Tin thế giới 7/12: Nga ‘chốt’ ngày bầu cử, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tới Washington

Minh Vương
Nga-Saudi Arabia ra tuyên bố chung, tín hiệu nối lại đàm phán Israel-Hamas, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Hy Lạp …là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(12.07) Tổng thống Nga Vladimir Putin và Hoàng Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman ngày 7/12. (Nguồn: AFP)
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Hoàng Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman ngày 7/12. (Nguồn: AFP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nga đánh giá cao khả năng chiến thắng trước Ukraine: Ngày 7/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định phương Tây mong muốn hoạt động quân sự của xứ bạch dương ở Ukraine cần phải chấm dứt, “song họ muốn chấm dứt chiến dịch này với sự thất bại của Nga”. Quan chức này lập luận: “Song diễn biến trên thực địa chỉ rõ mong muốn đó là không thể và, nói một cách đúng hơn, kịch bản ngược lại là không thể tránh khỏi…Một mặt, họ sẽ muốn xung đột chấm dứt, nhưng mặt khác, họ kéo dài nó bằng cách ném tiền vào một lò lửa”.

Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ nền hòa bình lâu dài với Ukraine chỉ trở thành hiện thực nếu phương Tây ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine và nếu Kiev chấp nhận “những thực tế lãnh thổ mới”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moscow để ngỏ khả năng đàm phán, đồng thời tuyên bố: “Vào thời điểm hiện nay, chúng tôi không nhận thấy thiện chí chính trị với cả nền hòa bình tại Kiev lẫn ở phương Tây”. (AFP/TASS)

Tin liên quan
Lầu Năm Góc đón Lầu Năm Góc đón 'khách quý' từ Đông Âu

* Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thăm Lầu Năm Góc: Ngày 6/12, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov đã gặp người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin tại Lầu Năm Góc. Tại cuộc gặp, ông Austin chia sẻ: “Chúng tôi sẽ thảo luận về các mục tiêu chiến lược của Ukraine năm tới và tầm nhìn dài hạn cho lực lượng tương lai”.

Ông cũng thông báo về gói viện trợ bổ sung cho Kiev, trong đó có đạn pháo phòng không. Ông Umerov cảm ơn người đồng cấp về sự hỗ trợ của Mỹ.

Trong một tin liên quan, ngày 7/12, Reuters dẫn một số tài liệu cho biết Bộ Quốc phòng Ukraine đã yêu cầu Mỹ cung cấp Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet, các máy bay trực thăng Apache và Black Hawk. “Tại họp kín, quan chức Bộ Quốc phòng Ukraine đã trình bày danh sách vũ khí cần thiết để đáp ứng nhu cầu của Ukraine”. Danh sách này bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet, trực thăng Apache và Black Hawk, máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules và C-17 Globemaster.

Rạng sáng cùng ngày, Thượng viện Mỹ đã không thông qua dự luật phân bổ viện trợ hàng tỷ USD cho Ukraine, Israel và Đài Loan (Trung Quốc). Ngay cả lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng không giúp văn kiện này được chấp nhận.

Trước đó, Nga đã gửi công hàm tới các nước Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngoại trưởng nước này Sergei Lavrov lưu ý rằng bất kỳ hàng hóa nào chứa vũ khí cho Ukraine sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga. (AFP/Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Israel và Ukraine chuẩn bị nhận gói viện trợ mới từ Mỹ

Nga-Trung

* Kim ngạch thương mại Nga-Trung đạt kỷ lục: Ngày 7/12, dữ liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt kỷ lục là 218,17 tỷ USD, vượt chỉ tiêu chính thức trước thời hạn. Cụ thể, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga đã tăng 50,2% trong 11 tháng đầu năm, đạt 100,33 tỷ USD. Ngược lại, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ Nga sang Trung Quốc tăng 11,8%, lên 117,84 tỷ USD.

