những thay đổi về nhân khẩu, chủ yếu là từ già hoá dân số và di cư, đi cùng với tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy.

Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều gặp phải hiện tượng suy giảm dân số trong vòng 15 năm trở lại đây. Theo dữ liệu từ Dịch vụ Việc làm châu Âu (EURES) - một mạng lưới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lao động di chuyển tự do ở EU, các quốc gia CEE cũng trải qua hiện tượng này từ năm 2010 đến năm 2021.

Các doanh nghiệp phương Tây ở Đông Âu ngày càng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thợ lành nghề.
Các doanh nghiệp phương Tây ở Đông Âu ngày càng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thợ lành nghề.

Di cư và tỷ lệ sinh thấp được dự đoán sẽ khiến dân số trong độ tuổi lao động (20-64 tuổi) ở các nước CEE giảm khoảng 30% vào năm 2050.

Tỷ lệ phụ thuộc - tỷ lệ giữa số người không ở độ tuổi lao động và số người trong độ tuổi lao động - cũng đã tăng lên trong vòng 1 thập kỷ qua. Theo văn phòng an sinh xã hội ZUS của Ba Lan, để tỷ lệ phụ thuộc giảm, số lượng người nước ngoài trong độ tuổi lao động sẽ phải tăng hàng năm từ 200.000 đến 400.000 người, tính riêng chỉ ở Ba Lan.

Chuyển đổi kinh tế xanh định hình lại thị trường lao động

Ngoài các vấn đề nhân khẩu, "bối cảnh các nền kinh tế đang trải chuyển đổi xanh và chuyển đổi số cũng nên được đưa vào xem xét", theo chia sẻ từ ông Nadia Kurtieva, chuyên gia tại Liên đoàn Lewiatan của Ba Lan.

Ông Kurtieva bổ sung: "Hai xu hướng song song này đều tái định hình thị trường lao động bằng cách tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới, từ đó ảnh hưởng đến những kĩ năng và chuyên môn mà các tổ chức yêu cầu, tuy nhiên sẽ có thiếu hụt đáng kể nguồn nhân lực có đủ kĩ năng đáp ứng nhu cầu".

Một số quốc gia CEE cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng tại thị trường nội địa do tình trạng di cư của một số ngành nghề vốn đã thiếu hụt.

Theo Ngân hàng Thế giới, Slovenia có lượng di cư thuần cao nhất trong các quốc gia CEE, đạt 4.568 người vào năm 2021. Di cư thuần là một tỷ lệ hàng năm tính cả nhập cư và di cư. Romania có mức thấp nhất với 12.724 người.

Tình hình đã thay đổi sau xung đột Nga-Ukraine, điều này đã gây ra những hậu quả đáng kể đối với nguồn cung lao động trong khu vực. Hiện tại, Ba Lan có số lượng người tị nạn từ Ukraine cao nhất, ước tính khoảng 1 triệu người.

Làn sóng lao động nước ngoài

Năm 2021, chính phủ Romania đã thông qua chính sách tăng số lượng thị thực có thể cấp cho người lao động nước ngoài cho năm 2022 lên 100.000. Người nước ngoài chỉ chiếm 1,1% số người lao động ở nước này.

Chính phủ Romania năm nay cho biết họ sẵn sàng tiếp nhận 100.000 công nhân ngoài EU. Sau Bulgaria, Romania đã mở cửa cho những công nhân lành nghề của Bangladesh, với các công việc trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Có hơn 4,7 triệu người đang làm việc tại Hungary và theo Cục Thống kê Trung ương Hungary (KSH), trong đó có 85.000 người là người nước ngoài.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Marton Nagy, thị trường lao động trong nước sẽ sớm cần thêm 500.000 lao động. Hungary đã mở rộng danh sách các quốc gia ngoài EU được quyền tuyển dụng lao động, mặc dù sẽ thắt chặt các điều khoản mà họ có thể ở lại định cư. Chính phủ cho biết, hiện tại có ít nhất 3.000 vị trí làm việc đang chờ sẵn cho những người lao động có tay nghề cao của Philippines ở Hungary.

Điều này cũng diễn ra tương tự ở Ba Lan. Chia sẻ với tờ The Freeman của Philippines, ông Tomasz Danel, làm công tác lãnh sự tại Đại sứ quán Ba Lan ở Manila cho biết, Ba Lan hiện đang thiếu công nhân xây dựng, thợ hàn, tài xế và nhiều ngành nghề kỹ năng thấp khác. “Ba Lan ngày càng trở nên nổi tiếng đối với người Philippines như một điểm đến để làm việc và con số này đang tăng lên hàng năm”. Danel nói.

