Lệnh cấm vận dầu Nga của phương Tây đang ‘đuối sức’?

Minh Quân
The Economist (Anh) cho rằng, các đợt cấm vận mới của phương Tây đối với dầu mỏ Nga, có hiệu lực từ ngày 5/2, sẽ không thể gây áp lực với Moscow.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Áp giá trần dầu Nga: Moscow đã có sẵn 'đường lui', thà bán dầu lỗ chứ quyết không nhượng bộ phương Tây?. (Nguồn: Reuters)
Các lệnh trừng phạt của phương Tây về dầu mỏ đối với Nga không còn hiệu quả. (Nguồn: Reuters)

Tháng 12/2022, phương Tây tung ra gói trừng phạt trong lĩnh vực năng lượng chưa từng có với một quốc gia nhằm triệt tiêu nguồn thu từ dầu mỏ của Moscow. Chúng bao gồm cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga; ngăn các công ty châu Âu làm trung gian thúc đẩy các thương vụ mua bán dầu Nga, trừ khi hợp đồng mua bán dầu được thực hiện với giá dưới 60 USD/thùng, con số do các nước phương Tây áp đặt.

Sau hơn 2 tháng áp dụng, không ít người cho rằng, mức giá trần này này đã đạt thành công đáng kể. Bên cạnh đó, đợt trừng phạt mới của châu Âu đối với dầu Diesel và các chế phẩm từ dầu mỏ khác chính thức có hiệu lực từ ngày 5/2.

Tuy nhiên, báo cáo của The Economist lại cho thấy, trên thực tế, các đợt trừng phạt đã qua và nhiều khả năng cả đợt trừng phạt mới đã, sẽ không mang lại nhiều tác dụng như tưởng tượng.

Tại sao lại có câu chuyện này?

Khi chiêu cũ là chưa đủ…

Cụ thể, chính sách cấm-và-áp giá tháng 12/2022 đã không ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng dầu thô bán ra của Nga. Trên thực tế, trong lúc các doanh nghiệp châu Âu đang loay hoay để tìm cách đáp ứng mức giá trần mới, các tuyến tàu chở dầu đã nhộn nhịp trở lại - với điểm đến là Trung Quốc và Ấn Độ thay vì châu Âu.

Thống kê cho thấy, trong 4 tuần đầu tiên của năm 2023 (tính đến ngày 29/1) xuất khẩu dầu thô của Nga, không bao gồm dầu cpc (một loại dầu pha của Kazakhstan được vận chuyển từ Nga), đạt 3,7 triệu thùng/ngày. Đây là con số cao nhất kể từ tháng 6/2022 và nhiều hơn bất kỳ một tháng nào trong năm 2021.

Những người ủng hộ áp giá trần sẽ cho rằng, đây là bằng chứng cho sự thành công của chính sách này: Bảo đảm nguồn dầu từ Nga tiếp tục lưu thông để ổn định thị trường, nhưng hạn chế giá thành để siết chặt nguồn lợi nhuận chảy về túi Moscow. Họ nhận định, giá trần này sẽ giúp người mua có ưu thế hơn trong thương lượng, trong khi quãng đường vận chuyển dài hơn đồng nghĩa chi phí bến bãi, container và nhiên liệu tăng, buộc Nga sẽ phải bồi thường cho các khách hàng.

Đồng thời, một số khác cũng nhấn mạnh tới sự khác biệt về giá giữa dầu Brent và dầu Ural được các cơ quan phương Tây thống kê. Sự chênh lệch này đã manh nha xuất hiện sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát và hiện đã đạt mức 32 USD/thùng. Như vậy, hiện dầu Nga đang được giao dịch ở mức giá giảm tới 38%.

Ngày 10/1, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, người đã đề xuất áp giá trần dầu Nga, cho rằng, chính sách này đang đạt được nhiều bước tiến tích cực.

Biểu đồ của The Economist cho thấy Ấn Độ và Trung Quốc đang thay thế châu Âu trở thành khách hàng mua dầu lớn của Nga. (Nguồn: The Economist)
Biểu đồ của The Economist cho thấy Ấn Độ và Trung Quốc đang thay thế châu Âu trở thành khách hàng mua dầu lớn của Nga. (Nguồn: The Economist)

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, các cơ quan này chưa thay đổi phương thức theo dõi giá cả thị trường, trong bối cảnh dầu Nga không còn được giao dịch ở các kênh công khai mà họ có thể nắm bắt. Giới lọc dầu và các nhà giao dịch ở châu Âu từng chia sẻ thông tin về biến động giá cả, song thị trường Ấn Độ thì không.

Đồng thời, các cơ quan này cũng chỉ dựa vào những chỉ dấu công khai để ước lượng chi phí vận chuyển giữa các cảng phía Tây của Nga và kho chứa châu Âu, song chi phí vận chuyển dầu từ Nga sang châu Á lại thường không được tiết lộ.