Trong khi đó, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ giai đoạn này giảm 12,2% xuống còn 607,01 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nước này vẫn là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc sau Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu. Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho hay xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong giai đoạn từ tháng 1 - 11/2023 giảm 13,8% so với cùng kỳ xuống còn 457,756 tỷ USD trong khi xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc giảm 7% xuống còn 149,258 tỷ USD. (Sputnik/TASS)

TIN LIÊN QUAN
Thương mại Nga-Trung cao kỷ lục; Moscow đang định hướng lại thị trường, thích nghi với trừng phạt

Mỹ-Nga

* Nga chỉ trích phát biểu của Tổng thống Mỹ về nguy cơ đối đầu: Ngày 6/12, Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov nêu rõ: “Trong nỗ lực đổ thêm dầu vào ngọn lửa xung đột Ukraine ‘bằng ủy nhiệm’, cuối cùng họ đã mất liên lạc với thực tế”. Theo nhà ngoại giao Nga, lời lẽ như vậy là không thể chấp nhận được.

Trước đó một ngày, phát biểu trước Quốc hội về việc phân bổ gói viện trợ mới cho Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng người đồng cấp Nga Vladimir Putin “sẽ không dừng lại” nếu chiến thắng trước Ukraine và “sẽ tấn công các nước NATO”. Trong trường hợp này, ông lưu ý, Mỹ sẽ phải can thiệp, và khi đó “Mỹ sẽ chiến đấu với Nga” và xứ cờ hoa không mong muốn kịch bản này. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Giá trần dầu 'giơ cao đánh khẽ', tiền lại chảy ngược vào túi Nga? Mỹ có thực sự muốn 'làm căng'?

Israel-Hamas

* Báo Mỹ: Israel chưa đạt được mục tiêu ở dải Gaza: Ngày 6/12, Washington Post (Mỹ) phân tích rằng Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã mở rộng chiến dịch xuống phía Nam Dải Gaza để phối hợp với hoạt động ở miền Bắc và khu trung tâm. Tuy nhiên, đến nay, Nhà nước Do Thái vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra là tiêu diệt hoàn toàn Hamas ở Gaza và truy bắt thành viên lãnh đạo của lực lượng này.

Theo ước tính của Israel, thành quả rõ nét nhất trong đợt tấn công vừa qua là triển khai nhiều đợt không kích và kiểm soát cơ bản 2/3 khu vực quan trọng của thành phố Gaza, bao gồm khu vực thành trì Shejaiya kiên cố, tiêu diệt 5.000/27.000-40.000 tay súng của Hamas. Về phía Palestine, đến nay, hơn 16.000 dân thường đã thiệt mạng, trong đó có hơn 5.000 trẻ em, trong những cuộc oanh kích từ phía Israel cũng như các cuộc đụng độ ác liệt giữa binh sĩ hai bên. (Washington Post)

* Tín hiệu tích cực về khả năng nối lại ngừng bắn giữa Hamas-Israel: Ngày 7/12, một số nguồn tin khu vực cho biết hiện có dấu hiệu cho thấy Nhà nước Do Thái muốn tiếp tục trao đổi con tin mới để ngừng bắn và trao trả tù nhân Palestine.

Cụ thể, gần đây các quan chức Israel đã liên hệ với bên trung gian là Ai Cập để kiểm tra tính khả thi của đề xuất, trong đó Nhà nước Do Thái yêu cầu Hamas trao trả con tin là nữ quân nhân, người lớn tuổi và người bị thương. Đổi lại, chính quyền Israel cũng ngụ ý sẽ thả số tù nhân ốm yếu, lớn tuổi, thậm chí những người bị kết án vì gây thương tích hay giết hại người Do Thái.

Tờ Ynet (Israel) cũng cho hay, người đứng đầu Văn phòng Chính trị của Hamas đã xác nhận phong trào này “có ý định nối lại đàm phán về trao đổi toàn bộ tù nhân Palestine và đạt được thỏa thuận toàn diện về ngừng bắn ở dải Gaza”. (Ynet)

* Mỹ, Israel thảo luận về hoạt động quân sự ở Gaza: Ngày 6/12, trả lời phỏng vấn qua điện thoại, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan chỉ rõ: “Chúng tôi đã nói chuyện về thời gian biểu. Tôi không muốn chia sẻ nội dung này bởi vì Israel đã gửi điện báo chính xác về địa điểm triển khai chiến dịch trên bộ của họ và tôi không muốn trở thành người gửi điện báo thời gian biểu. Tôi chỉ khẳng định chúng tôi đã trao đổi với họ những gì họ đang suy nghĩ về thời gian triển khai chiến dịch và làm thế nào để hành động này trở thành chiến lược dài hơi hơn nhằm giải quyết vấn đề vượt ra ngoài các biện pháp quân sự”. (Reuters)

* Ai Cập trước áp lực từ người tị nạn dải Gaza: Ngày 6/12, tờ Al-Araby Al-Jadeed (Qatar) đưa tin Ai Cập đã quan ngại về việc người Palestine ở dải Gaza tập trung tại biên giới nước này, sau báo cáo gần đây cho rằng Mỹ và Israel đang cân nhắc khả năng tái định cư người tị nạn trong lãnh thổ quốc gia Bắc Phi.

