Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 có quy mô lớn nhất lịch sử

Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 bắt đầu lúc 0 giờ 30 phút ngày 27/7 theo giờ Việt Nam. Đây là sự kiện được cả thế giới chờ đợi và lễ khai mạc có quy mô lớn nhất lịch sử, theo lời khẳng định của Ban tổ chức Olympic Paris 2024.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khai mạc Olympic Paris 2024: Không diễn ra trong sân vận động, các vận động viên xuất hiện trên thuyền
Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 độc đáo trên sông Seine. (Nguồn: Olympic Games Paris 2024)

Hội tụ lịch sử, văn hóa và thể thao

Olympic Paris 2024 đang đếm ngược đến thời điểm khai mạc, dù một số nội dung đã sớm thi đấu từ ngày 24/7 và cả thế giới hướng sự chú ý về thủ đô mang tính biểu tượng của Pháp.

Tin liên quan
VĐV nào trẻ nhất và nhiều tuổi nhất tại Olympic Paris 2024? VĐV nào trẻ nhất và nhiều tuổi nhất tại Olympic Paris 2024?

Theo những gì Ban tổ chức Thế vận hội mùa Hè lần thứ 33 giới thiệu, ở Paris là sự hội tụ của lịch sử, văn hóa và thể thao trong một cảnh tượng chưa từng có.

Thành phố được mệnh danh là kinh đô ánh sáng chào đón một trong những sự kiện quốc tế được mong đợi nhất trong thập kỷ thứ 3 của thế kỷ XXI.

Từ bờ sông Seine đến các đại lộ lớn, Paris thay đổi để chào đón hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Ở đó, trong thời gian từ ngày 26/7-11/8, Ban tổ chức tự tin về lễ kỷ niệm thể thao đa dạng và đoàn kết, với 206 đoàn thể thao tham gia sự kiện, bao gồm Việt Nam.

Với trọng tâm là khả năng tiếp cận và hòa nhập, Paris thiết lập các tiêu chuẩn mới để tổ chức đại hội thể thao lớn nhất thế giới.

Mục tiêu chính của Olympic Paris 2024 là tính bền vững và phát triển, đúng như khẩu hiệu "Ouvrons grand les Jeux" (Thế vận hội mở rộng).

Từ Paris đến Paris

Paris được công nhận là thành phố phát minh ra Thế vận hội mùa Hè hiện đại như ngày nay, từng có 2 lần đăng cai trong quá khứ.

Lần đầu tiên Paris tổ chức Olympic mùa Hè là năm 1900, với 26 quốc gia tranh tài và kéo dài trong 5 tháng. Ngày ấy, không có lễ khai mạc hay bế mạc.

Olympic trở lại kinh đô ánh sáng sau đó 24 năm. Điều này giúp Paris trở thành thành phố đầu tiên hai lần đăng cai Thế vận hội.

Tại Paris 1924, với kỷ lục 3.089 VĐV tham dự (nhưng chỉ có 135 phụ nữ), các cuộc tranh tài kéo dài trong 3 tuần.

Đó cũng là cột mốc của trang sử được duy trì như truyền thống cho đến ngày nay, lần đầu tiên lễ bế mạc thực hiện nghi thức kéo 3 lá cờ, gồm Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), chủ nhà và nước tiếp theo đăng cai (Hà Lan là chủ nhà sự kiện 1928).

Olympic 1924 đi vào lịch sử thể thao thế giới với những khoảnh khắc bất tử, từ khía cạnh chuyên môn, tổ chức cho đến những giai thoại và các bộ phim tài liệu.

Sau đúng một thế kỷ, Thế vận hội trở lại Paris. Dự án Olympic được khởi động vào năm mang tính biểu tượng 2015, thời điểm xảy ra các cuộc tấn công của người Hồi giáo nhằm vào tuần báo châm biếm Charlie Hebdo, hộp đêm Bataclan, một số khu vực phía Đông Paris và Stade de France.

Lễ khai mạc lịch sử

Khác biệt truyền thống, Paris 2024 chuẩn bị cho lễ khai mạc chắc chắn sẽ đi vào lịch sử như một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của các sự kiện Olympic.

Lần đầu tiên trong lịch sử Thế vận hội mùa Hè, lễ khai mạc không diễn ra trong SVĐ. Thay vào đó, Paris 2024 biến cảnh quan đô thị thành một sân vận động lớn, với sông Seine là sân khấu chính.

Cuộc diễu hành của 10.714 VĐV - một nửa là nữ, bước tiến của bình đẳng giới - đi dọc sông Seine, mời gọi thế giới chứng kiến ​​Thế vận hội dưới một góc nhìn hoàn toàn mới.

Mỗi đoàn đại biểu quốc gia hiện diện trên những chiếc thuyền được trang bị camera để theo dõi hành trình của các VĐV qua trung tâm Paris.

Từ Đông sang Tây, các VĐV diễu hành qua các địa điểm lịch sử và biểu tượng của thành phố như Parc Urbain la Concorde, Esplanade des Invalides, Grand Palais, cây cầu Lena.