Do đó, mức giá giảm được các quan chức phương Tây thống kê là không chính xác và thường bị thổi phòng lên. Trong khi đó, dữ liệu hải quan từ Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy, hai nước này đã chi nhiều tiền hơn cho dầu Ural trong mùa Đông hơn bình thường.

Công cuộc nắm bắt giá cả thực sự cũng khó khăn hơn khi tất cả các bên đều có lợi nếu chứng minh rằng mình đã giao dịch dầu ở giá thấp. Doanh nghiệp dầu thô Nga có xu hướng hạ thấp các hóa đơn về, trong khi các nhà lọc dầu Ấn Độ muốn tối đa hóa lợi nhuận trong giao dịch với nhà phân phối.

Đặc biệt, các “cỗ máy xuất khẩu” của Nga đã giảm sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng tài chính, vận chuyển của phương Tây, qua đó thoát khỏi phạm vi trừng phạt.

Các giao dịch ngầm sử dụng hệ thống song song ngày một nở rộ. Trước tháng 12/2022, hơn một nửa giao dịch dầu thô từ cảng phía Tây của Nga được triển khai thông qua một doanh nghiệp vận tải hoặc tài chính châu Âu. Tuy nhiên, con số này hiện chỉ còn ở mức 36%.

Trước tháng 12/2022, hơn một nửa giao dịch dầu thô từ cảng phía Tây của Nga được triển khai thông qua một doanh nghiệp vận tải hoặc tài chính châu Âu. Tuy nhiên, con số này hiện chỉ còn ở mức 36%.

…liệu sách mới có khác?

Liệu các đợt trừng phạt mới nhắm vào dầu tinh chế sẽ khiến Nga tổn hại hơn? Thoạt nhìn, chúng được coi là có thể tác động đáng kể tới xuất khẩu dầu Diesel và một số chế phẩm khác trong ngắn hạn.

Theo đó, từ ngày 5/2/2023, châu Âu dừng việc mua các sản phẩm này, đồng thời buộc các doanh nghiệp vận chuyển và bảo hiểm cho những mặt hàng nêu trên phải tuân thủ quy định về giá trần.

Nga sẽ không dễ tìm những khách hàng mới để bù đắp cho sự thiếu hụt do châu Âu để lại: Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có nhà máy lọc dầu của riêng mình, trong khi thay thế các tàu chở dầu của châu Âu là công việc không hề đơn giản. Việc hàng loạt chế phẩm từ dầu mỏ, hiện chiếm tới 1/3 thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ của xứ bạch dương, vắng người mua có thể khiến cho giá cả toàn cầu tăng.

Tuy nhiên, qua thời gian, các tác động này sẽ dần phai nhạt. Một khi không thể bán được dầu tinh chế, Nga có thể sẽ tăng xuất khẩu dầu thô, qua đó tiếp tục thúc đẩy các giao dịch ngầm.

Ở chiều ngược lại, không loại trừ khả năng châu Âu sẽ quay sang Trung Quốc và Ấn Độ để tìm kiếm nguồn dầu Diesel, dù chúng được sản xuất từ dầu thô của Nga. Một khi dòng dầu của Moscow chảy ra khỏi tầm kiểm soát của phương Tây, các biện pháp cấm vận sẽ ngày một ít tác dụng.

Giới phân tích nhận định, các lệnh trừng phạt sẽ không thể thay thế cho viện trợ tài chính và quân sự dành cho Ukraine. Cấm vận dầu Nga sẽ không thể thay đổi cục diện xung đột hiện nay.

Venezuela 'để mắt' đến cách phương Tây trừng phạt Nga, Ba Lan muốn 'ra tay' mạnh hơn với trần giá dầu

Venezuela 'để mắt' đến cách phương Tây trừng phạt Nga, Ba Lan muốn 'ra tay' mạnh hơn với trần giá dầu

Ngày 1/2, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Tareck Zaidan El Aissami Maddah cảnh báo, các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt đối ...

Nga có thể tận dụng sự chia rẽ trong EU

Nga có thể tận dụng sự chia rẽ trong EU

Nga đang quay sang Trung Quốc, Ấn Độ và thậm chí cả Thổ Nhĩ Kỳ để bù đắp cho sự mất mát tương đối của ...

'Đòn' mới nhất sắp giáng vào dầu diesel Nga, thị trường nghiêng ngả, Tổng thống Putin lại có 'át chủ bài'?

'Đòn' mới nhất sắp giáng vào dầu diesel Nga, thị trường nghiêng ngả, Tổng thống Putin lại có 'át chủ bài'?

Giá xăng đang tăng trở lại - tăng hơn 30 xu/gallon trong tháng qua và khoảng 15 xu/gallon chỉ trong hai tuần qua. Lý do ...