Tuy nhiên, theo kênh Al Qahera News (Ai Cập), Cairo đã bác bỏ mọi nỗ lực nhằm tái định cư người Palestine di tản nào trong lãnh thổ đất nước Bắc Phi. Ai Cập coi đây là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, bày tỏ lo ngại về việc Israel tiếp tục hoạt động quân sự ở miền Nam Gaza và gây thương vong cho dân thường.

Những tuần gần đây, giới chức Ai Cập tuyên bố mục tiêu của Israel là đưa người Palestine từ Gaza vào Sinai, song Cairo khẳng định sẽ không cho phép hành động này xảy ra. Hồi tháng 10, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi tuyên bố “việc loại bỏ vấn đề Palestine mà không có giải pháp công bằng là điều không thể được phép xảy ra” và hành động này không được phép gây tổn hại cho Cairo.

Ai Cập cũng tuyên bố việc cho phép người Palestine vào Sinai sẽ gây ra mối đe dọa an ninh cho Israel. Trong trường hợp đó, Nhà nước Do Thái sẽ phải đối phó với mặt trận khác bên cạnh mối đe dọa hiện nay. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Phép thử gắn kết GCC

Châu Âu

* Nga ấn định thời điểm bầu cử tổng thống: Ngày 7/12, với 162 phiếu. Hội đồng Liên bang (Thượng viện) đã bỏ phiếu ấn định ngày bầu cử tổng thống Nga ngày 17/3/2024. Chủ tịch Thượng viện Nga, bà Valentina Matviyenko nói: “Với quyết định này, chúng tôi đang khởi động chiến dịch bầu cử một cách hiệu quả”.

Theo bà, lần đầu tiên cư dân khu vực Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson của Ukraine mà Nga đã sát nhập sẽ tham gia bỏ phiếu. Bà nhấn mạnh: “Với việc cùng nhau lựa chọn một nguyên thủ quốc gia, chúng ta hoàn toàn chia sẻ trách nhiệm chung và vận mệnh chung của tổ quốc". Hiện ông Putin vẫn chưa chính thức công bố ý định tranh cử nhiệm kỳ tổng thống mới kéo dài 6 năm. (Reuters)

* Hungary nêu điều kiện cho cuộc gặp giữa lãnh đạo nước này và Ukraine: Ngày 7/12, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjártó nói: “(Cuộc gặp giữa Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky và Thủ tướng Hungary Viktor Orban) sẽ chỉ có ý nghĩa nếu có khả năng đạt kết quả tích cực". Theo ông, mọi thứ cần phải được “chuẩn bị nghiêm túc” và “thảo luận sơ bộ” trước cuộc gặp nếu được tổ chức.

Trước đó, tối 6/12, Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Ermak thông báo đã điện đàm với Ngoại trưởng Hungary. Trong đó, hai bên đã thảo luận về khả năng tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Zelensky và Thủ tướng Orban. Hai bên cũng đề cập hội nghị thượng đỉnh sắp tới của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 14-15/12 với khả năng khởi động đàm phán kết nạp Ukraine.

Trước đó, Thủ tướng Hungary Orban đã tuyên bố phản đối khởi động các cuộc đàm phán kết nạp Ukraine vào EU. Budapest cũng đang chặn việc phân bổ gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro của EU cho Ukraine. Hungary cáo buộc Ukraine không đảm bảo quyền lợi của người dân tộc thiểu số Hungary ở miền Tây Ukraine, đồng thời nhấn mạnh việc giải quyết xung đột với Nga bằng vũ lực là vô ích. (TTXVN)

* Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp nỗ lực cải thiện quan hệ song phương: Ngày 7/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thăm Hy Lạp lần đầu tiên trong 6 năm qua và gặp người đồng cấp nước chủ nhà Katerina Sakellaropoulou.

