Nhỏ Bình thường Lớn

Libya: Ai Cập và Hy Lạp không thừa nhận thỏa thuận quốc tế do GNU ký kết

Quan hệ Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ có thể ngày càng căng thẳng sau khi Ai Cập và Hy Lạp phủ nhận quyền ký kết các biên bản ghi nhớ (MoU) và thỏa thuận quốc tế của chính phủ thống nhất quốc gia Libya (GNU).
(10.04) Quan hệ Hy Lap - Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở nên căng thẳng nếu các thỏa thuận của GNU không được công nhận. (Nguồn: EPA)
Quan hệ Hy Lap-Thổ Nhĩ Kỳ có thể ngày càng căng thẳng vì tranh chấp biên giới trên biển nếu các thỏa thuận của GNU không được công nhận. Trong ảnh: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis và trong bữa ăn trưa làm việc tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 13/5/2022. (Nguồn: EPA)

Trong một cuộc điện đàm ngày 4/10, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry và người đồng cấp Hy Lạp Nikos Dendias đã thảo luận về mối quan hệ song phương và tình hình Libya.

Hai bên nhất trí tiếp tục tham vấn về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm trong khuôn khổ phối hợp chung giữa hai nước. Đồng thời, quan chức Ai Cập và Hy Lạp đã phủ nhận quyền ký kết các MoU và thỏa thuận quốc tế của GNU.

Các phát biểu trên được đưa ra khi GNU đã ký kết một số thỏa thuận kinh tế với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ở Tripoli.

Tuy nhiên, Athens coi đây là một phần của thỏa thuận phân định biên giới trên biển năm 2019 gây nhiều tranh cãi giữa Ankara và chính phủ Libya trước đây. Ai Cập, Hy Lạp và Cyprus đã chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận, khẳng định rằng thỏa thuận không tôn trọng các quyền hợp pháp của ba nước này ở Địa Trung Hải.

Hiện chính phủ Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực đàm phán để bình thường hóa quan hệ, vốn trở nên rạn nứt sau khi cuộc cách mạng năm 2013 lật đổ cựu lãnh đạo của tổ chức Anh em Hồi giáo Mohamed Morsi và chấm dứt nhiệm kỳ của chính trị gia này sau một năm làm Tổng thống Ai Cập.

Tuy nhiên, tiến trình này đang gặp nhiều rào cản khi khi cả Cairo và Ankara có lập trường và tầm nhìn trái ngược nhau trên các diễn đàn khu vực, đặc biệt là về cuộc xung đột ở Libya.

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết tâm làm trung gian hoà giải Nga-Ukraine trong ‘giai đoạn khó khăn’

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết tâm làm trung gian hoà giải Nga-Ukraine trong ‘giai đoạn khó khăn’

Ngày 3/10, ông Ibrahim Kalin, người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định nước này sẽ tiếp tục góp phần vào ...

Thổ Nhĩ Kỳ phản đối hành động của Nga, kêu gọi một thỏa thuận hòa bình qua đàm phán

Thổ Nhĩ Kỳ phản đối hành động của Nga, kêu gọi một thỏa thuận hòa bình qua đàm phán

Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định chỉ ủng hộ giải quyết xung đột Nga-Ukraine bằng biện pháp hòa bình.

Thổ Nhĩ Kỳ: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga có thể là lựa chọn thay thế F-16 của Mỹ

Thổ Nhĩ Kỳ: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga có thể là lựa chọn thay thế F-16 của Mỹ

Khi được hỏi về trường hợp không đạt được thỏa thuận mua F-16 của Mỹ, người đứng đầu cơ quan công nghiệp quốc phòng Thổ ...

Israel-Thổ Nhĩ Kỳ tiến gần mức hoàn toàn khôi phục quan hệ ngoại giao

Israel-Thổ Nhĩ Kỳ tiến gần mức hoàn toàn khôi phục quan hệ ngoại giao

Ngày 19/9, Bộ Ngoại giao Israel đã bổ nhiệm bà Irit Lillian làm Đại sứ của nước này tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Libya kêu gọi kích hoạt các thỏa thuận hợp tác kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ

Libya kêu gọi kích hoạt các thỏa thuận hợp tác kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề kinh tế của Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya ...

(theo Reuters)