Cuộc diễu hành trải qua quãng đường 6 km trước khi kết thúc tại Trocadero - nơi đặt ngọn đuốc Olympic.

Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 dự kiến sẽ là lễ khai mạc lớn nhất từng được tổ chức trong lịch sử Thế vận hội.

Sáng tạo và cách mạng hóa Thế vận hội, Paris 2024 sẵn sàng cho kỳ đại hội thể thao "chưa từng có" trong lịch sử.

Những điều cần biết về lễ khai mạc Olympic Paris 2024:

- Sự kiện bắt đầu từ 0h30 ngày 27/7, theo giờ Hà Nội (19h30 giờ địa phương). Buổi lễ chính diễn ra lúc 1h00.

- Cảnh tượng ngoạn mục dọc theo sông Seine dự kiến ​​sẽ thu hút khoảng 1,5 tỷ người xem trực tiếp.

- Gần 600.000 người xem trực tiếp lễ khai mạc tại sông Seine. Ban tổ chức phát ra 222.000 vé miễn phí tại các khán đài vừa được dựng. Ngoài ra, một số khu vực đặc biệt cần phải mua vé.

- 160 chiếc thuyền được sử dụng cho sự kiện khai mạc, phục vụ việc chở VĐV và các hoạt động liên quan.

- Có 80 màn hình khổng lồ được gắn xung quanh Paris để tăng thêm trải nghiệm cho khán giả.

- Đạo diễn sân khấu Thomas Jolly tuyên bố sẽ mang đến chương trình đa dạng và chấn động gồm 3.000 nghệ sĩ, đại diện cho các nền văn hóa của quốc gia mình bằng cách kết hợp các tác phẩm opera và rap.

- Biên đạo múa Maud Le Pladec chỉ đạo gần 400 vũ công biểu diễn trên mỗi cây cầu dọc theo sông Seine.

Lịch thi đấu môn bóng đá nữ Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu môn bóng đá nữ Olympic Paris 2024

Cập nhật lịch thi đấu môn bóng đá nữ tại Olympic Paris 2024 nhanh, đầy đủ và chính xác.

Lady Gaga và Celine Dion song ca tại lễ khai mạc Olympic Paris 2024

Lady Gaga và Celine Dion song ca tại lễ khai mạc Olympic Paris 2024

Ca sĩ Lady Gaga và Celine Dion sẽ biểu diễn ca khúc kinh điển La Vie en Rose tại lễ khai mạc Olympic Paris 2024 ...

Olympic Paris 2024: VĐV môn lướt sóng lưu trú trên du thuyền cao cấp

Olympic Paris 2024: VĐV môn lướt sóng lưu trú trên du thuyền cao cấp

Các VĐV môn lướt sóng tham dự Olympic Paris 2024 được ở trên một du thuyền cao cấp tại đảo Tahiti thay vì tập trung ...

Nữ cung thủ Hàn Quốc Lim Sihyeon xác lập kỷ lục Olympic và thế giới mới

Nữ cung thủ Hàn Quốc Lim Sihyeon xác lập kỷ lục Olympic và thế giới mới

Với số điểm 694 tại vòng loại bắn cung đơn nữ Olympic Paris 2024 hôm 25/7, VĐV Hàn Quốc Lim Sihyeon xác lập kỷ lục ...

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Man City vs AC Milan, Numancia vs Atletico, ...

(theo Vietnamnet)

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/12/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/12/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 28/12. Lịch âm 28/12/2024? Âm lịch hôm nay 28/12. Lịch vạn niên 28/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/12/2024: Tuổi Mão tiền bạc như ý

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/12/2024: Tuổi Mão tiền bạc như ý

Xem tử vi 28/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 28/12/2024: Bảo Bình công việc may mắn

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 28/12/2024: Bảo Bình công việc may mắn

Tử vi hôm nay 28/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Hòa đàm Nga-Ukraine: Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin 'có thể chấp nhận được', xung đột quân sự sắp kết thúc?

Hòa đàm Nga-Ukraine: Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin 'có thể chấp nhận được', xung đột quân sự sắp kết thúc?

Hòa đàm Nga-Ukraine: Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin 'không phản đối', xung đột quân sự sắp kết thúc?
BRICS: Nga 'mở rộng cửa đón người cùng chí hướng’, 4 quốc gia khác tiếp tục chờ, Trung Quốc lên tiếng về cơ chế mở rộng mới

BRICS: Nga 'mở rộng cửa đón người cùng chí hướng’, 4 quốc gia khác tiếp tục chờ, Trung Quốc lên tiếng về cơ chế mở rộng mới

BRICS: Nga 'mở rộng cửa đón người cùng chí hướng’, 4 quốc gia khác tiếp tục chờ, Trung Quốc lên tiếng về cơ chế mở rộng mới.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng làm việc tại Campuchia, thăm hỏi cộng đồng người gốc Việt

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng làm việc tại Campuchia, thăm hỏi cộng đồng người gốc Việt

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đã có chuyến thăm làm việc tại thủ đô Phnom Penh, ...
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Phiên bản di động