Phát biểu tại cuộc gặp, Tổng thống Hy Lạp cho rằng mối quan hệ được cải thiện giữa hai nước sẽ góp phần vào sự ổn định của khu vực. Ông Sakellaropoulou nói: “Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cần cùng nhau tăng cường hợp tác, thúc đẩy luật pháp quốc tế và trên hết là sự thịnh vượng của khu vực rộng lớn hơn”. Bà hy vọng cuộc họp của Hội đồng hợp tác cấp cao Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ lần thứ 5 sẽ hiệu quả.

Về phần mình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhấn mạnh chuyến thăm sẽ góp phần cải thiện quan hệ song phương. Ông cho rằng việc tăng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD là một trong những mục tiêu của hai nước.

Sau cuộc gặp Tổng thống Hy Lạp, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp Thủ tướng nước chủ nhà Mitsotakis. Hai bên dự kiến ra tuyên bố chung và thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, nông nghiệp, di cư và du lịch. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Thêm động thái 'sưởi ấm' quan hệ Ai Cập - Thổ Nhĩ Kỳ

Trung Đông-châu Phi

* Iran bắt giữ 2 tàu chở dầu trên vịnh Ba Tư: Ngày 6/12, ông Ali Ozmaee, chỉ huy Vùng 5 Hải quân Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), cho biết nước này đã bắt giữ 2 con tàu ở phía Nam đảo Abu Musa, nằm giữa Iran và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Hòn đảo này hiện do Tehran quản lý nhưng vương quốc Sharjah thuộc UAE có tuyên bố chủ quyền.

Một con tàu mang theo 2,28 triệu lít nhiên liệu, cùng thủy thủ đoàn là 13 công dân nước ngoài. Chiếc còn lại chở 2,3 triệu lít nhiên liệu với thủy thủ đoàn 21 công dân nước ngoài. (Tasnim)

* Nga coi trọng quan hệ hữu nghị với Saudi Arabia: Ngày 6/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt chân đến Saudi Arabia sau khi ghé thăm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Theo truyền thông khu vực, Tổng thống Nga đã được Hoàng thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman chào đón trước khi hai bên hội đàm ngắn trên truyền hình. Ông Vladimir Putin khẳng định “không gì có thể ngăn cản sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị” giữa hai nước, đồng thời gửi lời mời Hoàng gia Saudi Arabia tới thăm Moscow. Tổng thống Nga nhấn mạnh Moscowvà Riyadh cần “trao đổi thông tin” và “đánh giá những gì đang xảy ra trong khu vực”.

Về phần mình, Hoàng Thái tử Mohammed đánh giá hợp tác song phương giữa Saudi Arabia và Nga đã “giúp giải quyết nhiều vấn đề căng thẳng ở Trung Đông và góp phần tăng cường an ninh”, bày tỏ hai bên sẽ duy trì phối hợp trong tương lai.

Trong tuyên bố chung ngày 7/12, lãnh đạo Nga và Saudi Arabia đánh giá cao nỗ lực thành công của các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) nhằm tăng cường sự ổn định của thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Ông Putin cũng hoan nghênh việc nối lại quan hệ ngoại giao giữa Saudi Arabia và Iran, bởi động thái này sẽ giúp tăng cường an ninh khu vực. Theo tuyên bố chung, Nga và Saudi Arabia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Iran cam kết duy trì bản chất hòa bình của chương trình hạt nhân của nước này. Nga và Saudi Arabia lo ngại về thảm họa nhân đạo ở Dải Gaza, kêu gọi các bên chấm dứt hành động quân sự tại các vùng lãnh thổ của Palestine, bảo vệ dân thường đúng theo luật pháp quốc tế và luật nhân đạo quốc tế. Tuyên bố chung còn đề cập tới hai nước ủng hộ các nỗ lực chấm dứt khủng hoảng ở Yemen bằng các biện pháp chính trị. Nga còn “cảm kích” vì Saudi Arabia vì nỗ lực nhân đạo và chính trị của nước này với tình hình tại Ukraine. (TTXVN)

