Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng: Các nước đánh giá cao công tác chuẩn bị của Việt Nam

Chu An
Việt Nam phối hợp với Văn phòng Liên hợp quốc về Phòng chống ma túy và tội phạm (UNODC) đồng tổ chức Tọa đàm “Hướng tới Hà Nội: Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng” với các nước khu vực châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng: Các nước đánh giá cao công tác chuẩn bị của Việt Nam
Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng chủ trì cuộc Tọa đàm.

Ngày 26/3, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Vienna (Áo), diễn ra Tọa đàm giới thiệu Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng, dự kiến tổ chức tại Hà Nội vào năm 2025.

Cuộc Tọa đàm được tổ chức dành riêng cho các đại biểu khu vực châu Âu song vẫn thu hút sự quan tâm và tham dự đông đảo của đại biểu từ các quốc gia khu vực địa lý khác và một số tổ chức quốc tế tại Vienna.

Tại cuộc Tọa đàm, đoàn liên ngành của Việt Nam gồm Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế tại Vienna, Cộng hòa Áo cùng đại diện các Bộ Công an và Ngoại giao đã cập nhật về tình hình chuẩn bị tổ chức Lễ ký Công ước tại Hà Nội trong năm 2025.

Theo đó, Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ với UNODC và các đối tác quốc tế để đảm bảo Lễ ký Công ước tại Hà Nội được tổ chức trang trọng, toàn diện và có tính lan tỏa. Việt Nam mong muốn sự kiện này không chỉ đơn thuần là thủ tục pháp lý mà còn là nền tảng thúc đẩy đối thoại, chia sẻ các thực tiễn tốt nhất và tăng cường quan hệ đối tác giữa các chính phủ, tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân.

Việt Nam cam kết bảo đảm sự kiện sẽ trở thành diễn đàn có ý nghĩa để thúc đẩy việc thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và củng cố hợp tác toàn cầu trong phòng chống tội phạm mạng.

Trong nhiều thập kỷ qua, châu Âu luôn đi đầu trong các nỗ lực xây dựng khuôn khổ pháp lý để chống tội phạm mạng. Công ước Budapest được Hội đồng châu Âu thông qua vào năm 2001 đã đặt nền tảng cho tư duy toàn cầu về vấn đề này. Đây là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên hình sự hóa các hành vi phạm tội trên mạng và tăng cường hợp tác quốc tế.

Mặc dù châu Âu có năng lực pháp lý và kỹ thuật mạnh mẽ song tính chất ngày một tinh vi của tội phạm mạng đang ngày càng ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng quan trọng, hệ thống chính phủ và cuộc sống của người dân trên khắp châu Âu và toàn thế giới, đặt ra nhu cầu cấp bách về các khuôn khổ toàn diện, phổ quát và bổ sung cho các khuôn khổ hiện hành.

Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng mới được thông qua đã đáp ứng nhu cầu đó khi cung cấp một nền tảng toàn diện cho sự hợp tác, hài hòa hóa thủ tục và chia sẻ bằng chứng điện tử, tất cả đều nằm dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc.

Việt Nam tin tưởng Công ước mới không cạnh tranh mà bổ sung cho các văn bản hiện có, bao gồm Công ước Budapest. Công ước mới mở rộng phạm vi hợp tác quốc tế và phản ánh mối quan tâm chung trong việc đảm bảo không gian mạng an toàn, bảo mật và tuân thủ luật lệ.

Đoàn Việt Nam cảm ơn tất cả các nước đã ủng hộ lựa chọn Hà Nội làm địa điểm mở ký Công ước tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 12/2024, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UNODC, Văn phòng pháp lý Liên hợp quốc (OLA) và các nước thành viên trong việc thúc đẩy Công ước Hà Nội sớm có hiệu lực và được thực thi hiệu quả trong thời gian tới.

Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng: Các nước đánh giá cao công tác chuẩn bị của Việt Nam
Đoàn Việt Nam và đại diện UNODC, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại sự kiện.

Đại diện của UNODC và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Liên hợp quốc ở Vienna bày tỏ đồng tình với phát biểu của đoàn Việt Nam và khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành, hợp tác với Việt Nam.

Đại diện nhiều nước khu vực châu Âu và một số nhóm khu vực khác đánh giá cao việc Việt Nam đã và đang tích cực chuẩn bị cho Lễ ký Công ước, khẳng định sẽ nỗ lực thúc đẩy hoàn tất các thủ tục nội bộ để kịp tham gia Lễ ký Công ước tại Hà Nội và sớm phê chuẩn Công ước, đồng thời cam kết ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký tại Hà Nội trong năm 2025.

