Lịch sử Biển Đông và tranh luận giữa các học giả quốc tế

ThS. Đỗ Hoàng & Lê Long
Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao
Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong mọi tranh chấp lãnh thổ, bao gồm cả vấn đề Biển Đông. Do đó, việc tranh luận thẳng thắn và thông tin rộng rãi về giá trị của các bằng chứng và văn kiện lịch sử dù trong thời đại nào cũng là cần thiết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lịch sử Biển Đông và tranh luận giữa các học giả quốc tế
Các diễn giả trong Phiên 4 Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13. (Nguồn: NVCC)

Trong số 8 phiên tại Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 vừa diễn ra, phiên 4 với tên gọi “Hãy công bằng với sự thật lịch sử” là một trong những nội dung được quan tâm nhất.

Hội thảo với chủ đề “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”, thu hút gần 600 đại biểu trực tiếp và trực tuyến, đã có nhiều phiên thảo luận sôi nổi về nhiều vấn đề xoay quanh Biển Đông.

Cần thiết phải xem xét lịch sử

Tại sự kiện, phiên 4 thảo luận về lịch sử Biển Đông quy tụ nhiều diễn giả nổi tiếng, bao gồm TS. Erik Solheim, nguyên Giám đốc Điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, nguyên Bộ trưởng Môi trường và Phát triển Na Uy (với vai trò chủ trì), GS. Monique Chemillier-Gendreau (Đại học Paris Diderot, Pháp), TS. Vũ Hải Đăng (Trung tâm Luật pháp quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore), nhà nghiên cứu độc lập Carl Zha (Trung Quốc) và cựu nhà báo Bill Hayton (Viện Chatham House, Anh).

Các diễn giả đã tập trung vào diễn giải thông qua những nghiên cứu và bằng chứng lịch sử mới, những phân tích đa chiều về các văn bản quan trọng trong thời kỳ hậu Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh, bao gồm Hiệp ước San Francisco sau 70 năm ký kết và Hiệp ước Hòa bình Trung - Nhật năm 1952.

Nhà nghiên cứu Carl Zha nói, việc xem xét lịch sử yêu sách của Trung Quốc là cần thiết bởi Trung Quốc là nước tranh chấp lớn nhất tại Biển Đông.

Ông Zha cũng đưa ra các di vật, văn bản và bản đồ thời nhà Hán, nhà Tống và nhà Thanh… để chứng tỏ hiện diện của Trung Quốc tại đây, đồng thời cho rằng Trung Quốc là nước đầu tiên khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử hiện đại.

Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cũng nhắc tới nhiều ấn phẩm của phương Tây, bao gồm ghi chép của cựu Đại sứ Mỹ Chas Freeman và bản đồ thế giới năm 1967 của Liên Xô, cho thấy các bên không phản đối các hoạt động xác lập chủ quyền của Trung Quốc vào thế kỷ XIX.

2 lập luận phản bác yêu sách của Trung Quốc

Tuy nhiên, các diễn giả còn lại đã đưa ra lập luận phản bác quan điểm trên.

Thứ nhất, Trung Quốc không phải là nước đầu tiên tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

GS. Monique Chemillier-Gendreau cho biết, không có triều đại nào ở Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa trước năm 1909. Chính quyền Quốc dân Đảng chỉ chiếm giữ Hoàng Sa trong thời gian ngắn (1947-1950) và chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đến năm 1988 mới chiếm đóng Trường Sa.

Học giả Bill Hayton cũng đưa ra bằng chứng chứng tỏ triều đại nhà Thanh không tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Khi hai tàu SS Bellona của Đức và Himeji Maru của Nhật (do công ty của Anh bảo hiểm) gặp sự cố tại Hoàng Sa, quan chức thời nhà Thanh đã gửi đại diện lãnh sự Anh tại Trung Quốc hai bức thư, trong đó phủ nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hai tàu trên và gọi địa điểm xảy ra vụ việc bằng thuật ngữ “biển cả”.

Theo ông Hayton, hai bức thư cho thấy nhà Thanh đã phủ nhận chủ quyền với Hoàng Sa và thậm chí có thể không biết đến sự tồn tại của quần đảo này vào thời điểm đó.

TS. Vũ Hải Đăng cũng khẳng định thêm rằng, Việt Nam là quốc gia đầu tiên tuyên bố chủ quyền và là quốc gia duy nhất liên tục quản lý hoà bình Hoàng Sa và Trường Sa theo luật pháp quốc tế. Từ khoảng thế kỷ XV, triều đình nhà Nguyễn đã bắt đầu các hoạt động khai thác tại hai quần đảo.

Lịch sử Biển Đông và tranh luận giữa các diễn giả
GS. Monique Chemillier-Gendreau phát biểu trực tuyến tại Hội thảo, đưa ra lập luận phản bác yêu sách của Trung Quốc với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (Nguồn: DAV)

Thứ hai, các văn kiện quốc tế không khẳng định chủ quyền của Trung Quốc.

GS. Monique cho biết, Tuyên bố Hội nghị Cairo 1943 (dù có Tưởng Giới Thạch tham gia) không nhắc tới Hoàng Sa và Trường Sa trong số các lãnh thổ mà Nhật Bản phải trao trả cho Trung Quốc.