* Mỹ vẫn muốn Israel-Saudi Arabia bình thường hóa quan hệ: Ngày 7/12, phát biểu bên lề một sự kiện về năng lượng ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Đặc phái viên về năng lượng của Mỹ Amos Hochstein nhấn mạnh Mỹ vẫn kỳ vọng về sự bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia-Israel và vẫn coi đây là một mục tiêu của Washington bất chấp xung đột tiếp diễn ở Dải Gaza. Mỹ cũng cam kết tiếp tục hội nhập khu vực. (Reuters)

Xung đột Israel - Hamas: 6 chuyến bay nhân đạo mới; Tổng thư ký LHQ lần đầu tiên viện dẫn điều 99 của Hiến chương

Xung đột Israel - Hamas: 6 chuyến bay nhân đạo mới; Tổng thư ký LHQ lần đầu tiên viện dẫn điều 99 của Hiến chương

Liên minh châu Âu (EU) lập cầu hàng không nhân đạo mới tới Gaza; Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres yêu cầu ...

Xung đột Israel - Hamas: Tel Aviv tìm kiếm thỏa thuận ngừng bắn mới; Ai Cập bị gây áp lực buộc phải làm điều này

Xung đột Israel - Hamas: Tel Aviv tìm kiếm thỏa thuận ngừng bắn mới; Ai Cập bị gây áp lực buộc phải làm điều này

Israel ra dấu về thỏa thuận ngừng bắn mới. Ai Cập cũng bị Tel Aviv gây áp lực buộc phải chấp nhận người tị nạn ...

Xung đột Nga - Ukraine: Kiev tấn công các kho dầu ở Luhansk, đẩy nhanh tốc độ sản xuất vũ khí, chuyển sang phòng thủ ở một số khu vực

Xung đột Nga - Ukraine: Kiev tấn công các kho dầu ở Luhansk, đẩy nhanh tốc độ sản xuất vũ khí, chuyển sang phòng thủ ở một số khu vực

Theo hãng tin Reuters (Anh), ngày 4/12, quân đội Ukraine cho biết đã tấn công các kho dầu ở thành phố Luhansk do Nga kiểm ...

Tình hình Ukraine: Nguồn tài trợ eo hẹp, Kiev bán tài sản nhà nước, đẩy mạnh tư nhân hóa quy mô lớn - 'món hời'?

Tình hình Ukraine: Nguồn tài trợ eo hẹp, Kiev bán tài sản nhà nước, đẩy mạnh tư nhân hóa quy mô lớn - 'món hời'?

Một vị Bộ trưởng của Ukraine từng kêu gọi các nhà đầu tư: “Hãy dũng cảm - và bạn có thể kiếm được gấp 20 ...

Quan hệ EU-Trung Quốc : ‘Giảm rủi ro’, không ‘giảm hợp tác’

Quan hệ EU-Trung Quốc : ‘Giảm rủi ro’, không ‘giảm hợp tác’

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU)-Trung Quốc diễn ra ngày 7-8/12 tại Bắc Kinh là cơ hội để hai bên định hình ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

XSMN 27/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4/2024. xổ số ngày 27 tháng 4

XSMN 27/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4/2024. xổ số ngày 27 tháng 4

XSMN 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 27/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 27 tháng 4. XSMN thứ 7. xổ số hôm ...
Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Theo Yonhap, nền kinh tế Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, tín hiệu tích cực cho sự phục hồi sau giai đoạn tăng trưởng ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 28/4/2024: Sư Tử đừng ghen thái quá

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 28/4/2024: Sư Tử đừng ghen thái quá

Tử vi hôm nay 28/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 27/4 - SXMN 27/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 27/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 27/4 - SXMN 27/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 27/4

XSMN 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 27/4/2023. kết quả xổ số ngày 27 tháng 4. xổ số hôm nay 27/4. SXMN 27/4. XSMN ...
Phần Lan-Thụy Điển: Nối dài ‘lá chắn’

Phần Lan-Thụy Điển: Nối dài ‘lá chắn’

Tổng thống A. Stubb chia sẻ việc gia nhập NATO đã biến Phần Lan trở thành 'quốc gia tiền tuyến' vì nước này làm tăng gấp đôi biên giới của ...
Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Đông Phi đang phải đối mặt với một trong những thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 200 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn ...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động