Nhỏ Bình thường Lớn

Lệnh phong tỏa toàn bộ đất nước vì Covid-19 khiến kinh tế Italy thiệt hại thế nào?

TGVN. Lệnh phong tỏa toàn bộ đất nước vì dịch Covid-19 dự đoán sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế Italy khi những hạng mục kinh tế quan trọng nhất của nước này buộc phải tạm đóng cửa.    
TIN LIÊN QUAN
lenh phong toa toan bo dat nuoc vi covid 19 khien kinh te italy thiet hai the nao Đại sứ quán Việt Nam tại Italy thông tin tình hình dịch Covid-19 đến 18h ngày 6/3
lenh phong toa toan bo dat nuoc vi covid 19 khien kinh te italy thiet hai the nao Đại sứ quán Việt Nam tại Italy thông tin về tình hình dịch Covid-19
lenh phong toa toan bo dat nuoc vi covid 19 khien kinh te italy thiet hai the nao
Nhiều cửa hàng, nhà hàng, nhà máy sản xuất hàng hóa cao cấp tại Italy đang buộc phải đóng cửa. Hình ảnh một người phục tại một nhà hàng vắng vẻ ở Venice, Italy. (Nguồn: CNN)

Italy đã ban hành lệnh phong tỏa trên phạm vi cả nước đến hết ngày 3/4. Lệnh phong tỏa yêu cầu 60 triệu cư dân tại đất nước này hạn chế di chuyển, cấm các sự kiện công cộng, đóng cửa trường học, rạp chiếu phim, bảo tàng, phòng tập thể dục và giới hạn giờ mở cửa cho các nhà hàng, quán bar và cửa hàng.

Đây được coi là biện pháp mở rộng của lệnh phong tỏa vùng Lombardy ở miền Bắc Italy. Quyết định phong tỏa được Thủ tướng Guiseppe Conte công bố sau khi số ca nhiễm Covid-19 ở Italy tăng 25% lên 9.172 ca vào ngày 9/3 trong khi số ca tử vong tăng từ 366 ca lên tới 463 ca.

Tác động từ lệnh phong tỏa

Giới chuyên gia đánh giá, lệnh phong tỏa toàn bộ đất nước được dự đoán sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế Italy.

Tại Italy, thị trường trong nước đã suy yếu khi người dân nền kinh tế thứ tám thế giới không ra khỏi nhà và chi tiêu ít hơn do lo ngại dịch bệnh.

Jack Allen-Reynold, chuyên gia kinh tế cao cấp của châu Âu tại Capital Economics cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Italy sẽ giảm khoảng 2% trong năm 2020. Cú đánh vào GDP sẽ lớn hơn rất nhiều nếu lệnh phong tỏa toàn bộ đất nước được kéo dài đến cuối tháng 6.

“Kinh tế Italy sẽ thực sự phải đối mặt với tình trạng nghiêm trọng nếu dịch Covid-19 không được kiểm soát và tiếp tục lan rộng sang các quốc gia châu Âu khác. Dịch bệnh sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tới giao dịch thương mại giữa Italy và một số đối tác quan trọng khác tại khu vực châu Âu”, ông Jack Allen-Reynold nhấn mạnh.

Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Goldman Sachs thì nhận thấy, lệnh phong tỏa sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của Italy giảm 1,5 điểm % trong quý I,II/2020, đồng thời hy vọng, nền kinh tế thứ tám thế giới sẽ phục hồi vào hai quý cuối năm.

"Sự bùng phát của virus SARS-CoV-2 có khả năng đẩy nền kinh tế Italy vào suy thoái”, đại diện Goldman Sachs nói.

Ngân hàng Goldman Sachs cho rằng, các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi lệnh phong tỏa bao gồm ngành vận tải, nghệ thuật và giải trí, bán lẻ và khách sạn và nhà hàng - chiếm khoảng 23% GDP của Italy.

Không chỉ thế, theo một số chuyên gia kinh tế, ngành du lịch của Italy, ngành chiếm 6% GDP của đất nước này sẽ đặc biệt khó khăn, vì các điểm đến phổ biến ở Venice và Rome dường như đã bị bỏ hoang. Một doanh nghiệp du lịch Italy cho biết, 200 triệu Euro (260 triệu USD) tiền đặt phòng đã bị hủy trong tháng 3.

Thêm vào đó, lệnh giới hạn giờ mở cửa đối với các quán bar, nhà hàng và cửa hàng cũng sẽ là một đòn giáng mạnh vào hàng trăm doanh nghiệp nhỏ tại nền kinh tế lớn thứ tám thế giới.

Doanh nghiệp tìm cách “vượt bão”

Trước lệnh phong tỏa toàn bộ thành phố vì Covid-19 của Italy, các doanh nghiệp nước này tìm cách để “vượt bão”.

Tập đoàn Fiat Chrysler cho biết, họ đang đang đưa ra những giải pháp cho các doanh nghiệp tại Italy để duy trì hoạt động kinh doanh. “Chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho công nhân làm việc từ xa, hạn chế di chuyển, tạm dừng các hoạt động không cần thiết tại các nhà máy. Hiện tại, các nhà chính của tập đoàn vẫn đang tiếp tục hoạt động theo kế hoạch", đại diện Fiat Chrysler nói.

Chuỗi siêu thị Esselunga thì tiết lộ, doanh nghiệp này đang thực hiện các yêu cầu theo quy định của Chính phủ như các khách hàng phải cách nhau ít nhất 3 mét.