Với Hiệp ước San Francisco 1951, GS. Monique và TS. Vũ Hải Đăng đều khẳng định, hai văn bản không công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ mà Nhật Bản phải trao trả lại cho Trung Quốc; chỉ từ bỏ quyền kiểm soát của Nhật đối với hai quần đảo; đại diện Liên Xô tại San Francisco đã đề xuất thêm Hoàng Sa và Trường Sa vào cùng với Đài Loan và đảo Bành Hồ để trả lại cho Trung Quốc nhưng hội nghị không đồng ý.

Việc này chứng tỏ hội nghị không cho rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc và phải trả lại cho Trung Quốc.

Với Hiệp ước Trung - Nhật 1952, GS. Monique cho biết, Điều II Hiệp ước công nhận kết quả của Hiệp ước San Francisco rằng Nhật Bản từ bỏ chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Vì Hiệp ước San Francisco không khẳng định Nhật Bản phải trao hai quần đảo này cho Trung Quốc, Hiệp ước Trung – Nhật cũng không công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này.

TS. Vũ Hải Đăng cũng khẳng định thêm rằng, Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai chỉ nhằm tuyên bố Việt Nam ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc” trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, khi Hạm đội 7 của Mỹ tiến vào Eo biển Đài Loan.

Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong mọi tranh chấp lãnh thổ nhưng lại thường được diễn giải theo nhiều cách khác nhau để phục vụ các lợi ích khác nhau. Do đó, việc tranh luận thẳng thắn và thông tin rộng rãi về giá trị của các bằng chứng và văn kiện lịch sử dù trong thời đại nào cũng là cần thiết. Hy vọng, các kỳ hội thảo Biển Đông sắp tới sẽ tiếp tục truyền thống này.*


* Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13, những điểm nhấn, đồng thuận và khác biệt

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13, những điểm nhấn, đồng thuận và khác biệt

Vấn đề Biển Đông xuất hiện trong nhiều chương trình nghị sự của diễn đàn, hội nghị đa phương thế giới, khu vực. Một trong ...

Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13: Kết quả nổi bật cả về nội dung lẫn hình thức tổ chức

Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13: Kết quả nổi bật cả về nội dung lẫn hình thức tổ chức

Theo Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 ...

Bài viết cùng chủ đề

Đường biên hòa bình

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/1/2025: Tuổi Mùi tài chính ổn định

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/1/2025: Tuổi Mùi tài chính ổn định

Xem tử vi 20/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/1/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/1/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 20/1. Lịch âm hôm nay 20/1/2025? Âm lịch hôm nay 20/1. Lịch vạn niên 20/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 20/1/2025: Bảo Bình tiền bạc rủng rỉnh

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 20/1/2025: Bảo Bình tiền bạc rủng rỉnh

Tử vi hôm nay 20/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xuân Quê hương 2025: Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hỗ trợ nhau hiện thực hóa những giấc mơ

Xuân Quê hương 2025: Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hỗ trợ nhau hiện thực hóa những giấc mơ

Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Vũ Hồ nhấn mạnh điều đó trong phát biểu chúc mừng năm mới tại chương trình Xuân Quê hương 2025 ở thủ đô ...
Ông Donald Trump sẽ thăm Ấn Độ, Trung Quốc sau khi tuyên thệ nhậm chức?

Ông Donald Trump sẽ thăm Ấn Độ, Trung Quốc sau khi tuyên thệ nhậm chức?

Ấn Độ và Trung Quốc là hai cái tên được nhắc đến khi đề cập chuyến công du của ông Donald Trump trong những ngày đầu tiên trên cương vị ...
Chủ tịch nước Lương Cường gửi tình cảm nồng ấm, lời thăm hỏi ân tình đến kiều bào

Chủ tịch nước Lương Cường gửi tình cảm nồng ấm, lời thăm hỏi ân tình đến kiều bào

TG&VN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân Quê hương 2025.
Thế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng

Thế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng

Dự báo tình hình thế giới năm 2025 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trái chiều, đan xen giữa hy vọng và lo âu, quanh các tâm điểm...
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Những lời hứa của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong ngày đầu nhậm chức

Những lời hứa của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong ngày đầu nhậm chức

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 tới cùng với những lời hứa về các sắc lệnh hành pháp.
Truyền thông Ba Lan đưa tin đậm nét về 'chuyến thăm lịch sử' của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Ba Lan đưa tin đậm nét về 'chuyến thăm lịch sử' của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Ngày 16/1, truyền thông Ba Lan nêu bật những kết quả quan trọng của cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk.
Tạp chí Czech & Slovak LEADER: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech

Tạp chí Czech & Slovak LEADER: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech

Tạp chí Czech & Slovak LEADER trang trọng đăng bài viết về chuyến thăm Cộng hòa Czech của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên trang nhất ấn phẩm đặc biệt
Lý giải nguyên nhân khiến Israel gật đầu với thỏa thuận ngừng bắn: E ngại 'bùng kèo' và tâm lý không thể trì hoãn

Lý giải nguyên nhân khiến Israel gật đầu với thỏa thuận ngừng bắn: E ngại 'bùng kèo' và tâm lý không thể trì hoãn

Lời hứa đưa con tin trở về nhà của Israel buộc nước này phải hành động trước khi quá muộn.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm đà về cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình

Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm đà về cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình

Nhiều nội dung trao đổi giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình với Tổng Bí thư Tô Lâm trong điện đàm được truyền thông Trung Quốc đưa tin
Thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza: Nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, công lớn thuộc về ai?

Thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza: Nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, công lớn thuộc về ai?

Thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza vừa đạt được mang đến hy vọng tươi sáng hơn cho không chỉ xung đột Israel-Hamas mà cả Trung Đông.
Phiên bản di động