Bên cạnh đó, cuộc Tọa đàm tăng cường nhận thức về tính chất phức tạp của tội phạm mạng và đề cao nỗ lực của UNODC phối hợp cùng các tổ chức quốc tế khác như Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL) để hỗ trợ các quốc gia thành viên Liên hợp quốc trong nỗ lực phòng chống tội phạm mạng, bao gồm thông qua đối tác và hợp tác quốc tế.

Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng: Các nước đánh giá cao công tác chuẩn bị của Việt Nam
Quang cảnh sự kiện.

Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng được Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua ngày 24/12/2024.

Công ước gồm 9 Chương, 71 điều khoản, trong đó có nhiều nội dung quan trọng như: xác định các hành vi được coi là tội phạm mạng, từ truy cập bất hợp pháp, can thiệp hệ thống đến lạm dụng trẻ em trực tuyến, rửa tiền có được từ các hoạt động phạm tội; xác định thẩm quyền và các biện pháp điều tra, cho phép các nước có thể thu thập chứng cứ và truy tố hiệu quả các vụ án liên quan đến tội phạm mạng; các biện pháp thủ tục và thực thi pháp luật; hợp tác quốc tế trong điều tra, truy tố các đối tượng phạm tội mạng; các biện pháp phòng ngừa, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức về an ninh mạng; hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin…

Việc thông qua Công ước là kết quả nỗ lực chung của tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, trong đó Việt Nam đã tham gia tích cực trong tiến trình này. Lần đầu tiên, một điều ước quốc tế đa phương mang tầm vóc toàn cầu trong một lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu như an ninh mạng và quản trị số sẽ được ký kết tại Việt Nam.

Theo thông lệ, văn kiện này được gọi tắt là Công ước Hà Nội, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về sự tham gia và đóng góp tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong việc xây dựng Công ước nói riêng và ứng phó các thách thức toàn cầu của Liên hợp quốc nói chung.

Việt Nam đề cao hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm trong kỷ nguyên số

Việt Nam đề cao hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm trong kỷ nguyên số

Việt Nam kêu gọi tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế để phòng chống hữu hiệu các loại hình tội phạm xuyên quốc gia, ...

Việt Nam phối hợp chặt chẽ với UNODC chuẩn bị cho Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng tại Hà Nội

Việt Nam phối hợp chặt chẽ với UNODC chuẩn bị cho Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng tại Hà Nội

Việt Nam luôn coi phòng chống tội phạm mạng là một trong những ưu tiên trong chính sách an ninh quốc gia và đã tham ...

Các nước cam kết ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng tại Hà Nội

Các nước cam kết ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng tại Hà Nội

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, việc Liên hợp quốc thông qua Công ước về tội phạm mạng có ý nghĩa đặc biệt quan ...

Lễ ký Công ước Hà Nội: Bước phát triển mới của Việt Nam trong đối ngoại đa phương

Lễ ký Công ước Hà Nội: Bước phát triển mới của Việt Nam trong đối ngoại đa phương

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp Tọa ...

Liên hợp quốc đánh giá cao vai trò và đóng góp thực chất của Việt Nam tại nhiều diễn đàn pháp lý quốc tế

Liên hợp quốc đánh giá cao vai trò và đóng góp thực chất của Việt Nam tại nhiều diễn đàn pháp lý quốc tế

Ngày 26/3, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Hoàng Giang đã có buổi làm việc với bà ...

(theo ĐSQ Việt Nam tại Áo)

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/6/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 6 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/6/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 6 năm 2025

Lịch âm 20/6. Lịch âm hôm nay 20/6/2025? Âm lịch hôm nay 20/6. Lịch vạn niên 20/6/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/6/2025: Tuổi Tỵ tài chính cần minh bạch

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/6/2025: Tuổi Tỵ tài chính cần minh bạch

Xem tử vi 20/6 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/6/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tăng cường tiếng nói của nữ giới trong điều hành báo chí

Tăng cường tiếng nói của nữ giới trong điều hành báo chí

Qua 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, bóng dáng những người phụ nữ làm báo luôn hiện diện âm thầm, bền bỉ, nhưng chưa thực sự được chú ...
Công tác đối ngoại đảng tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên các mặt, đạt nhiều kết quả nổi bật

Công tác đối ngoại đảng tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên các mặt, đạt nhiều kết quả nổi bật

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cường chủ trì cuộc giao ban công tác đối ngoại đảng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự phiên khai mạc Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg lần thứ 28

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự phiên khai mạc Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg lần thứ 28

Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định, để vượt qua các thách thức toàn cầu nhằm phát triển bền vững các nước cần phát huy các giá trị chung.
Đại tướng Phan Văn Giang: Sẽ mời một số nước bạn tham gia diễu binh 2/9

Đại tướng Phan Văn Giang: Sẽ mời một số nước bạn tham gia diễu binh 2/9

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng thông tin trong buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Tăng cường tiếng nói của nữ giới trong điều hành báo chí