Theo nghiên cứu do Viện Kinh tế Ba Lan và BGK (một ngân hàng phát triển của Ba Lan) thực hiện, cứ bốn trên mười công ty ở Ba Lan đều sử dụng người nước ngoài không phải là công dân EU.

Lao động nhập cư ở Đông Âu và câu chuyện ai cần ai hơn
Lao động di cư ở Đông Âu và câu chuyện ai cần ai hơn.

Một ví dụ thực tế phản ánh hiện tượng trên là sự xuất hiện của những thị trấn “container”, một dự án cung cấp nhà ở cho các lao động nước ngoài, chủ yếu đến từ châu Á, tại một cơ sở hóa dầu lớn đang được công ty năng lượng Orlen gần tỉnh Plock miền Trung Ba Lan xây dựng. Dự kiến có khoảng 6.000 công nhân ngoại quốc đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Pakistan và Hàn Quốc sinh sống và làm việc ở đây. Các hoạt động vui chơi giải trí cũng được đưa vào dự án, trong đó bao gồm việc xây dựng một sân cricket.

Theo dữ liệu chính thức của chính phủ Cộng hoà Czech, tính đến tháng 12/2022, ước tính đã có gần 1 triệu lao động nước ngoài làm việc tại đây, chiếm 15% lực lượng lao động trưởng thành. Chưa đến một nửa trong số đó đến từ các nước châu Âu khác.

Ông Jan Rafaj, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Czech cho biết, các công ty ở Czech mất từ 30.000 đến 50.000 công nhân mỗi năm do đến tuổi nghỉ hưu. “Thị trường lao động trong nước sẽ không thể giải quyết được vấn đề này nếu không có người nước ngoài”, ông Jan Rafaj nói.

Hội nhập vẫn còn là một vấn đề ở hầu hết các nước Trung và Đông Âu. Tuy nhiên, điều đó không làm phiền Shouya. “Tôi không thấy có nhiều khó khăn trong nghề nghiệp, ngoại trừ ngôn ngữ. Nhưng tất nhiên, Google Dịch sẽ giúp ích".

Tăng cường sự tiếp cận của người di cư vùng biên giới đối với dịch vụ chẩn đoán và điều trị lao

Tăng cường sự tiếp cận của người di cư vùng biên giới đối với dịch vụ chẩn đoán và điều trị lao

Dự án Kiểm soát bệnh Lao khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2 đã được khởi động nhằm cải thiện khả ...

AI nỗi lo mất việc của nhiều người lao động Mỹ

AI nỗi lo mất việc của nhiều người lao động Mỹ

AI đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nơi làm việc, nó mang đến nhiều lợi ích cho cả tổ chức lẫn nhân ...

Đối thoại Mỹ-Trung Quốc đóng băng, rủi ro không trừ một ai

Đối thoại Mỹ-Trung Quốc đóng băng, rủi ro không trừ một ai

Việc Mỹ và Trung Quốc gần đây không thể thu xếp được một cuộc đối thoại cấp cao hiệu quả nào đã làm dấy lên ...

Tăng cường thông tin và dịch vụ - giải pháp cho hơn 7 triệu lao động di cư trong ASEAN

Tăng cường thông tin và dịch vụ - giải pháp cho hơn 7 triệu lao động di cư trong ASEAN

Các quan chức ASEAN, EU đã nhóm họp bàn về các giải pháp hợp tác nhằm bảo vệ lao động di cư ở Đông Nam ...

(theo DW)

Xem nhiều

Đọc thêm

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Việc ông Trump có ý định sử dụng các vũ khí thương mại, có thể đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao ...
Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Tắt định vị trên iPhone giúp bảo vệ quyền riêng tư. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tắt định vị giúp bạn kiểm soát việc chia sẻ vị trí ...
Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

TikTok đang trở thành kênh bán hàng trực tuyến được ưa chuộng. Dưới đây là các bước hướng dẫn nhanh để giúp bạn mở TikTok Shop bán hàng online hiệu ...
Hội thảo 'Hội chứng chuyển hóa - giải pháp chăm sóc sức khỏe từ dược liệu Việt'

Hội thảo 'Hội chứng chuyển hóa - giải pháp chăm sóc sức khỏe từ dược liệu Việt'

Ngày 20/11, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Y dược Cổ truyền kết hợp cùng Công ty Omy Pharma tổ chức thành công buổi hội thảo trực tuyến về chủ đề ...
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động