Phát biểu tại Hội nghị Môi trường LHQ diễn ra ở Nairobi, Kenya, ông Erik Solheim, người đứng đầu Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), cảnh báo sự thiếu hiểu biết và cẩu thả của con người có thể làm sinh sôi những siêu vi trùng cực kỳ độc hại.
Trong những thập niên qua, những nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết giữa việc lạm dụng thuốc kháng sinh và hiện tượng kháng kháng sinh ngày một gia tăng, song vai trò của môi trường và ô nhiễm lại hầu như không được quan tâm. Do đó, ông kêu gọi các quốc gia cần ưu tiên hành động ngay lập tức nếu không sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường.
Điều trị cho các bệnh nhân nhiễm tả tại một bệnh viện ở Sanaa, Yemen. (Nguồn: EPA) |
Trên thế giới, hiện mỗi năm có khoảng 700.000 người tử vong do những thuốc kháng sinh sẵn có bị giảm hiệu quả, không thể tiêu diệt những căn bệnh đã nhờn với thuốc. Có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy những vi khuẩn có trong các thiết bị gia đình, bệnh viện, cơ sở dược phẩm và nông nghiệp được thải trực tiếp ra môi trường, cùng với sự tiếp xúc trực tiếp giữa các cộng đồng vi khuẩn tự nhiên và vi khuẩn kháng kháng sinh, đang kích thích sự xuất hiện của ngày một nhiều siêu vi trùng.
Theo báo cáo, một khi đã được sử dụng, hầu hết thuốc kháng sinh đều tiết ra vi khuẩn kháng kháng sinh và không chuyển hóa. Đây là một vấn đề nghiêm trọng vì trong thế kỷ này khối lượng kháng sinh dùng cho người đã tăng 36% trong khi lượng kháng sinh dùng cho gia súc dự kiến tăng 67% vào năm 2030.
Các bằng chứng cho thấy vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc đang có rất nhiều ở những biển và những vùng nước gần nơi có rác thải của dân cư, nông nghiệp và công nghiệp. Báo cáo của UNEP khuyến cáo giải quyết vấn đề này đồng nghĩa với việc xử lý việc sử dụng và thải các hóa dược kháng sinh ra môi trường.