EU thống nhất giá trần dầu Nga từ 5/2, thông báo gói trừng phạt mới, tìm thấy nguồn tài trợ 'khủng' tái thiết Ukraine

EU thống nhất giá trần dầu Nga từ 5/2, thông báo gói trừng phạt mới, tìm thấy nguồn tài trợ 'khủng' tái thiết Ukraine

Ngày 3/2, đại diện của Thuỵ Điển - nước chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) cho hay, các quốc gia Liên minh châu Âu ...

Báo Anh nói dầu xuất khẩu của Nga không bị ảnh hưởng nhiều, Mỹ đưa ra hai mốc giá trần

Báo Anh nói dầu xuất khẩu của Nga không bị ảnh hưởng nhiều, Mỹ đưa ra hai mốc giá trần

Trang The Economist (Anh) cho rằng, dầu Nga có thể không bị bán với giá thấp như các số liệu công khai, còn sản lượng ...

(theo The Economist)

Đọc thêm

Triều Tiên có Thủ tướng mới, bầu bổ sung loạt quan chức cấp cao, tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ

Triều Tiên có Thủ tướng mới, bầu bổ sung loạt quan chức cấp cao, tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ

Triều Tiên đưa ra tuyên bố chiến lược đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ vì lợi ích an ninh quốc gia.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/12 và sáng 30/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Việt Nam vs Singapore; Ngoại hạng Anh - Leicester vs Man City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/12 và sáng 30/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Việt Nam vs Singapore; Ngoại hạng Anh - Leicester vs Man City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/12 và sáng 30/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Việt Nam vs Singapore; Ngoại hạng Anh - West Ham vs Liverpool...
Không phải do thỏa thuận khí đốt giữa Nga-Ukraine hết hạn, quốc gia Balkan vẫn bị khóa nguồn cung, đây là lý do

Không phải do thỏa thuận khí đốt giữa Nga-Ukraine hết hạn, quốc gia Balkan vẫn bị khóa nguồn cung, đây là lý do

Tập đoàn Gazprom của Nga thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova từ ngày 1/1/2025 do tranh chấp nợ.
Năm 2025, ngành nông nghiệp hướng đến mục tiêu xuất khẩu 70 tỷ USD

Năm 2025, ngành nông nghiệp hướng đến mục tiêu xuất khẩu 70 tỷ USD

Năm 2025, Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp xuất khẩu 70 tỷ USD để góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất trên 8%.
Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran quan ngại Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ siết chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt Tehran.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2025 Petrovietnam cần bứt phá để trở thành tập đoàn công nghiệp-năng lượng quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2025 Petrovietnam cần bứt phá để trở thành tập đoàn công nghiệp-năng lượng quốc gia

Hội nghị Tổng kết Petrovietnam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Tập đoàn thực hiện cơ cấu lại theo mô hình tập đoàn công nghiệp-năng lượng quốc gia.
Triều Tiên có Thủ tướng mới, bầu bổ sung loạt quan chức cấp cao, tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ

Triều Tiên có Thủ tướng mới, bầu bổ sung loạt quan chức cấp cao, tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ

Triều Tiên đưa ra tuyên bố chiến lược đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ vì lợi ích an ninh quốc gia.
Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran quan ngại Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ siết chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt Tehran.
Nga dùng biện pháp gì để đáp trả gói trừng phạt thứ 15 của EU?

Nga dùng biện pháp gì để đáp trả gói trừng phạt thứ 15 của EU?

Nga đáp trả gói trừng phạt mới của EU bằng cách mở rộng đáng kể danh sách các quan chức và nước thành viên của khối bị cấm nhập cảnh vào Nga.
Vụ rơi máy bay Azerbaijan: Những động thái mới nhất từ các Tổng thống Nga và Ukraine

Vụ rơi máy bay Azerbaijan: Những động thái mới nhất từ các Tổng thống Nga và Ukraine

Tổng thống Nga kêu gọi tiến hành điều tra 'khách quan và minh bạch' vụ tai nạn máy bay của hãng Azerbaijan Airlines tại Kazakhstan.
Thổ Nhĩ Kỳ: Truy kích 10 ngày, bắt giữ 93 người có liên quan đến tổ chức Gulen

Thổ Nhĩ Kỳ: Truy kích 10 ngày, bắt giữ 93 người có liên quan đến tổ chức Gulen

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiến hành một chiến dịch quy mô lớn, bắt giữ 93 đối tượng bị tình nghi có liên quan đến vụ đảo chính bất thành năm 2016.
Nga lập kỷ lục xuất khẩu vũ khí, rút khỏi thỏa thuận hợp tác hạt nhân với châu Âu

Nga lập kỷ lục xuất khẩu vũ khí, rút khỏi thỏa thuận hợp tác hạt nhân với châu Âu

Tổng giám đốc Công ty Rosoboronexport tuyên bố, danh mục đơn hàng của công ty bán vũ khí quốc gia Nga này vào cuối năm 2024 đã đạt mức kỷ lục trên 57 tỷ USD.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Phiên bản di động