Báo cáo của IPC nhận định sau 14 tháng xung đột, Sudan đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng ở mức độ tồi tệ nhất mà cơ quan này từng ghi nhận ở quốc gia Đông Bắc Phi. (Nguồn: We News) |
Theo báo cáo của IPC, con số trên bao gồm 755.000 người đang phải đối mặt với nạn đói, trong khi 8,5 triệu người khác phải hứng chịu tình trạng “khẩn cấp”. Sudan chìm trong xung đột vũ trang kể từ tháng 4/2023, khi giao tranh nổ ra giữa quân đội chính quy do Tướng Abdel Fattah al-Burhan đứng đầu và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RFS) bán quân sự của ông Mohamed Hamdan Dagalo.
Báo cáo của IPC nhận định sau 14 tháng xung đột, Sudan đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng ở mức độ tồi tệ nhất mà cơ quan này từng ghi nhận ở quốc gia Đông Bắc Phi.
Theo IPC, tình hình an ninh lương thực ngày càng xấu đi nhanh chóng và nghiêm trọng hơn so với số liệu trước đó công bố hồi tháng 12/2023, với số người phải đối mặt với “tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính” ở mức độ cao tăng 45%.
IPC cho rằng xung đột không chỉ gây ra tình trạng tản cư hàng loạt và làm gián đoạn các tuyến đường tiếp tế, mà còn cản trở khả năng tiếp cận hỗ trợ nhân đạo thiết yếu, làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo vốn đã nghiêm trọng ở Sudan. Các dịch vụ y tế hoạt động kém hiệu quả, trong khi điều kiện sống của người dân ngày càng tồi tệ với tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng và điều kiện vệ sinh kém.