LHQ kêu gọi bắt đầu xóa bỏ phân biệt chủng tộc, cảnh báo bạo lực với người di cư bị buôn lậu

An Chu
Ngày 28/6, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) Michelle Bachelet đã công bố báo cáo toàn cầu dài 23 trang, trong đó kêu gọi quốc tế hành động hơn nữa để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử, bạo lực và phân biệt chủng tộc có hệ thống với người gốc Phi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
LHQ kêu gọi bắt đầu xóa bỏ phân biệt chủng tộc, cảnh báo bạo lực với người di cư bị buôn lậu. (Nguồn: The Statesment)
Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet kêu gọi quốc tế hành động hơn nữa để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử, bạo lực và phân biệt chủng tộc có hệ thống với người gốc Phi. (Nguồn: The Statesment)

Báo cáo vạch ra chương trình nghị sự 4 điểm nhằm thực hiện những thay đổi mạnh mẽ để đảm bảo công bằng và bình đẳng chủng tộc, đồng thời kêu gọi các quốc gia thực hiện chương trình này.

Trước hết, báo cáo kêu gọi các nước cần hành động ngay lập tức để chấm dứt tình trạng được mô tả là vi phạm mang tính hệ thống các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị. Theo đó, các quốc gia cần nhìn nhận thực tế khi đề cập đến tình trạng phân biệt chủng tộc.

Báo cáo của LHQ cho rằng, cần xử lý nghiêm các nhân viên thực thi pháp luật vi phạm, xây dựng lòng tin và tăng cường giám sát.

Bên cạnh đó, giới chức các nước cần đảm bảo lắng nghe tiếng nói và tâm tư của người da màu và các nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc. Điều này cần bao gồm việc đảm bảo sự đại diện cho người da màu ở mọi cấp trong các tổ chức nhà nước, bao gồm các cơ quan thực thi pháp luật, tư pháp hình sự và hoạch định chính sách.

Cuối cùng, các quốc gia cần đối mặt với di sản của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong quá khứ, bao gồm thông qua trách nhiệm giải trình và khắc phục hậu quả.

Các quốc gia ở châu Âu và châu Mỹ phải "loại bỏ các cấu trúc và hệ thống được thiết kế và định hình dựa trên chế độ nô dịch, chủ nghĩa thực dân" và phân biệt đối xử.

Bà Bachelet nêu rõ: "Tôi kêu gọi tất cả các nước ngừng phủ nhận và bắt đầu loại bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc; chấm dứt việc miễn trừng phạt và xây dựng lòng tin; lắng nghe tiếng nói của những người gốc Phi; đối mặt với những di sản trong quá khứ và khắc phục hậu quả".

Cùng ngày, Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) cũng công bố báo cáo cho biết, những người di cư bị buôn lậu qua biên giới thường phải chịu cac hành vi bạo lực, tra tấn, hãm hiếp và bắt cóc, dù đang quá cảnh hay bị giam giữ, nhưng các nhà chức trách có rất ít hành động để đối phó với loại tội phạm này.

Báo cáo của UNODC tập trung nghiên cứu các tuyến đường quá cảnh ở Tây và Bắc Phi, Biển Địa Trung Hải và Trung Mỹ; xem xét các hình thức bạo lực khác nhau đối với cả nam và nữ giới, đồng thời trình bày các yếu tố và động cơ đằng sau hành vi lạm dụng được thực hiện trong các hoạt động buôn lậu.

Bà Morgane Nicot, người điều phối xây dựng báo cáo nhấn mạnh: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, những kẻ buôn lậu hoặc những thủ phạm khác sử dụng bạo lực như một hình thức trừng phạt, đe dọa hoặc ép buộc và nhiều trường hợp được sử dụng mà không có lý do rõ ràng”.

UNODC nhận thấy, nam giới di cư chủ yếu bị cưỡng bức lao động và bạo lực về thể xác, trong khi phụ nữ bị bạo lực tình dục nhiều hơn, dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và phá thai. Tất cả giới tính nam hay nữ đều có thể bị đối xử vô nhân đạo và hèn hạ.

TIN LIÊN QUAN
Liên hợp quốc kêu gọi 'đặt dấu chấm hết' cho nạn phân biệt chủng tộc
Canada lần đầu tiên có Thẩm phán Tối cao là người da màu
Thủ tướng Anh tuyên bố không có chỗ cho tư tưởng bài Do Thái
Tổng thống Nam Phi cảnh báo nạn phân biệt chủng tộc trong phân phối vaccine ngừa Covid-19
Chống phân biệt đối xử: Số lượng các tội ác thù hận nhằm vào người gốc Á tại Mỹ tăng gấp đôi trong một năm
(theo UN)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, làm chủ các công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất ...
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, hai bên đã nhất trí ra Tuyên bố chung.
Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả lĩnh ...
Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Công tác bảo đảm quyền của người dân khi thiên tai, thảm họa xảy ra luôn được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng, tài sản của người dân...
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động