Theo ông Stefano Manzocchi, nhà kinh tế trưởng tại Tổng liên đoàn Công nghiệp Italy Confindustria, những nỗ lực ngăn chặn virus SARS-CoV-2 có khả năng khiến các nhà hàng và ngành du lịch rơi vào khủng hoảng. Lĩnh vực sản xuất cũng có thể bị tổn hại bởi khách du lịch nước ngoài là một phần quan trọng trong hoạt động thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa "Made in Italy".

“Lệnh hạn chế di chuyển và nỗi sợ hãi về dịch Covid-19 sẽ khiến thị trường tiêu dùng bị co hẹp, các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, hàng không nguồn thu bị sụt giảm, tạo ‘cú sốc’ đối với nền kinh tế Italy. Vì vậy, doanh nghiệp hãy chủ động các biện pháp để giảm thiểu tối đa tác động từ dịch bệnh”, ông Manzocchi nói.

lenh phong toa toan bo dat nuoc vi covid 19 khien kinh te italy thiet hai the nao
Quảng trường Campo Dei Fiori tại Roma vắng người qua lại. (Ảnh: Getty Images)

Chính phủ Italy sẽ làm gì?

Chính phủ Italy dự kiến ​​sẽ tiết lộ đưa ra một loạt các biện pháp khẩn cấp để bù đắp cho “cú sốc” kinh tế của đất nước này.

Theo đó, Bộ Kinh tế Italy cho biết, Chính phủ Italy có kế hoạch hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh bằng cách miễn trừ tiền thế chấp mua nhà, một số khoản thanh toán thuế, ngừng khấu trừ các khoản thanh toán và đóng góp từ tiền lương cho các quỹ thuế khác nhau của Italy.

Ngân hàng Trung ương Italy cũng cho rằng, họ đang hợp tác chặt chẽ với Chính phủ để xác định các biện pháp phù hợp nhằm hỗ trợ các công ty bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trước đó, Chính phủ Italy đã lên kế hoạch “bơm” 7,5 tỷ Euro (8,5 tỷ USD) vào nền kinh tế để giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty trong ngành du lịch để chống chọi với dịch bệnh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế cao cấp tại ngân hàng Hà Lan Paolo Pizzoli nhận định, những biện pháp này sẽ chỉ bù đắp một phần cho “cú đánh” vào nền kinh tế và sẽ không đủ sức chống lại “cú đánh” vào ngành du lịch. Phần lớn thiệt hại từ ngành này không thể phục hồi khi các lễ hội, sự kiện công cộng lớn bị hủy bỏ.

Vấn đề lớn của khu vực châu Âu

Biện pháp phong tỏa toàn đất nước của Italy dự kiến sẽ ảnh hưởng trên khắp châu Âu do người dân Italy hạn chế đi du lịch và hoạt động sản xuất có khả năng bị gián đoạn.

Trước đó, các quốc gia tại khu vực này cũng bị thiệt hại bởi dịch bệnh Covid-19. Dịch bệnh hoành hành tại Trung Quốc đã khiến châu Âu bị gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất, các hãng hàng không như British Airways, Air France, Iberian Airways và Lufthansa buộc phải hủy các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc.

Tuần trước, Triển lãm Xe hơi Quốc tế tại Geneva (Thụy Sĩ), một trong những triển lãm hàng đầu thế giới về ngành công nghiệp ô tô đã bị hủy bỏ vì dịch bệnh, tổn thất hàng triệu Euro. Hay nhà cung cấp dữ liệu hàng hải Đan Mạch cũng tiết lộ, ngành công nghiệp vận tải biển đã chứng kiến 151.500 container giữa châu Á và châu Âu bị hủy vận chuyển khi dịch Covid-19 đang "xâm lấn" sang các nước châu Âu.

Khi dịch bệnh đang lan rộng tại Italy, các nhà nghiên cứu tại Barclays cho rằng, khu vực đồng Euro sẽ trải qua một “cuộc suy thoái ngắn nhưng tương đối sâu” trong nửa đầu năm nay.

Theo Ngân hàng Goldman Sachs, phần phía Bắc của Italy-“điểm nóng” của dịch Covid-19 chiếm khoảng 75% hoạt động giao thương với các nước châu Âu khác. Vì vậy, khi nền kinh tế Italy “dính đạn”, nó cũng sẽ là một vấn đề lớn của châu Âu.

lenh phong toa toan bo dat nuoc vi covid 19 khien kinh te italy thiet hai the nao

'Sống chậm' bên trong vùng đỏ dịch Covid-19 ở Italy

TGVN. Italy là điểm nóng của châu Âu khi đã có hơn 1.000 người nhiễm Covid-19. Chính phủ nước này phải cách ly nhiều thị ...

lenh phong toa toan bo dat nuoc vi covid 19 khien kinh te italy thiet hai the nao

Italy - Thiên đường của sự lãng mạn quạnh hiu những ngày dịch Covid-19

TGVN. Những thành phố lãng mạn bậc nhất châu Âu chìm trong tĩnh lặng và hoang vắng, khi Italy bỗng trở thành tâm điểm ngoài ...

lenh phong toa toan bo dat nuoc vi covid 19 khien kinh te italy thiet hai the nao

Thể thao Italy điêu đứng vì dịch Covid-19

TGVN. Trước tình hình các trường hợp xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại Italy đã tăng đột biến, ...

Linh Chi (theo CNN)