Tăng cường tiếng nói của nữ giới trong điều hành báo chí

Qua 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, bóng dáng những người phụ nữ làm báo luôn hiện diện âm thầm, bền bỉ, nhưng chưa thực sự được chú ý đúng mức.
Phát huy quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Tây Nguyên

Phát huy quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Tây Nguyên

Đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo là một trong những mục tiêu quan trọng mà Việt Nam đang nỗ lực thực hiện và gặt hái nhiều thành quả tích cực.
Dệt sắc thổ cẩm Tây Nguyên giữa nhịp sống mới

Dệt sắc thổ cẩm Tây Nguyên giữa nhịp sống mới

Tại một góc bản làng của tỉnh Lâm Đồng, còn đó một cô gái H’Mông âm thầm may vá, thêu thùa, níu giữ những nét văn hóa thổ cẩm truyền thống.
Thế giới ảo, ‘vết xước’ thật

Thế giới ảo, ‘vết xước’ thật

Không chỉ là công cụ kết nối, mạng xã hội đang ngày càng xâm lấn đời sống tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên.
Bài 2: Hình ảnh đẹp của Công an nhân dân Việt Nam - Cứu người dân nước bạn như cứu người thân của mình

Bài 2: Hình ảnh đẹp của Công an nhân dân Việt Nam - Cứu người dân nước bạn như cứu người thân của mình

​​​​​​​Với tinh thần quốc tế trong sáng, truyền thống tương thân, tương ái, Bộ Công an cử các đoàn công tác cứu hộ cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ và Myanmar.
Hành trình 10 năm người đi tìm nụ cười tỏa sáng của bệnh nhân ung thư

Hành trình 10 năm người đi tìm nụ cười tỏa sáng của bệnh nhân ung thư

10 năm lưu giữ nụ cười, ông Đặng Hữu Hùng, nhiếp ảnh gia tự do đã ghi lại những khoảnh khắc qua những hình ảnh nụ cười rạng rỡ, lạc quan của bệnh nhân tại ...
Bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại công nghệ số

Bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại công nghệ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia vào quan hệ xã hội trên không gian mạng là hết sức cấp thiết.
Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em gái

Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em gái

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao tỷ lệ tiếp cận giáo dục cơ bản cho trẻ em, đồng thời thu hẹp khoảng cách giới...
Bảo đảm quyền con người, quyền công dân thông qua bảo vệ dữ liệu cá nhân

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân thông qua bảo vệ dữ liệu cá nhân

Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng, dữ liệu cá nhân cần được sử dụng hiệu quả, hợp lý, phù hợp với nguyên tắc bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Ngoại giao tôn giáo: Sức mạnh mềm trong hội nhập quốc tế

Ngoại giao tôn giáo: Sức mạnh mềm trong hội nhập quốc tế

Tôn giáo là kênh đối ngoại hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế quốc gia và củng cố sức mạnh mềm của Việt Nam trên trường quốc tế.
Khơi dậy nguồn lực phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Khơi dậy nguồn lực phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Nhà nước triển khai nhiều chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, bảo đảm đời sống cho người dân.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 là dịp để cộng đồng quốc tế hiểu về thực tiễn đời sống tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Chiến dịch xuyên quốc gia triệt phá đường dây tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em, 20 đối tượng sa lưới

Chiến dịch xuyên quốc gia triệt phá đường dây tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em, 20 đối tượng sa lưới

Chiến dịch do cảnh sát Tây Ban Nha dẫn đầu, nhằm vào các đối tượng tàng trữ và phát tán tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em.
Europol phát động chiến dịch truy tìm manh mối chống lạm dụng tình dục trẻ em

Europol phát động chiến dịch truy tìm manh mối chống lạm dụng tình dục trẻ em

Cơ quan Cảnh sát hình sự châu Âu (Europol) triển khai chiến dịch quy mô lớn, huy động sự tham gia của cộng đồng, giúp phá giải vụ án lạm dụng tình dục trẻ em.
55 bộ phim tham gia Liên hoan phim quốc tế dành cho phụ nữ Aswan

55 bộ phim tham gia Liên hoan phim quốc tế dành cho phụ nữ Aswan

Liên hoan phim quốc tế dành cho phụ nữ Aswan (AIWFF) lần thứ 9 đã khai mạc tại thành phố bên bờ sông Nile của Ai Cập tối 2/5.
Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

77% trong số hơn 550 người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ và trẻ em.
Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sáu thành viên tham gia chuyến bay trên tàu vũ trụ New Shepard (NS-31) của Blue Origin, đưa NS-31 trở thành phi hành đoàn vũ trụ toàn nữ đầu tiên từ năm 1963.
Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Chính phủ Trung Quốc khởi động chương trình liên ngành nhằm đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm... cho những phụ nữ thuộc nhóm bị bỏ lại ở nông thôn.
Phiên bản di động